Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Europe on the Edges,” Foreign Policy, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lục địa già vốn dĩ luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó.

Nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine kết thúc với chiến thắng cho phương Tây, liệu Ukraine, với đủ các loại vấn đề – cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nạn tham nhũng, thể chế yếu kém – cuối cùng có thể gia nhập NATO và Liên minh châu Âu hay không? Nếu xét đến lịch sử châu Âu trong hai thiên niên kỷ vừa qua, con đường đó sẽ là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Châu Âu vẫn luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó, và theo đó, vị trí trên bản đồ của châu lục cũng được thay đổi. Việc NATO tiến về phía đông sau Chiến tranh Lạnh, kết nạp các cựu thành viên khối Hiệp ước Warsaw – dù quyết định đó có gây tranh cãi đến đâu – có sự tương đồng sâu sắc với quá khứ của châu Âu. Việc xây dựng các đường ống khí đốt tự nhiên của Nga kéo dài khắp Trung và Đông Âu cũng vậy. Hơn một thế kỷ trước, nhà sử học người Mỹ Henry Adams đã viết rằng: thách thức cơ bản của châu Âu đã, đang, và sẽ là làm thế nào để tích hợp các vùng đất khác nhau của Nga vào cái mà ông gọi là “kết hợp Đại Tây Dương” (Atlantic combine). Continue reading “Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu”

12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh

Nguồn: North Vietnam urged to treat U.S. POWs better, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, thay mặt cho các phi công Mỹ đang bị bắt giữ, Ủy ban Quốc gia về Chính sách Hạt nhân Ôn hòa (National Committee for a Sane Nuclear Policy, SANE) và nhà xã hội chủ nghĩa người Mỹ Norman Thomas đã gửi lời kêu gọi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt. Khi ấy, số lượng người Mỹ bị bắt đang gia tăng sau quyết định tăng cường Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder), chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào miền Bắc Việt Nam. Ngày 15/07, 18 thượng nghị sĩ phản đối chính sách Việt Nam của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký một tuyên bố kêu gọi miền Bắc Việt Nam “kiềm chế mọi hành động trả thù phi công Mỹ.” Continue reading “12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh”

Thế giới hôm nay: 12/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đã nã pháo vào các thành phố phía đông Ukraine, trong đó có thành phố lớn thứ hai của nước này, Kharkiv, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng. Tối Chủ nhật, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, cho biết rằng Nga đã tiến hành 34 cuộc không kích vào nước ông kể từ thứ Bảy. Việc phá hủy tòa chung cư ở Chasiv Yar, một thị trấn ở tỉnh Donetsk, đã giết chết ít nhất 30 người và khiến hơn 20 người khác bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Cổ phiếu Twitter đã giảm khoảng 11% trong phiên giao dịch giữa ngày, sau quyết định hôm thứ Sáu của Elon Musk: không tiến hành thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ đô la. Người đàn ông giàu nhất thế giới hiện đang bất đồng với gã khổng lồ truyền thông xã hội xoay quanh vấn đề dữ liệu về số lượng tài khoản ma do Twitter cung cấp. Tập đoàn truyền thông đã thuê Watchell, một công ty luật của Mỹ, nhằm cố gắng ép Musk hoàn thành thương vụ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/07/2022”

Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia, 30/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.

Tên gọi của tàu sân bay thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.

Tàu sân bay đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải. Continue reading “Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan”

10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

09/07/1850: Tổng thống Zachary Taylor đột ngột qua đời

Nguồn: President Zachary Taylor dies unexpectedly, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1850, chỉ sau 16 tháng tại vị, Tổng thống Zachary Taylor đã qua đời không lâu sau khi mắc bạo bệnh. Các nhà sử học hiện vẫn tranh cãi về nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của ông.

Trong ngày Quốc khánh 04/07 nóng nực ở Washington, D.C., Taylor đã tham dự các lễ hội tại một khu đất được dành riêng, nơi Đài tưởng niệm Washington sẽ được xây dựng sau này. Theo lời một số người kể lại, Taylor đã dùng một lượng lớn quả anh đào kèm với sữa đá, sau đó quay trở lại Nhà Trắng, nơi ông tiếp tục làm dịu cơn khát bằng vài cốc nước. Continue reading “09/07/1850: Tổng thống Zachary Taylor đột ngột qua đời”

Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu

Nguồn: Gideon Rachman, “Erdoğan is an infuriating but indispensable ally”, Financial Times, 04/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ‘tống tiền’ các thành viên khác của NATO, nhưng ông ta cũng có những điểm yếu của riêng mình.

Tại sao không loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO? Điều đó nghe như một ý tưởng tuyệt vời – nhất là khi chúng ta đã uống vài ly sau cuộc hội nghị thượng đỉnh.

Không nghi ngờ gì, Recep Tayyip Erdoğan là một đồng minh khó chịu. Sau khi từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề mới – bóng gió rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phê chuẩn thỏa thuận, trừ khi Thụy Điển đồng ý dẫn độ 73 người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Continue reading “Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu”

07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc

Nguồn: British Women’s Auxiliary Army Corps is officially established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Chỉ thị số 1069 của Hội đồng Quân đội Anh Quốc đã chính thức thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh (British Women’s Auxiliary Army Corps, WAAC), cho phép các nữ tình nguyện viên được phục vụ cùng với các đồng nghiệp nam giới tại Pháp trong Thế chiến I.

