01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên

Nguồn: First U.S. House of Representatives elects speaker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, trong kỳ họp tại thành phố New York, Hạ viện Hoa Kỳ nhiệm kỳ đầu tiên đã có được số đại biểu tối thiểu cần thiết và quyết định bầu nghị sĩ bang Pennsylvania, Frederick Augustus Conrad Muhlenberg, làm Chủ tịch Hạ viện đầu tiên.

Là một mục sư Đạo Luther và cựu chủ tịch Hội nghị toàn bang Pennsylvania nhằm phê chuẩn Hiến pháp Mỹ, Muhlenberg là con của Henry Augustus Muhlenberg và cháu của Johann Conrad Weiser, hai trong số những người Đức hàng đầu tại thuộc địa Pennsylvania. Anh trai của ông, Thiếu tướng John Peter Gabriel Muhlenberg, cũng phục vụ trong Hạ viện đầu tiên. Continue reading “01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên”

31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Nguồn: Jews to be expelled from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.

Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình. Continue reading “31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha”

30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua

Nguồn: 15th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi được ba phần tư số tiểu bang phê chuẩn, Tu chính án thứ 15, trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi (nam giới) đã được chính thức thêm vào Hiến pháp Mỹ. Được Quốc Hội thông qua một năm trước, Tu chính án viết rằng, “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị bất kỳ chính quyền liên bang hay tiểu bang nào từ chối vì lý do chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng nô lệ trước đó.” Một ngày sau khi Tu chính án thứ 15 được thông qua, Thomas Peterson-Mundy đến  từ Perth Amboy, New Jersey, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên bỏ phiếu theo quy định của tu chính án này. Continue reading “30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua”

29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức

Nguồn: Swedish prime minister resigns over WWI policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Thủ tướng Hjalmar Hammarskjold của Thụy Điển – cha của vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nổi tiếng, Dag Hammarskjold – đã từ chức sau khi chính sách trung lập nghiêm ngặt của ông trong Thế chiến I –  trong khi vẫn tiếp tục quan hệ thương mại với Đức, vi phạm lệnh phong tỏa của Đồng minh – dẫn đến nạn đói lan rộng và bất ổn chính trị ở Thụy Điển.

Hjalmar Hammarskjold có xuất thân là giáo sư chuyên ngành luật, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị và từng là đại diện cho Thụy Điển tại Công ước Hague về Luật Quốc tế năm 1907. Năm 1914, ông được Vua Gustav V của Thụy Điển đề nghị trở thành Thủ tướng sau khi một chính phủ dân cử bị phản đối và bị đánh bại bởi các lực lượng bảo thủ. Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Hammarskjold đã theo đuổi một chính sách trung lập nghiêm ngặt trong chiến tranh, nhưng tiếp tục quan hệ thương mại với Đức và do đó làm cho đất nước và người dân của mình gặp khó khăn vì phong tỏa của Hải quân Đồng minh tại Biển Bắc, bắt đầu từ tháng 11/1914. Continue reading “29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức”

28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Nguồn: Spanish Civil War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, những thành viên phe Cộng hòa đang bảo vệ Madrid đã giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Nhà vua Tây Ban Nha Alfonso XIII phê chuẩn việc tiến hành các cuộc bầu cử nhằm thành lập chính phủ Tây Ban Nha, và đại đa số cử tri đã quyết định từ bỏ chế độ quân chủ để theo đuổi một nền cộng hòa tự do. Alfonso sau đó đã bị lưu đày, và nền Cộng hòa Thứ hai, ban đầu bị thống trị bởi các nhà tự do thuộc tầng lớp trung lưu và các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong 5 năm đầu của nền Cộng hòa, các tổ chức lao động và các lực lượng cánh tả đã tiến hành những cải cách tự do rộng khắp, và các vùng đất có tư tưởng độc lập như Catalonia và các tỉnh xứ Basque đã đạt được quyền tự chủ trong thực tế. Continue reading “28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân

Nguồn: Parliament passes the Quartering Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Đóng quân (Quartering Act) trong đó chỉ ra các địa điểm và điều kiện về chỗ ở của binh lính Anh tại các thuộc địa Mỹ.

Đạo luật Đóng quân năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp các doanh trại làm nơi ở cho lính Anh. Nếu các doanh trại lính này không đủ để chứa tất cả những người lính, thì chính quyền địa phương phải thu xếp cho những người lính ở trong các quán trọ, kho giữ ngựa, quán rượu, quán ăn và nhà ở của những người bán rượu. Nếu vẫn còn những người lính không có chỗ ở sau khi tất cả các nơi trên đã kín chỗ, thì các thuộc địa phải chiếm hoặc thuê mướn, chuẩn bị các nơi ở phù hợp, như nhà cửa và chuồng trại bỏ trống, cho lực lượng của Nhà vua theo yêu cầu thực tế. Continue reading “24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân”

23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức

Nguồn: Paris hit by shells from new German gun, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 7 giờ 20 phút sáng, một vụ nổ tại Place de la Republique ở Paris đã đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên của một khẩu súng Đức mới.

Loại súng mà sau này được gọi là Paris Kanone (Đại bác Paris) được sản xuất bởi hãng Krupps, có cỡ nòng 210mm và chiều dài nòng là 118 ft (36m). Nó có thể bắn đạn đi xa đến khoảng cách ấn tượng là 130.000 ft (39,6 km) trong không khí. Trong số đại bác bắn vào Paris ngày hôm ấy, có ba khẩu đặt tại một bãi súng ở Crépy-en-Laonnaise, cách đó 74 dặm (119km). Continue reading “23/03/1918: Paris trúng đạn từ vũ khí mới của Đức”

22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau

Nguồn: Cripps and Gandhi meet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, chính khách người Anh, Sir Stanford Cripps, đã đến Ấn Độ để đàm phán với Mohandas Gandhi về nền độc lập của Ấn Độ, trong một sự kiện mà sau này được gọi là Sứ mệnh Crispps (Crispps Mission).

Cripps là một sinh viên có năng khiếu với hiểu biết trong nhiều lĩnh vực đa dạng như hóa học và luật pháp. Vì sức khỏe yếu, ông bị coi là không phù hợp để phục vụ quân đội trong Thế chiến I, và thay vào đó, đã đến làm việc trong một nhà máy của chính phủ. Sau chiến tranh, Cripps trở thành Cố vấn Nhà vua (1927). Không lâu sau đó, ông được phong tước, và năm 1931 thì được bầu vào Nghị viện với tư cách thành viên Công Đảng của Bristol East. Thiên hướng chính trị của Cripps luôn là cực tả, và vào năm 1938, khi ông ủng hộ một mặt trận thống nhất với phe Cộng sản nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít đang phát triển ở Châu Âu, ông đã bị khai trừ khỏi đảng của mình. Continue reading “22/03/1942: Cripps và Gandhi gặp nhau”

21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa

Nguồn: Alcatraz closes its doors, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Nhà tù Alcatraz ở Vịnh San Francisco đã đóng cửa và chuyển giao các tù nhân cuối cùng. Trong giai đoạn được sử dụng nhiều nhất vào thập niên 1950, “Đảo đá” (The Rock) hay “Hòn đảo Quỷ dữ của nước Mỹ” (America’s Devil Island) đã giam giữ hơn 200 tù nhân với chế độ an ninh tối đa. Alcatraz vẫn là một biểu tượng cho các nhà tù Mỹ bởi những điều kiện khắc nghiệt và việc không ai có thể thoát khỏi nơi này.

