Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm. Continue reading “Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại”

18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát

Nguồn: British soldier Harry Farr executed for cowardice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1916, binh nhì Harry Farr của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) đã bị hành quyết vì tội hèn nhát sau khi ông từ chối xuống chiến hào ở tiền tuyến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Sau khi tham gia BEF vào năm 1914, Farr được cử đến mặt trận Pháp. Tháng 5 năm sau, ông đã bị ngất, run rẩy và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Ông trở lại chiến trường và tham gia Chiến dịch Somme. Tuy nhiên, vào giữa tháng 9/1916, Farr từ chối xuống chiến hào cùng với các thành viên còn lại của tiểu đội; khi bị kéo đi, ông đã vùng vẫy và bỏ chạy. Sau đó, ông bị tòa án quân đội kết tội hèn nhát và bị kết án tử hình. Continue reading “18/10/1916: Binh nhì Harry Farr bị hành quyết vì hèn nhát”

16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Million Man March, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một đám đông khổng lồ bao gồm chủ yếu là đàn ông người Mỹ gốc Phi đã biểu tình ở Công viên National Mall, trong sự kiện được gọi là Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi (Million Man March). Mong muốn được thấy Quốc hội Mỹ hành động vì lợi ích của người Mỹ gốc Phi và chống lại những định kiến tiêu cực về đàn ông gốc Phi, một lượng người biểu tình khổng lồ đã tập hợp và lắng nghe phát biểu của hàng loạt các nhà lãnh đạo trong phong trào dân quyền suốt hơn 12 giờ. Continue reading “16/10/1995: Tuần hành Một triệu Người Mỹ gốc Phi”

15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm

Nguồn: H.L. Hunley sinks during tests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, tàu ngầm H.L. Hunley, tàu ngầm chiến đấu thành công đầu tiên trên thế giới, đã chìm trong quá trình chạy thử nghiệm, giết chết người phát minh ra nó cùng 7 thành viên thủy thủ đoàn.

Horace Lawson Hunley đã phát triển chiếc tàu ngầm dài 12m từ một lò hơi hình trụ. Nó được vận hành bởi một thủy thủ đoàn gồm 8 người – một người lái tàu trong khi bảy người còn lại quay thanh dẫn làm quay chân vịt của con tàu. Tàu Hunley có thể lặn, nhưng chỉ có thể hoạt động an toàn khi biển lặng. Nó đã được thử nghiệm thành công ở Vịnh Mobile của Alabama vào mùa hè năm 1863, và chỉ huy Hợp bang miền Nam, Tướng Pierre G.T. Beauregard, nhận ra rằng con tàu có thể hữu ích trong việc phá hủy các tàu của Liên minh miền Bắc và phá vỡ đợt phong tỏa Cảng Charleston. Hunley đã được đặt lên một toa tàu lửa và được chuyển đến Nam Carolina. Continue reading “15/10/1863: Tàu ngầm H.L. Hunley chìm khi đang thử nghiệm”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: A Downside Scenario,” The Diplomat, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các quy chuẩn về nhân sự bị bỏ qua, Tập có thể sẽ bổ nhiệm những người thân tín với mình, từ đó làm tăng nguy cơ mắc sai lầm chính sách.

Trong bài viết trước, tôi đã phân tích một kịch bản có thể xảy ra tại đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sẽ bắt đầu vào ngày 16/10. Theo kịch bản đó, Tập Cận Bình sẽ đắc cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, nhưng Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ tập trung nhiều nhà cải cách ủng hộ thị trường, những người có khả năng thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách kinh tế. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 2”

13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất

Nguồn: Chilean miners are rescued after 69 days underground, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, người cuối cùng trong số 33 thợ mỏ bị mắc kẹt ở độ sâu khoảng 800m dưới lòng đất suốt hơn hai tháng tại một khu hầm mỏ ở miền bắc Chile đã được giải cứu. Nhóm thợ mỏ này đã sống sót lâu hơn bất kỳ ai khác từng bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Thảm họa đối với toán thợ mỏ này xảy ra vào ngày 05/08/2010, khi mỏ vàng và đồng San Jose nơi họ đang làm việc, cách thủ đô Santiago của Chile khoảng 500 dặm về phía bắc, bất ngờ bị sập. 33 người đàn ông đã di chuyển đến một khu vực trú ẩn khẩn cấp dưới lòng đất, nơi họ tìm được lượng thực phẩm chỉ đủ ăn trong vài ngày. Khi tình hình dần tuyệt vọng hơn trong 17 ngày tiếp theo, vì không biết liệu có ai tìm thấy họ hay không, những người thợ mỏ đã nghĩ đến việc tự sát và ăn thịt đồng nghiệp. Continue reading “13/10/2010: Nhóm thợ mỏ Chile được giải cứu sau 69 ngày dưới lòng đất”

Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1

Nguồn: Dan Macklin, “China’s 20th Party Congress: An Upside Scenario,” The Diplomat, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quy chuẩn về nhân sự trong cơ quan ra quyết định hàng đầu ở Bắc Kinh có thể giúp kiềm chế quyền lực của Tập Cận Bình và nâng cao vị thế của các nhà cải cách ủng hộ thị trường.

Trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khai mạc vào ngày 16/10 này, có nhiều đồn đoán xoay quanh việc ai sẽ được bổ nhiệm vào các vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Người ta đặc biệt quan tâm đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy thành viên, cơ quan đưa ra các chỉ thị và quyết định quan trọng nhất của Bắc Kinh. Continue reading “Dự đoán đội hình Ban Thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ: Kịch bản 1”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I

Nguồn: Bulgaria enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, Thủ tướng Vasil Radoslavov của Bulgaria đã tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ tham gia Thế chiến I, về phe của Liên minh Trung tâm.

Được cả hai bên bí mật chiêu mộ trong Thế chiến I với tư cách là một đồng minh tiềm năng ở khu vực Balkan đầy biến động, Bulgaria cuối cùng đã quyết định ủng hộ Liên minh Trung tâm. Trong tuyên bố của mình vào ngày 11/10/1915, Radoslavov lập luận rằng việc cùng Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman đối đầu với các cường quốc Đồng minh Hiệp ước – Anh, Pháp và Nga – là điều nên làm, không chỉ vì lý do kinh tế, vì Áo-Hung và Ottoman là đối tác thương mại chính của Bulgaria, mà còn là cách để tự vệ trước sự xâm lược của Serbia, đồng minh của Nga và một cường quốc ở Balkan, mà Radoslavov coi là “kẻ thù lớn nhất” của đất nước mình. Continue reading “11/10/1915: Bulgaria chính thức tham gia Thế chiến I”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

09/10/1992: Thiên thạch đâm xuống New York

Nguồn: Meteorite crashes into Chevy Malibu, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, Michelle Knapp, 18 tuổi, đang xem tivi trong phòng khách của cha mẹ cô ở Peekskill, New York thì bất ngờ nghe thấy tiếng va chạm rất mạnh ở bãi xe nhà mình. Knapp nhanh chóng chạy ra ngoài xem có chuyện gì. Điều cô tìm thấy thật đáng kinh ngạc: có một cái lỗ khá lớn ở đuôi xe của cô, chiếc Chevy Malibu 1980 màu cam; một cái lỗ khác có kích thước tương tự trên con đường rải sỏi nằm bên dưới xe; và trong lỗ chính là thủ phạm: thứ gì đó trông giống như một tảng đá bình thường, to bằng quả bóng bowling. Nó cực kỳ nặng so với kích thước của nó (khoảng 12kg), với hình dạng như một quả bóng và tỏa ra hơi ấm, ngoài ra, nó còn có mùi trứng thối. Ngày hôm sau, một chuyên viên của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở Thành phố New York xác nhận rằng vật thể đó thực sự là một thiên thạch. Continue reading “09/10/1992: Thiên thạch đâm xuống New York”

08/10/2001: Thành lập Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ

Nguồn: The Office of Homeland Security is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ (Office of Homeland Security, OHS) đã được thành lập, chưa đầy một tháng sau vụ khủng bố ngày 11/09.

Hiện là một bộ trực thuộc nội các, Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security, DHS) đang là một trong những cơ quan lớn nhất của chính phủ liên bang Mỹ, chịu trách nhiệm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, bảo vệ an ninh biên giới, phụ trách vấn đề nhập cư và hải quan, cứu trợ và phòng chống thiên tai, cùng nhiều các nhiệm vụ liên quan khác. Continue reading “08/10/2001: Thành lập Văn phòng An ninh Nội địa Mỹ”

06/10/1961: Kennedy kêu gọi người Mỹ xây dựng hầm tránh bom

Nguồn: President Kennedy urges Americans to build bomb shelters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, khi phát biểu về phòng thủ dân sự, Tổng thống John F. Kennedy đã khuyên các gia đình Mỹ xây dựng hầm trú bom để bảo vệ họ khỏi bụi phóng xạ nguyên tử trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Continue reading “06/10/1961: Kennedy kêu gọi người Mỹ xây dựng hầm tránh bom”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”