Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến

Nguồn: Heather Stur, South Vietnam’s ‘Daredevil Girls’, The New York Times, 01/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã hơn một tuần kể từ khi Đặng Nguyệt Anh được tin về một cuộc tấn công của Việt Cộng ở tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, dọc biên giới Campuchia, nơi chồng cô đang đóng quân. Cô vẫn chưa nghe tin gì từ anh, và sự đợi chờ sớm trở nên không thể chịu đựng nổi.

Vậy là người phụ nữ quyết định bắt xe buýt từ nhà ở Sài Gòn đến thị trấn Đồng Xoài, nơi cô quá giang trên một chiếc xe quân đội để đến trung tâm huấn luyện nơi chồng mình đang ở. Trên đường đi, Việt Cộng tấn công chiếc xe, cô bị bắn vào cả hai tay và còn bị gãy xương bàn chân. Continue reading “Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến”

16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: Catcher in the Rye is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, tiểu thuyết duy nhất của J.D. Salinger, Bắt Trẻ Đồng Xanh (The Catcher in the Rye) đã được xuất bản bởi Little, Brown. Cuốn sách về cậu thiếu niên vỡ mộng trước thế giới người lớn nhanh chóng trở thành tác phẩm nổi tiếng và sẽ được giảng dạy trong các trường trung học suốt nửa thế kỷ tiếp theo.

Salinger 31 tuổi đã sáng tác cuốn tiểu thuyết của mình trong vòng một thập niên. Những mẩu chuyện của ông đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940, nhiều trong số chúng là trên tờ The New Yorker. Continue reading “16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên”

14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên

Nguồn: Jerusalem captured in First Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1099, trong cuộc thập tự chinh đầu tiên, các hiệp sĩ Công giáo từ châu Âu đã chiếm được Jerusalem sau bảy tuần bao vây, và bắt đầu tàn sát các cư dân thành phố theo Hồi giáo và Do Thái giáo.

Bắt đầu từ thế kỷ 11, người Công giáo ở Jerusalem ngày càng bị đàn áp bởi những nhà cai trị theo Hồi giáo, đặc biệt là khi quyền kiểm soát thành phố linh thiêng được chuyển từ tay người Ai Cập tương đối khoan dung sang người Thổ của Đế quốc Seljuk vào năm 1071. Cuối thế kỷ đó, Hoàng đế Byzantine Alexius Comenus cũng bị đe dọa bởi người Seljuk nên đã kêu gọi hỗ trợ từ phương Tây. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II đã công khai kêu gọi một cuộc Thập tự chinh để hỗ trợ các tín đồ Công giáo Đông phương và giành lại các vùng đất thánh. Người Tây Âu ngay lập tức đáp lại lời kêu gọi này. Continue reading “14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên”

13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat

Nguồn: Charlotte Corday assassinates Marat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Jean Paul Marat, một trong những nhà lãnh đạo thẳng thắn nhất của Cách mạng Pháp, đã bị đâm chết trong bồn tắm của mình bởi Charlotte Corday, một người ủng hộ phe Bảo hoàng.

Xuất thân là một bác sĩ, Marat đã thành lập tạp chí L’Ami du Peuple (Bạn của Nhân dân) vào năm 1789 và những lời chỉ trích dữ dội của tờ báo nhắm vào tầng lớp cai trị là một yếu tố góp phần thúc đẩy bước ngoặt đẫm máu của Cách mạng năm 1792. Với việc bắt giữ nhà vua vào tháng 8 năm đó, Marat được bầu làm đại diện của Paris tại Quốc Ước (National Convention). Trong cơ quan lập pháp của phong trào cách mạng, Marat đã phản đối phe Girondin của những người cộng hòa ôn hòa, những người ủng hộ một chính phủ lập hiến và chiến tranh châu Âu lục địa. Continue reading “13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’

Nguồn: Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah”, The New York Times, 28/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tên thật là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương của mùa Thu.” Còn chúng tôi gọi cô là Hannah Hà Nội – giọng nữ chính trong chương trình tuyên truyền của Bắc Việt qua làn sóng phát thanh nhắm vào quân nhân Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam, cố gắng thuyết phục họ rằng chiến tranh là trái đạo đức và hãy buông bỏ vũ khí mà trở về quê nhà.

Công việc của Hannah là khiến người ta thư giãn pha chút lo lắng, chứ không phải dụ dỗ hay quyến rũ. Tiếng Anh của cô gần như hoàn hảo và bất cứ gã đàn ông nào cũng sẽ “sa ngã” khi nghe tiếng cô qua radio và chẳng thể nào quay đi. “Các anh có khỏe không, chàng lính Mỹ vô danh?”- cô hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 06/1967. “Tôi thấy rằng hầu hết các anh đều không được biết nhiều về diễn biến của cuộc chiến, chẳng một ai cho các anh lời giải thích rành rọt cho sự hiện diện của các anh ở đây. Không gì khó hiểu hơn là bị ra lệnh bước vào một cuộc chiến để rồi phải mất mạng hay thương tật cả đời mà chẳng có lấy một ý niệm, dù là mờ nhạt nhất, về những chuyện đang xảy ra.” Continue reading “Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’”

07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Nguồn: O’Connor nominated to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã đề cử Sandra Day O’Connor, một thẩm phán tòa phúc thẩm ở Arizona, trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia Tối cao Pháp viện trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 21/09, Thượng viện nhất trí phê chuẩn việc bổ nhiệm bà vào tòa án cấp cao nhất của quốc gia, và ngày 25/09, bà đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chủ trì bởi Chánh án Warren Burger.

Sandra Day được sinh ra ở El Paso, Texas, năm 1930. Bà lớn lên trong trang trại chăn gia súc của gia đình ở phía đông nam Arizona, sau đó theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Stanford. Một tranh chấp pháp lý liên quan đến trang trại của gia đình đã khơi nguồn cho quan tâm của Sarah đối với luật pháp; năm 1950, bà đăng ký vào Trường Luật thuộc Đại học Stanford. Bà chỉ mất hai năm để nhận được bằng luật và được xếp hạng trong tốp đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp, bà kết hôn với John Jay O’Connor III, một anh bạn cùng lớp. Continue reading “07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ”

06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford

Nguồn: The Hartford Circus Fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tại Hartford, Connecticut, một đám cháy bùng phát trong túp lều lớn nhất của Rạp xiếc Ringling Bros. and Barnum & Bailey Circus đã khiến 167 người chết và 682 người khác bị thương. Hai phần ba trong số những người thiệt mạng là trẻ em. Nguyên nhân của thảm kịch đã không được được xác định, chỉ biết rằng đám cháy đã lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc, “chạy đua” trên những tấm bạt của lều xiếc. Trước khi 8.000 khán giả bên trong túp lều lớn nhất có thể kịp phản ứng, rất nhiều mảnh vải bị cháy bắt đầu rơi xuống từ trên cao, và một vụ giẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát bắt đầu. Continue reading “06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford”

04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời

Nguồn: Thomas Jefferson and John Adams die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, hai cựu Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson và John Adams, những người từng là bạn bè trong nhóm Ái Quốc (Patriot) và sau đó trở thành kẻ thù của nhau, đã qua đời trong cùng một ngày, chỉ cách nhau năm giờ.

Thomas Jefferson và John Adams là những thành viên cuối cùng còn sống trong số các nhà cách mạng Mỹ đầu tiên đứng lên chống lại Đế quốc Anh và tạo nên một hệ thống chính trị mới ở các thuộc địa. Tuy nhiên, dù cả hai đều tin vào dân chủ và quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, quan điểm của họ về cách đạt được những lý tưởng này đã bị thay đổi theo thời gian. Continue reading “04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời”

02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng

Nguồn: Pilgrim stampede kills 1,400, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một vụ giẫm đạp giữa những người hành hương trong một đường hầm dành cho người đi bộ ở Thánh địa Mecca đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong một loạt các sự cố suốt 20 năm, ảnh hưởng mạnh đến việc người Hồi giáo thực hiện chuyến hành hương đến Mecca.

Đối với người Hồi giáo, việc hành hương đến Mecca ở Saudi Arabia được gọi là nghi lễ Hajj. Cuộc hành hương là một trong năm trụ cột của tôn giáo và phải được thực hiện ít nhất một lần trong đời tín đồ, nếu hoàn cảnh cá nhân cho phép họ làm như vậy. Có hơn 2 triệu người thực hiện Haji mỗi năm. Thông thường, những người hành hương tổ chức lễ Al-Adha và ghé thăm nhiều địa điểm linh thiêng trong thời gian lưu trú ở khu Thánh địa. Continue reading “02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng”

30/06/1936: ‘Cuốn theo chiều gió’ được xuất bản

Nguồn: Gone with the Wind published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell – một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất mọi thời đại và là cảm hứng cho bộ phim bom tấn năm 1939, đã chính thức xuất bản.

Năm 1926, Mitchell đã buộc phải rời bỏ công việc phóng viên của mình tại tờ Atlanta Journal để hồi phục sau một loạt chấn thương thể chất. Có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, Mitchell sớm sinh ra buồn chán. Sử dụng chiếc máy đánh chữ Remington, món quà từ người chồng thứ hai, John R. Marsh, trong căn hộ một phòng ngủ chật chội của họ, bà bắt đầu kể câu chuyện về cô gái xinh đẹp người Atlanta – Pansy O’Hara. Continue reading “30/06/1936: ‘Cuốn theo chiều gió’ được xuất bản”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma

Nguồn: Germans get Enigma, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, người Đức đã thiết lập đường dây liên lạc vô tuyến hai chiều tại đất Pháp mà họ vừa chiếm đóng, sử dụng cỗ máy mã hóa tinh vi nhất của mình, Enigma, để truyền thông tin. Continue reading “27/06/1940: Người Đức sử dụng mã Enigma”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân

Nguồn: Teflon Don sentenced to life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, ông trùm mafia John Gotti, người có biệt danh là “Teflon Don” vì nhiều lần được tha bổng trong các phiên tòa hồi thập niên 1980, cuối cùng đã lãnh án tù chung thân sau khi bị chứng minh phạm 14 tội liên quan đến âm mưu giết người và tống tiền. Chỉ một lúc sau khi bản án của hắn được tuyên tại một tòa án liên bang ở Brooklyn, hàng trăm người ủng hộ Gotti đã xông vào tòa nhà, lật đổ và đập phá nhiều xe hơi trước khi bị đẩy lùi bởi lực lượng cảnh sát. Continue reading “23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu

Nguồn: War of 1812 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một ngày sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, Tổng thống James Madison đã ký phê chuẩn tuyên bố tuyên chiến và Cuộc chiến năm 1812 bắt đầu. Tuyên bố chiến tranh của Mỹ, bị phản đối bởi một nhóm thiểu số đáng kể trong Quốc Hội, là nhằm đáp trả đòn phong tỏa kinh tế của Anh ở Pháp, việc ép buộc thủy thủ Mỹ gia nhập Hải quân Hoàng gia trái với ý muốn của họ, và việc Anh ủng hộ các bộ lạc thù địch dọc theo biên giới Ngũ Đại Hồ. Một phe trong Quốc Hội – War Hawk (Diều hâu chủ chiến) – đã ủng hộ chiến tranh với Anh suốt nhiều năm qua và chẳng hề che giấu hy vọng rằng một cuộc xâm lược Canada có thể giúp nước Mỹ giành thêm được lãnh thổ đáng kể. Continue reading “18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”