Tính đến năm 1917, một số lượng lớn phụ nữ đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Anh, giữ một vai trò quan trọng là cung cấp đủ đạn pháo và các loại vũ khí khác cho nỗ lực chiến tranh của phe Hiệp ước. Điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy là không thể phủ nhận, công nhân phải làm việc trong thời gian dài với các hóa chất độc hại như thuốc nổ TNT. Đã có tổng cộng 61 nữ công nhân chế tạo bom đạn chết vì ngộ độc, và 81 người khác chết vì tai nạn lao động. Vụ nổ tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở Silvertown, Đông London, khi một ngọn lửa vô tình làm cháy 50 tấn thuốc nổ TNT, đã khiến 69 phụ nữ thiệt mạng và 72 người khác bị thương nặng. Continue reading “07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc”

Thế giới hôm nay: 07/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là đã phản đối lời kêu gọi ông từ chức của một số bộ trưởng trong nội các tại Phố Downing. Nhóm này bao gồm Nadhim Zahawi, người được Johnson bổ nhiệm làm tân Bộ trưởng Tài chính vào hôm thứ Ba vừa qua, cũng như nhiều cá nhân trung thành trước đây như Grant Shapps, Bộ trưởng Giao thông. Trước đó, Michael Gove, một bộ trưởng cấp cao khác, cũng nói rằng Johnson nên rời ghế, nhưng một số bộ trưởng vẫn ủng hộ ông. Nếu Johnson kiên quyết không từ chức, nhiều khả năng sẽ có thêm nhiều thành viên chính phủ tiếp bước 38 quan chức đã từ chức kể từ hôm thứ Ba.

Hôm thứ Sáu, Pat Cipollone, cựu Cố vấn tại Nhà Trắng, đã đồng ý tham gia phỏng vấn kín với Ủy ban Điều tra Bạo loạn Điện Capitol ngày 06/01. Cipollone được coi là nhân chứng quan trọng trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử năm 2020 của Donald Trump, cũng như cách cựu tổng thống xử lý cuộc nổi dậy ở Điện Capitol. Cuộc phỏng vấn là một bước đột phá đối với ủy ban, những người đã gửi trát hầu tòa cho Cipollone vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/07/2022”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Thế giới hôm nay: 06/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Y tế của Anh từ chức, khiến chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson rơi vào tình trạng hỗn loạn. Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết ông đã mất niềm tin vào Johnson, người đang chìm trong những vụ bê bối liên tiếp, mà gần đây nhất là vụ say xỉn của một nhân vật cấp cao trong chính phủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nói rằng công chúng mong đợi một chính phủ được điều hành một cách “đúng đắn, thành thạo, và nghiêm túc”, đồng thời ám chỉ những điểm khác biệt với Johnson về chính sách tài khóa.

Quốc hội Nga đã thông qua hai dự luật mới nhằm đưa nền kinh tế của đất nước bước vào trạng thái chuẩn bị cho chiến tranh. Dự luật thứ nhất có thể buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho quân đội, còn dự luật thứ hai có thể buộc nhân viên của các doanh nghiệp đó làm việc bất kể giờ giấc và không có ngày nghỉ phép. Cả hai dự luật này đều phải được duyệt thêm vòng thứ hai và thứ ba, và phải có chữ ký của Tổng thống Vladimir Putin, thì mới trở thành luật. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/07/2022”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver

Nguồn: “Gang of 19” activists occupy Denver intersection to protest inaccessibility on the city’s bus system, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, trong lúc một chiếc xe buýt của Cơ quan Vận tải Khu vực (Regional Transportation District, RTD) dừng tại điểm giao giữa Đại lộ Colfax và Broadway ở Denver, Colorado để chờ hành khách lên xe, một nhóm người ngồi xe lăn đã chặn trước đầu xe buýt, ngăn không cho nó rời khỏi trạm. Khi chiếc xe buýt thứ hai chạy đến phía sau chiếc thứ nhất, một nhóm người ngồi xe lăn khác lại tiến đến ngay sau chiếc xe buýt đó và từ chối rời đi, khiến hai chiếc xe bị kẹt cứng. Trong 24 giờ tiếp theo, 19 nhà hoạt động vì quyền của người khuyết tật được gọi chung là “Gang of 19” đã khiến hai xe buýt không thể di chuyển, theo đó đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về tính thân thiện đối với người khuyết tập của các phương tiện giao thông trong thành phố Denver cũng như trên toàn nước Mỹ. Continue reading “05/07/1978: “Gang of 19” chiếm giao lộ Denver”

Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Beijing Is Still Playing the Long Game on Taiwan”, Foreign Affairs, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc lại không có kế hoạch xâm lược trong tương lai gần?

Quan ngại đang gia tăng ở Đài Loan, Mỹ, cũng như các đồng minh của Mỹ ở châu Á, rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công Đài Loan trong tương lai gần. Trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào năm ngoái, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể tìm cách chiếm hòn đảo trong sáu năm tới. Thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục là yếu tố quan trọng trong “giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Và như nhà khoa học chính trị Oriana Skylar Mastro đã lập luận trong bài viết của mình, Tập muốn “thống nhất với Đài Loan là một phần di sản cá nhân của ông”, cho thấy rằng một cuộc xâm lược vũ trang có thể xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thư ký Đảng Cộng sản thứ ba của ông vào năm 2027, và gần như chắc chắn sẽ xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ tư tiềm năng vào năm 2032. Continue reading “Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan”