09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương

Nguồn: Support is pledged to civilian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, dưới áp lực của các quan chức Mỹ, Tướng Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh thuộc Hội đồng Quân lực mới thành lập – những người tham gia vào cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 19/12/1964 – đã đồng ý ủng hộ chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương.

Cuộc đảo chính diễn ra khi Khánh và một nhóm các tướng lĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đại tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng Lục Quân Nguyễn Văn Thiệu, đã bắt hơn ba mươi viên chức cao cấp và quan chức dân sự, giành quyền kiểm soát chính phủ. Cuộc đảo chính là một phần trong tình trạng bất ổn chính trị liên tục diễn ra sau cuộc đảo chính tháng 11/1963 vốn dẫn đến việc ám sát Ngô Đình Diệm. Giai đoạn sau khi lật đổ Diệm được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ “cửa xoay”. Continue reading “09/01/1965: Nguyễn Khánh cam kết hỗ trợ chính phủ Trần Văn Hương”

08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên

Nguồn: President George Washington delivers first State of the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1790, Tổng thống George Washington đã trình bày Thông điệp Liên bang đầu tiên trước các đại biểu Quốc Hội tại thành phố New York.

Washington bắt đầu bằng lời chúc người dân về triển vọng thuận lợi đối với các vấn đề công của đất nước, đáng chú ý nhất trong số đó là quyết định gần đây của tiểu bang North Carolina về việc gia nhập liên bang. North Carolina đã bác bỏ Hiến pháp vào tháng 07/1788 bởi vì nó thiếu Tuyên ngôn Nhân Quyền. Theo các điều khoản của Hiến pháp, chính phủ mới sẽ chỉ có quyền sau khi 11 trong số 13 tiểu bang chấp nhận văn kiện. Continue reading “08/01/1790: Washington đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên”

07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: Bolshevik envoy approaches German ambassador in Turkey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, khi các nhóm Bolshevik đang cố gắng kích động cách mạng trong tầng lớp nông dân , Alexander Helphand, một doanh nhân giàu có theo phe Bolshevik và đang làm điệp viên cho Đức, đã tiếp cận đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Constantinople để cho ông biết những lợi ích gần gũi giữa Đức và Bolshevik.

Helphand khẳng định lợi ích của chính phủ Đức giống hệt với lợi ích của các nhà cách mạng Nga. Những người Bolshevik đã sốt sắng tìm cách tiêu diệt chế độ Sa hoàng và chia nhỏ đất nước thành các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Continue reading “07/01/1915: Bolshevik tiếp cận Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ”

06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống

Nguồn: Congress certifies Bush winner of 2000 elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, sau đợt cạnh tranh bầu cử căng thẳng, Phó Tổng thống Al Gore đã chủ trì phiên họp chung của Quốc Hội theo đó chứng nhận George W. Bush là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000. Trong một trong những cuộc bầu cử Tổng thống cạnh tranh sít sao nhất trong lịch sử Mỹ, George W. Bush cuối cùng đã tuyên bố thắng cử, hơn năm tuần sau khi vòng bỏ phiếu kết thúc, do tranh chấp về số phiếu bầu tại bang Florida. Continue reading “06/01/2001: Quốc hội xác nhận Bush đắc cử tổng thống”

05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan

Nguồn: Soviets recognize pro-Soviet Polish Provisional Government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, ngay trước một cuộc tấn công lớn vào Ba Lan, Liên Xô quyết định công nhận Ủy ban Lublin thân Liên Xô là Chính phủ lâm thời của Ba Lan, thay cho chính phủ lưu vong tạm thời đang ở London.

Ngày 01/09/1939, quân Đức đã xâm chiếm Ba Lan. Mười sáu ngày sau, Liên Xô cũng tiến vào Ba Lan từ phía đông. Trong giai đoạn hỗn loạn này, Tướng Wladyslaw Sikorski trở thành lãnh đạo của một chính phủ Ba Lan lưu vong ở London. Ông đã gầy dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với quân Đồng Minh cho đến tháng 04/1943, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Liên Xô sau khi Sikorski yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ điều tra vụ giết hại các sĩ quan Ba Lan tại khu rừng Katyn ở miền đông Ba Lan vào năm 1942. Continue reading “05/01/1945: Liên Xô công nhận Chính phủ lâm thời Ba Lan”

04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản

Nguồn: The God That Failed published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, cuốn sách The God That Failed, một tuyển tập tiểu luận của sáu nhà văn và trí thức, những người hoặc tham gia hoặc có cảm tình với cộng sản trước khi từ bỏ ý thức hệ này, đã được Harpers cho xuất bản.

Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao chủ nghĩa cộng sản ban đầu lại rất có sức hút, nhưng sau lại gây thất vọng, cho rất nhiều người ủng hộ ở Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là trong những năm 1920 và 1930. Các bài tiểu luận cũng cho thấy nhiều cá nhân với lương tâm và ý định tốt đẹp đã hy vọng hết mực rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại trật tự, công lý và hòa bình cho một thế giới mà họ lo là đang nằm trên bờ vực thảm họa. Continue reading “04/01/1950: Cuốn ‘The God That Failed’ được xuất bản”

03/01/1521: Martin Luther bị rút phép thông công

Nguồn: Martin Luther excommunicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1521, Đức Thánh Cha Leo X đã ra Sắc lệnh Giáo Hoàng Decet Romanum Pontificem, theo đó rút phép thông công của Martin Luther, khai trừ ông khỏi Giáo hội Công giáo.

Martin Luther, người thúc đẩy chủ nghĩa Tin Lành Kháng cách, đang là giáo sư chuyên về giải thích Kinh Thánh tại Đại học Wittenberg (Đức) vào thời điểm ông đưa ra 95 Luận Đề lên án Giáo hội Công giáo vì hành động tham nhũng khi bán “giấy xá tội” nhằm tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Ông tiếp tục công cuộc cách mạng của mình với các tác phẩm thần học gây tranh cãi và mang tính đột phá, và những lời lẽ mạnh mẽ của ông đã khơi dậy cảm hứng cho nhiều nhà cải cách tôn giáo trên khắp châu Âu. Continue reading “03/01/1521: Martin Luther bị rút phép thông công”

02/01/1905: Hạm đội Nga đầu hàng tại Cảng Arthur

Nguồn: Russian fleet surrenders at Port Arthur, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga – Nhật, Cảng Arthur (Lữ Thuận), căn cứ hải quân Nga ở Trung Quốc, đã rơi vào tay lực lượng hải quân Nhật dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Heihachiro Togo. Đây là thất bại đầu tiên trong một loạt những thất bại mà cho đến tháng 6 đã khiến cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc trở thành không thể cứu vãn đối với người Nga.

Tháng 02/1904, sau khi Nga bác bỏ kế hoạch chia cắt Mãn Châu và Triều Tiên thành các khu vực ảnh hưởng, Nhật Bản đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ vào Cảng Arthur, làm suy yếu hạm đội của Nga. Trong cuộc chiến tiếp sau đó, người Nhật đã giành được một loạt các chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối phương vốn không phải là người phương Tây. Continue reading “02/01/1905: Hạm đội Nga đầu hàng tại Cảng Arthur”

Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva

Nguồn: Francis Beckett, “How Moskva Lost Its Luster as the School of Revolution”, The New York Times, 20/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương. Đó là bốn thập niên trước khi phép thuật biến mất, và thế giới vẫn đang chờ đợi điều sẽ thay thế nó.

Thật dễ dàng để xác định nguyên do hấp dẫn ban đầu. Năm 1917, hàng loạt người lính đã chết như ngả rạ trên những chiến trường đẫm máu ở Pháp và Bỉ. Nhiều người trong số họ là công nhân đang làm việc đã phải chấp nhận hy sinh cho những đất nước nơi họ không có quyền bỏ phiếu. Những người này ra đi để lại gia đình trong cảnh khốn cùng, trong khi những kẻ giàu vẫn tiếp tục giàu hơn. Continue reading “Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva”

01/01/1863: Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực

Nguồn: Emancipation Proclamation goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời kỳ Nội chiến Mỹ, Abraham Lincoln đã ban hành Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, kêu gọi quân đội Liên bang miền Bắc giải phóng tất cả nô lệ ở các bang vẫn đang diễn ra nổi dậy như là “một hành động của công lý, được bảo vệ bởi Hiến pháp, bởi sự cần thiết về mặt quân sự.” Ba triệu nô lệ đã được tuyên bố rằng “từ nay trở về sau, và cho tới mãi mãi, sẽ luôn tự do.” Bản tuyên ngôn đã miễn trừ cho các “bang biên giới” (border state) theo chế độ nô lệ, vốn vẫn thuộc Liên bang khi nội chiến bùng nổ, cũng như toàn bộ hoặc một phần của ba bang thuộc Hợp bang miền Nam do quân đội Liên bang kiểm soát. Continue reading “01/01/1863: Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ có hiệu lực”

31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama

Nguồn: Panama Canal turned over to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, theo các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos-Carter, Mỹ đã chính thức trao quyền kiểm soát Kênh đào Panama lại cho Panama. Đám đông những người Panama đã tổ chức kỷ niệm việc chuyển giao con kênh 50 dặm này. Con kênh nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và chính thức mở cửa khi tàu SS Arcon đi qua vào ngày 15/08/1914. Kể từ đó, có hơn 922.000 con tàu đã sử dụng kênh này.

Mong muốn tìm kiếm một lối tắt từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương đã bắt nguồn từ thời các nhà thám hiểm ở Trung Mỹ vào đầu những năm 1500. Năm 1523, Hoàng đế La mã Charles V đã cho tiến hành một cuộc khảo sát về Vành đai Panama và một số kế hoạch xây dựng một con kênh đã được thảo luận, nhưng nó chưa bao giờ được thực hiện. Continue reading “31/12/1999: Mỹ chuyển giao lại Kênh đào Panama”

30/12/1916: Rasputin bị ám sát

Nguồn: Rasputin is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khoảng nửa đêm rạng sáng ngày 29-30 tháng 12, Grigory Efimovich Rasputin, một người đàn ông tự xưng là thánh, đã bị các quý tộc người Nga giết chết nhằm chấm dứt ảnh hưởng của ông ta đối với gia đình hoàng gia.

Rasputin, một muzhik, hay nông dân, sinh ra ở Siberia, đã trải qua một cuộc cải đạo khi còn là thiếu niên và tuyên bố mình là một “người chữa lành” với khả năng tiên đoán tương lai. Ông đã giành được sự tín nhiệm của Sa hoàng Nicholas II và Nữ hoàng Alexandra sau khi giúp cầm máu cho cậu con trai mắc chứng rối loạn đông máu của họ, Alexei, vào năm 1908. Continue reading “30/12/1916: Rasputin bị ám sát”

29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông

Nguồn: United States prepares new strategic plan for Middle East, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, chỉ vài ngày trước khi thông báo chính thức được ban hành bởi chính quyền Eisenhower, tờ New York Times đã tiết lộ thông tin rằng nước Mỹ đang chuẩn bị một tuyên bố chính sách quan trọng về Trung Đông. Sau những căng thẳng gia tăng trong khu vực do cuộc xâm lăng Ai Cập của liên quân Pháp-Anh-Israel vào tháng 11, lời tuyên bố đã được chào đón một cách thận trọng ở cả trong và ngoài nước.

Theo tờ báo, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã xuất hiện trước Quốc Hội và yêu cầu hai điều. Điều thứ nhất là Quốc Hội sẽ ủng hộ một tuyên bố của chính quyền Eisenhower rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Liên Xô ở Trung Đông. Kể từ khi xảy ra các cuộc xung đột giữa Ai Cập và liên minh Pháp, Anh và Israel vào tháng 11, Liên Xô đã đe doạ việc sử dụng quân đội để hỗ trợ cho Ai Cập. Continue reading “29/12/1956: Mỹ chuẩn bị chiến lược mới về Trung Đông”

28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp

Nguồn: An American hero is arrested in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Thomas Paine đã bị bắt tại Pháp vì tội phản bội. Mặc dù các cáo buộc chống lại ông hoàn toàn không rõ ràng, nhưng ông đã bị tuyên án vắng mặt vào ngày 26/12 và bị kết án. Trước khi chuyển sang Pháp, Paine là một nhân vật quan trọng trong cuộc Cách mạng Mỹ, với cương vị là tác giả của Common Sense, tập hợp các bài viết được George Washington sử dụng nhằm truyền cảm hứng cho quân đội Mỹ. Paine chuyển đến Paris để tham gia vào cuộc Cách mạng Pháp, nhưng môi trường chính trị hỗn loạn đã chống lại ông, và ông đã bị bắt và bị kết án vì tội phản quốc. Continue reading “28/12/1793: Anh hùng Mỹ Thomas Paine bị bắt tại Pháp”

27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan

Nguồn: Poles take up arms against German troops in Poznan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, sau thất bại của người Đức, các thành viên Cảnh vệ Nhân dân (People’s Guard), tổ chức quân đội của người Ba Lan, đã cùng với các tình nguyện viên – nhiều người trong số họ là cựu chiến binh trong Thế chiến I – đã chiến đấu chống lại quân Đức đang chiếm đóng tại thành phố công nghiệp chủ chốt của nước họ, Poznan.

Vào đầu Thế chiến I, gần 3/4 Ba Lan nằm dưới sự kiểm soát của Nga; phần còn lại của đất nước do Đức và Áo-Hung thống trị. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến giữa Nga và Liên minh Trung tâm, người Ba Lan đã chiến đấu cho cả hai phía. Khi Đế quốc Nga sụp đổ vào tháng 03/1917, phe Bolshevik đã công nhận quyền tự trị của Ba Lan (khi đó đang bị Nga chiếm đóng) và một chính phủ lâm thời được thành lập ở Paris. Tuy nhiên, cuối năm đó, Đức đã hoàn toàn kiểm soát được đất nước này. Continue reading “27/12/1918: Ba Lan chống lại Đức ở Poznan”