06/09/1901: Tổng thống William McKinley bị bắn

Nguồn: President William McKinley is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1901, trong lúc tổng thống William McKinley đang chào hỏi quan khách tại Triển lãm Liên Mỹ ở Buffalo, New York, một kẻ vô chính phủ 28 tuổi tên là Leon Czolgosz đã tiến lại gần và bắn liền hai phát đạn vào ngực ông. Tổng thống đã loạng choạng trước khi gục xuống,  miệng vẫn nói “cẩn thận lựa lời khi báo tin  cho vợ tôi nhé.”

Czolgosz bước qua người tổng thống với ý định bắn phát thứ ba, nhưng đã bị vệ sĩ của McKinley vật xuống đất. McKinley, khi ấy vẫn còn tỉnh táo, yêu cầu các vệ sĩ đừng làm bị thương kẻ tấn công mình. Những nhân viên khác đã vội vàng đưa tổng thống đến bệnh viện, nơi họ tìm thấy hai vết đạn: một viên đạn đã đâm thủng xương ức của ông, và viên còn lại găm vào bụng một cách nguy hiểm. Continue reading “06/09/1901: Tổng thống William McKinley bị bắn”

05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne

Nguồn: French general gives order to attack at the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc chiều tối, Tướng Joseph Joffre, tổng tư lệnh quân đội Pháp trong Thế chiến I, đã yêu cầu quân đội của mình chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại quân Đức – những người đang tiến gần đến sông Marne, miền đông bắc nước Pháp. Trận đánh dự kiến bắt đầu vào sáng hôm sau.

Với việc Tập đoàn quân số 6 của Pháp vào vị trí sẵn sàng bắt đầu một cuộc tấn công nhắm vào cánh phải của Tập đoàn quân số 1 của Đức đóng tại đông bắc Paris, Joffre đã bị áp lực từ chỉ huy quân sự Paris, Tướng Joseph-Simon Gallieni, phải mở một cuộc tổng tấn công để hỗ trợ. Ngày 03/09, Joffre đưa ra quyết định khó khăn khi sa thải tư lệnh Tập đoàn quân số 5, Tướng Charles Lanrezac, trừng phạt ông vì quá thận trọng khi ra lệnh rút lui trong Trận Charleroi (từ ngày 22 đến 24/08) – dù thực tế nước đi này đã cứu cánh trái của quân Pháp khỏi vòng vây của Đức – và thay thế ông bằng Tướng Louis Franchet d’Esperey hiếu chiến hơn. Continue reading “05/09/1914: Tướng Joseph Joffre ra lệnh tấn công tại Marne”

03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson embarks on tour to promote League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Tổng thống Woodrow Wilson bắt đầu chuyến công du khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ việc Mỹ trở thành thành viên Hội Quốc Liên, một tổ chức quốc tế mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các xung đột quốc tế và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu khác như cuộc chiến mà họ vừa trải qua – Thế chiến I. Chuyến đi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Wilson.

Thế chiến I, nổ ra vào năm 1914, là minh chứng rõ ràng cho Wilson thấy mối quan hệ khó tránh khỏi giữa ổn định quốc tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Tháng 01/1919, tại Hội nghị Hòa bình Paris – sự kiện chính thức kết thúc Thế chiến I, Wilson kêu gọi các nhà lãnh đạo từ Pháp, Anh và Ý cùng nhiều quốc gia khác soạn thảo Công ước Hội Quốc Liên. Wilson hy vọng một tổ chức như vậy sẽ giúp các nước hòa giải xung đột trước khi chiến tranh bùng phát. Continue reading “03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên”

01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi

Nguồn: Korean Airlines flight shot down by Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, máy bay chiến đấu của Liên Xô đã chặn đường một chuyến bay chở khách của hãng Korean Airlines trên không phận nước này, sau đó bắn rơi máy bay, khiến 269 hành khách cùng phi hành đoàn thiệt mạng. Vụ việc đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

Ngày hôm ấy, chuyến bay số hiệu 007 của Korean Airlines (KAL) đang trên chặng cuối cùng của hành trình từ Thành phố New York đến Seoul, chuyển tiếp tại Anchorage, Alaska. Khi đến gần điểm hạ cánh, máy bay bắt đầu chệch hướng ra xa so với đường bay thông thường. Trong chốc lát, chiếc 007 đã lạc vào không phận Liên Xô và băng qua bán đảo Kamchatka, nơi có một số cơ sở quân sự tối mật của Liên Xô. Continue reading “01/09/1983: Máy bay của Korean Airlines bị Liên Xô bắn rơi”

30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe

Nguồn: Washington refuses Howe’s letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Tướng George Washington đã giải trình trước Hội nghị New York ba lý do giải thích việc quân Mỹ rút lui khỏi Long Island. Cùng ngày hôm đó, ông từ chối lá thư hòa giải thứ hai của Tướng William Howe của Anh.