Hòn đảo đá rộng 12 mẫu Anh, cách San Francisco một dặm rưỡi, là nơi được trang bị an ninh tiên tiến nhất vào thời đó. Một vài trong số những máy dò kim loại đầu tiên đã được sử dụng tại Alcatraz. Các tù nhân “không may” bị đến Alcatraz phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt. Sự im lặng gần như tuyệt đối đã được duy trì liên tục. Continue reading “21/03/1963: Nhà tù Alcatraz chính thức đóng cửa”

20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai

Nguồn: Britain and Russia divide future spoils of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, chỉ hai ngày sau khi hải quân nước này thất bại nặng nề trước quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Dardanelles, chính phủ Anh ký một thoả thuận bí mật với Nga về việc phân chia Đế chế Ottoman hậu thế chiến.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận, Nga sẽ sáp nhập Constantinople (nay là Istanbul) của Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Eo biển Bosporus (một con đường thủy nối Biển Đen với Biển Marmara và đánh dấu ranh giới giữa hai phần châu Á và châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ), và hơn một nửa phần lãnh thổ châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “20/03/1915: Anh, Nga chia chác chiến lợi phẩm tương lai”

19/03/1970: Campuchia tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Nguồn: National emergency declared in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Quốc hội Campuchia đã trao “quyền lực tối cao” cho Thủ tướng Lon Nol, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, và đình chỉ bốn điều của Hiến pháp, cho phép tùy ý bắt người và cấm hội họp công khai. Một ngày trước đó, Lon Nol và Phó Thủ tướng thứ nhất Sisowath Sirik Matak đã tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu chống lại Hoàng thân Norodom Sihanouk và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Khmer. Continue reading “19/03/1970: Campuchia tuyên bố tình trạng khẩn cấp”

18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia

Nguồn: U.S. bombs Cambodia for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lần đầu tiên trong chiến tranh, các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã chuyển hướng từ các mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam sang tấn công các căn cứ địa và khu tiếp tế nghi ngờ là của lực lượng cộng sản ở Campuchia. Continue reading “18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia”

17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: National Security Council reviews situation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã chủ trì một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor đã trình bày một đánh giá đầy đủ về tình hình tại Việt Nam. Continue reading “17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam”

16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời

Nguồn: “Father of the Constitution” is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1751, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Mỹ, người ghi lại Hội nghị lập hiến Philadelphia, một trong số các tác giả của tập bài viết Federalist Papers (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và là vị Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã chào đời tại một đồn điền ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông đã hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm và, vào năm 1769, đã giúp thành lập Hiệp hội Whig, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic đã được thành lập trước đó. Continue reading “16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời”

15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam

Nguồn: President Nixon hints at reintervention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon gợi ý rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 27/01/1973, nhưng cả hai bên đều liên tục vi phạm thỏa thuận vì họ đang cố giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, cả hai bên tiếp tục chiến đấu trong cái gọi là “cuộc chiến ngừng bắn” (cease-fire war). Continue reading “15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”

14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein

Nguồn: Albert Einstein born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Albert Einstein – con trai của một kỹ sư điện người Do Thái sinh sống ở Ulm, Đức – đã ra đời. Lý thuyết tương đối (thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp) của Einstein đã làm thay đổi quan điểm của con người về vũ trụ, đồng thời công trình về lý thuyết hạt và năng lượng của ông đã làm nền tảng cho cơ học lượng tử, và sau này là bom nguyên tử.

Sau quãng đời thơ ấu ở Đức và Ý, Einstein đến theo học vật lý và toán học tại Học viện Bách khoa Liên bang tại Zurich, Thụy Sĩ. Ông trở thành một công dân Thụy Sĩ và đã được nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich trong khi làm việc tại Cục Bằng Sáng chế Thụy Sĩ ở Bern vào năm 1905. Đây cũng là năm mà các nhà sử học nghiên cứu sự nghiệp của Einstein gọi là annus mirabilis – “Năm Kỳ diệu” – khi ông cho xuất bản năm nghiên cứu lý thuyết vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành vật lý hiện đại. Continue reading “14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein”