Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi wants China’s security apparatus under his direct grip,” Nikkei Asia, 02/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình vội vã củng cố quyền kiểm soát của mình sau khi xảy ra phong trào ‘giấy trắng’ và ‘tóc trắng.’

Đã 10 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là người đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ của Trung Quốc, bị thanh trừng.

Đã từng có lúc, ảnh hưởng của Chu lớn đến mức ngay cả nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng không thể can thiệp trực tiếp vào các vấn đề an ninh công cộng và cảnh sát. Continue reading “Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?”

05/03/1839: Charlotte Brontë từ chối kết hôn

Nguồn: Charlotte Brontë declines marriage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1839, Charlotte Brontë đã viết thư cho Henry Nussey, từ chối cuộc hôn nhân với vị mục sư. Cô gái 23 tuổi nói rằng mình “lãng mạn và lập dị,” không đủ thực tế để trở thành vợ của một mục sư. Thay vì kết hôn, Brontë đã chật vật kiếm sống bằng công việc giáo viên và gia sư để hỗ trợ niềm đam mê văn học của cậu em trai Branwell. Cuối cùng, thói nghiện rượu của Branwell đã hủy hoại ông, trong khi các chị em gái của ông đều đã trở thành những cây bút nổi tiếng. Continue reading “05/03/1839: Charlotte Brontë từ chối kết hôn”

04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử

Nguồn: Louis “Lepke” Buchalter, the head of Murder, Inc., is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Louis “Lepke” Buchalter, người đứng đầu Tập đoàn Sát nhân (Murder, Inc.), đã bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York. Lepke là thủ lĩnh của tổ chức tội phạm lớn nhất nước Mỹ trong suốt những năm 1930, và đã kiếm được gần 50 triệu đô la mỗi năm từ các “doanh nghiệp” khác nhau của mình. Ngày tàn của Lepke đã đến khi một số thành viên trong đội sát thủ khét tiếng của hắn trở thành nhân chứng cho chính phủ. Continue reading “04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử”

Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Practicing How to Sever Taiwan’s Internet,” Foreign Policy, 21/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cắt đứt liên lạc của Quần đảo Mã Tổ có thể là một cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

Trong lúc người Mỹ còn mải nhìn lên bầu trời sau sự cố khinh khí cầu do thám, Trung Quốc đã nhanh chóng hành động trên biển. Hồi đầu tháng 2, các tàu Trung Quốc đã “vô hiệu hóa” hai tuyến cáp quang biển vốn cung cấp kết nối Internet cho Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan, một quần đảo nhỏ chỉ cách bờ biển Trung Quốc 10 hải lý. Giờ đây, cư dân trên quần đảo đành phải sử dụng Internet với kết nối chậm đi đáng kể và chờ đến khi cáp quang được sửa chữa. Hoạt động này trông như một hành vi quấy rối có chủ đích của Bắc Kinh – hoặc một cuộc tập dượt trước khi cắt đứt kết nối của toàn bộ Đài Loan. Continue reading “Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan”

02/03/1929: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Jones

Nguồn: Congress passes the Jones Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1929, Đạo luật Jones (Jones Act), nỗ lực kiểm soát ngành rượu cuối cùng trong Thời kỳ Cấm đoán (Prohibition Era), đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Kể từ năm 1920, khi Tu chính án 18 có hiệu lực, Mỹ đã cấm sản xuất, nhập khẩu, và bán các loại đồ uống có cồn. Nhưng luật pháp không có hiệu quả trong việc thực sự ngăn chặn tiêu thụ rượu. Đạo luật Jones đã củng cố các hình phạt của liên bang đối với hành vi buôn lậu rượu. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm, Thời kỳ Cấm đoán đã bị chấm dứt và Tu chính án 18 đã bị bãi bỏ. Continue reading “02/03/1929: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Jones”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

28/02/1953: Tìm ra cấu trúc hóa học của DNA

Nguồn: Chemical structure of DNA discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, hai nhà khoa học James D. Watson và Francis H.C. Crick thông báo rằng họ đã xác định được cấu trúc xoắn kép của DNA, phân tử chứa gen người. Hai nhà sinh học phân tử đã được hỗ trợ đáng kể nhờ công trình của một nhà nghiên cứu DNA khác, Rosalind Franklin, dù tên của bà không có trong thông báo, và sau đó bà cũng không được đồng nhận Giải Nobel cho phát hiện này.

Dù DNA – viết tắt của DeoxyriboNucleic Acid – đã được phát hiện từ năm 1869, nhưng phải đến năm 1943 vai trò quan trọng của nó trong việc quyết định di truyền gen mới được chứng minh. Vào đầu thập niên 1950, Watson và Crick chỉ là hai trong số nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu để khám phá cấu trúc của DNA. Nhà hóa học California Linus Pauling đã đề xuất một mô hình không chính xác vào đầu năm 1953, khiến cho Watson và Crick cố gắng đánh bại Pauling. Continue reading “28/02/1953: Tìm ra cấu trúc hóa học của DNA”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann

Nguồn: President Wilson learns of Zimmermann Telegram, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong một diễn biến quan trọng đã khiến nước Mỹ chính thức bước vào Thế chiến I, Tổng thống Woodrow Wilson được thông báo về cái gọi là Bức điện Zimmermann, một thông điệp từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mexico, đề xuất một liên minh giữa Đức và Mexico trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Đức. Continue reading “26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann”

25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ

Nguồn: “The Passion of the Christ” opens in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, The Passion of the Christ (Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô), tác phẩm gây tranh cãi của Mel Gibson về 44 giờ cuối cùng trong cuộc đời của Đức Jesus thành Nazareth, đã chính thức được công chiếu tại các rạp phim trên toàn nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên, ngày mở màn này trùng với Thứ Tư Lễ Tro, ngày lễ bắt đầu Mùa Chay của Công giáo. Continue reading “25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ”

23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ

Nguồn: Ahmaud Arbery is shot dead while out jogging, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, Ahmaud Arbery, một thanh niên da đen 25 tuổi đã bị hai cha con người da trắng bắn chết khi đang chạy bộ ở ngoại ô Brunswick, Georgia.

Sau khi đoạn phim ghi lại cảnh vụ giết người được công bố, thu hút sự chú ý của truyền thông quốc gia, các nhóm dân quyền, các nhà lập pháp, người nổi tiếng, và cuối cùng là Cục Điều tra Georgia. Vào ngày 7/5 cùng năm, Gregory và Travis McMichael đã bị bắt vì tội giết người (murder) và hành hung nghiêm trọng. William Bryan, người quay phim vụ nổ súng bằng điện thoại của mình, cũng bị bắt và bị buộc tội giết người khi đang phạm tội tiểu hình (felony murder) và bắt giữ người trái pháp luật. Cả ba gã đàn ông sau đó bị kết tội giết người và bị kết án tù chung thân. Continue reading “23/02/2020: Ahmaud Arbery bị bắn chết khi đang chạy bộ”

Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?

Nguồn: Christelle Nguyen, “How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten,” The Diplomat, 17/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, hai chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

Trong tiểu thuyết “Chiến hữu trùng phùng” (Reunions of Companions-in-Arms) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư với một người đồng đội còn đang sống. Tiền thú nhận mình có tham vọng trở thành một anh hùng thời chiến, hơn là một người lính thời bình. Vậy nên anh đã rất phấn khởi khi được cử ra tiền tuyến, trong chiến dịch mà Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Tiền tưởng tượng mình trở thành một chiến binh được vinh danh, cách này hay cách khác. Nếu sống sót trở về, anh sẽ được tôn vinh; còn nếu tử trận, thì cha mẹ nghèo khổ của anh cũng có thể nhận được chút tiền. Continue reading “Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?”

21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Valverde, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Trận Valverde, quân Hợp bang miền Nam dưới quyền Tướng Henry Hopkins Sibley đã tấn công quân Liên minh miền Bắc do Đại tá Edward R. S. Canby chỉ huy gần Pháo đài Craig ở Lãnh thổ New Mexico. Là trận giao tranh lớn đầu tiên ở miền Viễn Tây trong Nội chiến Mỹ, trận Valverde tuy gây thương vong nặng nề nhưng không mang lại kết quả quyết định. Continue reading “21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign,” Nikkei Asia, 16/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuyên kết hợp chiến tranh không gian, mạng, và điện tử.

Những quả khí cầu gián điệp vẫn đang là chủ đề thống trị trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Nhà Trắng vừa công bố là ba vật thể không người lái mà Mỹ bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích không nguy hiểm khác.

Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng khí cầu đầu tiên – quả khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Mỹ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của nước này. Bắc Kinh cho biết mục đích của nó là quan sát khí tượng và đã phản đối mạnh mẽ việc bắn hạ nó bằng máy bay tiêm kích F-22. Continue reading “Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?”