Khi Howe và lực lượng vượt trội của Anh đổ bộ vào Long Island, họ đã khiến Quân đội Lục địa phải chịu thất bại nhục nhã trong trận Brooklyn Heights vào ngày 27/08, Washington đưa ra những lý do cho quyết định rút lui của mình: sự cần thiết phải hợp nhất lực lượng, sự mệt mỏi rã rời của lính Mỹ, và tình trạng thiếu nơi trú ẩn thích hợp trước thời tiết khắc nghiệt. Continue reading “30/08/1776: Washington từ chối thư của Howe”

29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

Nguồn: Soviets explode atomic bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “First Lightning” (Tia chớp đầu tiên). Để đo lường tác động của vụ nổ, các nhà khoa học Liên Xô đã cho xây dựng các tòa nhà, cầu đường và nhiều cấu trúc dân sự khác trong khu vực lân cận. Họ cũng đặt động vật trong những chiếc lồng ở gần đó để có thể kiểm tra tác động của bức xạ hạt nhân đối với động vật có vú giống như con người. Vụ nổ ở mức 20 kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, và đã phá hủy hoàn toàn các cấu trúc dân sự và thiêu rụi mọi động vật. Continue reading “29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử”

27/08/1955: Sách kỷ lục Guinness ra mắt

Nguồn: “The Guinness Book of Records” debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, ấn bản đầu tiên của Sách Kỷ lục Guinness đã được xuất bản tại Vương quốc Anh và nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Hiện được gọi là Sách Kỷ lục Guinness Thế giới, ấn phẩm thường niên này ghi nhận nhiều cái nhất thế giới liên quan đến con người và động vật.

Cảm hứng cho cuốn sách kỷ lục có thể đã bắt nguồn từ tháng 11/1951, trong một chuyến đi săn ở Ireland của Sir Hugh Beaver, giám đốc điều hành Nhà máy bia Guinness (thành lập tại Dublin năm 1759). Sau khi bắn hụt một con chim choi choi vàng, Beaver và các thành viên trong nhóm săn của mình đã tranh luận liệu sinh vật này có phải là loài chim nhanh nhất Châu Âu hay không, nhưng họ chẳng thể tìm ra một cuốn sách có chứa câu trả lời. Continue reading “27/08/1955: Sách kỷ lục Guinness ra mắt”

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến đầu tiên được truyền hình

Nguồn: Ronald Steinman, “The First Televised War”, The New York Times, 07/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa tháng 04/1966, tôi đến Sài Gòn với tư cách là giám đốc văn phòng mới của đài NBC. Công việc của tôi, nói một cách đơn giản, là cung cấp cho NBC News một câu chuyện dài bất tận về cuộc chiến. Tôi hiểu rằng sẽ chẳng tài nào được thảnh thơi, chẳng thể có ngày nào được xả hơi khi những câu chuyện cứ ào ào đổ về văn phòng.

Việt Nam là nơi đầu tiên mà chiến tranh được truyền hình thực sự; không thể tách rời cuộc chiến với những phương tiện giúp hàng triệu người Mỹ trải nghiệm nó. Để hiểu chiến tranh, người ta cần hiểu cách mà NBC – cũng như các đồng nghiệp của chúng tôi tại CBS và ABC – đã định hình câu chuyện mà họ kể. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến đầu tiên được truyền hình”

25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay

Nguồn: Samantha Smith dies in plane crash, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Samantha Smith, “đại sứ” 13 tuổi của Mỹ tại Liên Xô, đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay. Smith trở nên nổi tiếng nhờ lá thư em viết cho nhà lãnh đạo Liên Xô Yuri Andropov vào năm 1982, và sau đó là chuyến thăm Liên Xô với tư cách là khách mời của Andropov vào năm 1983.

Cuối năm 1982, Smith, một học sinh lớp năm tại trường Tiểu học Manchester ở Manchester, Maine, đã viết một lá thư thú vị cho nhà lãnh đạo Liên Xô Andropov. Cô bé nói rằng mình “rất lo lắng về việc Liên Xô và Mỹ có thể vướng vào  một cuộc chiến tranh hạt nhân. Liệu có chiến tranh không ạ?” Vài tháng sau, lá thư của Smith đã được in lại ở Liên Xô và người ta cũng thông báo rằng Andropov đang thư trả lời. Continue reading “25/08/1985: Samantha Smith thiệt mạng vì tai nạn máy bay”

23/08/1927: Sacco và Vanzetti bị xử tử

Nguồn: Sacco and Vanzetti executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1927, bất chấp các cuộc biểu tình trên toàn thế giới nhằm ủng hộ sự vô tội của họ, hai người vô chính phủ gốc Ý Nicola Sacco và Bartolomeo Vanzetti vẫn bị xử tử vì cáo buộc giết người.

Ngày 15/04/1920, một nhân viên phụ trách tiền lương làm việc cho một công ty giày ở South Braintree, Massachusetts, đã bị bắn chết cùng với vệ sĩ của mình. Những kẻ giết người, được mô tả là hai người đàn ông Ý, đã trốn thoát với số tiền hơn 15.000 USD. Sau khi đến một garage để nhận lại chiếc xe mà cảnh sát cho là có liên quan đến tội ác, Sacco và Vanzetti đã bị bắt và bị buộc tội. Dù cả hai người đều mang súng và  khai man khi bị bắt nhưng cả hai đều không có tiền án tiền sự. Ngày 14/07/1921, họ bị đưa ra tòa và phải chịu án tử hình. Continue reading “23/08/1927: Sacco và Vanzetti bị xử tử”

22/08/1992: Vụ nổ súng gây tranh cãi tại núi Ruby

Nguồn: Shootings at Ruby Ridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, ngày thứ hai trong cuộc đọ súng tại cabin của Randy Weaver trên núi Ruby phía bắc Idaho, tay súng bắn tỉa của FBI Lon Horiuchi đã làm bị thương Randy Weaver và Kevin Harris, sau đó giết chết vợ của Weaver, Vicki.

Randy Weaver, một kẻ được cho là theo thuyết da trắng thượng đẳng, đã lọt vào tầm ngắm của chính phủ liên bang khi bán hai khẩu súng ngắn trái phép cho sĩ quan ngầm của Ủy ban về Rượu, Thuốc lá và Súng (Alcohol, Tobacco and Firearms, ATF). Ngày 21/08/1992, sau một thời gian theo dõi, Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ đã bắt gặp Harris, Weaver, con trai 14 tuổi của Weaver, Sammy, và chú chó của gia đình họ trên một con đường gần khu nhà Weaver. Continue reading “22/08/1992: Vụ nổ súng gây tranh cãi tại núi Ruby”

20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon

Nguồn: U.S. Marines deployed to Lebanon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, trong Nội chiến Lebanon, một lực lượng đa quốc gia bao gồm 800 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Beirut để giám sát việc Palestine rút quân khỏi Lebanon. Đây là khởi đầu của một nhiệm vụ khó khăn kéo dài đến 17 tháng và khiến  262 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Năm 1975, nội chiến đẫm máu bắt đầu nổ ra ở Lebanon khi quân  Palestine và du kích Hồi giáo cánh tả giao tranh với dân quân của Đảng Thiên Chúa giáo Phalange, cộng đồng Thiên Chúa giáo Maronite, cùng các nhóm khác. Suốt nhiều năm sau đó, can thiệp của Syria, Israel và Liên Hiệp Quốc cũng không thể giải quyết được đối đầu phe phái, và vào tháng 08/1982, một lực lượng đa quốc gia đã được triển khai để giám sát việc Palestine rút khỏi Lebanon. Continue reading “20/08/1982: Mỹ triển khai Thủy quân Lục chiến đến Lebanon”

Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai.

Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”

18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh

Nguồn: George Washington signs Jay Treaty with Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1795, Tổng thống George Washington ký Hiệp ước Jay (hay Hiệp ước của Jay) với Vương quốc Anh.

Với tên gọi chính thức là Hiệp ước Thương mại Hữu nghị và Hàng hải giữa Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Treaty of Amity Commerce and Navigation between His Britannic Majesty and The United States of America), văn bản cố gắng xoa dịu căng thẳng vốn đã trở nên dữ dội hơn giữa hai quốc gia kể từ khi kết thúc Cách mạng Mỹ. Continue reading “18/08/1795: George Washington ký Hiệp ước Jay với Anh”

16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng

Nguồn: President Tyler is burned in effigy outside White House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1841, tổng thống John Tyler đã bác bỏ nỗ lực thứ hai của Quốc hội nhằm tái lập Ngân hàng Hoa Kỳ. Đáp trả điều này, những người ủng hộ thành lập ngân hàng, trong cơn tức giận, đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng và đốt một hình nhân của Tyler. Nhóm biểu tình này chủ yếu là các thành viên đến từ đảng của chính Tyler, Đảng Whigs, những người đang chiếm đa số trong Quốc hội vào thời điểm đó. Continue reading “16/08/1841: Hình nhân tổng thống Tyler bị thiêu ngoài Nhà Trắng”