Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s spy agency now watches for doomsayers,” Nikkei Asia, 21/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với quyền kiểm soát ‘an ninh kinh tế’ ngày càng tăng, Bộ An ninh Quốc gia đang tỏ ý sẽ mạnh tay đàn áp các ý kiến tiêu cực.

Hồi đầu tháng này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thường niên để đề ra các chính sách kinh tế cho năm tới, nhưng cơ quan tình báo của đất nước lại là cơ quan đầu tiên báo cáo chi tiết về những gì đã được quyết định trong cuộc họp.

Điều kỳ lạ thứ hai là một câu trong tuyên bố được Bộ An ninh Quốc gia đăng trên mạng xã hội WeChat. Nó ám chỉ một cuộc trấn áp những ý kiến tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế”

24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks

Nguồn: Viet Cong bomb Brinks Hotel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, hai đặc vụ Việt Cộng cải trang thành lính Việt Nam Cộng hoà đã để lại một chiếc xe hơi chứa đầy chất nổ gần Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, vốn là nơi cư trú của các sĩ quan Mỹ. Đã có hai người Mỹ thiệt mạng trong vụ nổ, trong khi 65 người Mỹ khác và người Việt Nam bị thương. Continue reading “24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks”

23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân

Nguồn: The journal “Science” publishes first report on nuclear winter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, các cư dân của Trái Đất đã nhận được một món quà Giáng sinh sớm rùng rợn, khi một nhóm các nhà khoa học trong đó có Carl Sagan xuất bản một bài báo có tựa đề: “Nuclear Winter: Global Consequences of Multiple Nuclear Explosions” (Mùa đông hạt nhân: Hậu quả toàn cầu của nhiều vụ nổ hạt nhân). Bài viết này giới thiệu khái niệm “mùa đông hạt nhân,” thời kỳ giá lạnh và tăm tối bao trùm toàn cầu có thể xảy ra do chiến tranh hạt nhân. Continue reading “23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân”

21/12/1970: Tổng thống Nixon gặp Elvis Presley

Nguồn: President Nixon meets Elvis Presley, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, ngôi sao nhạc rock Elvis Presley đã được Tổng thống Richard M. Nixon chào đón tại Nhà Trắng. Chuyến thăm của Presley không chỉ là một cuộc gặp xã giao: Ông muốn gặp Nixon để đề xuất được phục vụ trong cuộc chiến chống ma túy của chính phủ.

Ba tuần trước đó, Presley, người muốn tách biệt bản thân khỏi mối liên hệ giữa nhạc rock-and-roll với việc sử dụng ma túy và phản văn hóa, đã gặp phó tổng thống của Nixon, Spiro Agnew, ở Palm Springs, California, và đề nghị sử dụng sức ảnh hưởng của mình để giúp quảng bá chiến dịch chống ma túy của chính quyền. Sau đó, vào ngày 20/12, Presley bay đến Washington, nhận phòng ở khách sạn bằng một cái tên giả. Ngày hôm sau, ông và hai vệ sĩ của mình tiến đến cổng Nhà Trắng, nơi Presley đưa cho người bảo vệ một lá thư viết tay. Continue reading “21/12/1970: Tổng thống Nixon gặp Elvis Presley”

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.

Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần trước, người ta có thể nghĩ rằng ông đã hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa bãi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hãy ra đi. Continue reading “Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?”

Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s War Party,” Foreign Affairs, 01/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

“Nếu có Putin thì có nước Nga; nếu không có Putin thì không có nước Nga,” chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là “đa số ủng hộ Putin,” chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng. Continue reading “Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin”

19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov released from internal exile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định trả tự do cho Andrei Sakharov và vợ ông, Elena Bonner, khỏi cảnh lưu đày trong nước ở Gorky, một thành phố lớn trên Sông Volga mà khi đó đang bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Động thái này được ca ngợi là bằng chứng cho thấy cam kết của Gorbachev nhằm giảm bớt đàn áp chính trị nội bộ ở Liên Xô. Continue reading “19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do”

Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Putin’s tip lead Xi to purge his foreign minister?,” Nikkei Asia, 14/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi Tần Cương biến mất, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường về cuộc chiến Ukraine.

Những vấn đề thúc đẩy các quyết định chính trị đôi khi có thể kịch tính hoặc kỳ lạ đến mức khó tin.

Theo tiết lộ từ các nguồn tin quen thuộc với quan hệ Trung-Nga, vụ thanh trừng bất ngờ và bí ẩn đối với Ngoại trưởng Tần Cương hồi mùa hè này nhiều khả năng là do Moscow chỉ điểm. Continue reading “Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?”

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

Nguồn: Charlie Savage, Jonathan Swan, và Maggie Haberman, “Why a Second Trump Presidency May Be More Radical Than His First,” New York Times, 04/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Donald Trump từ lâu đã thể hiện bản năng của một nhà độc tài, nhưng các chính sách của ông đang trở nên phức tạp hơn, trong khi các cơ chế để kiểm soát ông lại dần yếu đi.

Mùa xuân năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng xe tăng và quân đội để đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hầu hết người phương Tây, thuộc mọi đảng phái, đều kinh hoàng trước cuộc đàn áp khiến hàng trăm nhà hoạt động sinh viên thiệt mạng. Nhưng một người Mỹ lại cảm thấy ấn tượng. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?”

17/12/1862: Ulysses S. Grant trục xuất người Do Thái

Nguồn: Union General Ulysses S. Grant expels Jews from his military district, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tướng Liên minh Miền Bắc Ulysses S. Grant đã trút giận lên những nhà đầu cơ bông người Do Thái, những người mà ông cho là đang đứng sau thị trường bông chợ đen. Grant đã ra lệnh trục xuất toàn bộ người Do Thái khỏi quân khu dưới quyền mình, bao gồm các vùng Tennessee, Mississippi và Kentucky. Continue reading “17/12/1862: Ulysses S. Grant trục xuất người Do Thái”

16/12/1998: Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq

Nguồn: President Clinton orders air attack on Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố ông đã ra lệnh không kích Iraq vì nước này từ chối hợp tác với các thanh sát viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc. Quyết định của Clinton không nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt trong Quốc hội Mỹ, những người cáo buộc Clinton sử dụng các cuộc không kích để hướng sự chú ý khỏi các thủ tục luận tội đang diễn ra chống lại ông. Chỉ một ngày trước đó, Hạ viện đã đưa ra một báo cáo cáo buộc Clinton phạm “các tội nặng nhẹ” (high crimes and misdemeanors) liên quan đến vụ bê bối Monica Lewinsky, trong đó Clinton đã có quan hệ tình dục bất chính với nữ thực tập sinh của Phòng Bầu dục, rồi sau đó nói dối về việc này. Continue reading “16/12/1998: Tổng thống Clinton ra lệnh không kích Iraq”

Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Is There Such Thing as a Global South?,” Foreign Policy, 09/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách phân loại này khơi gợi nhiều cảm xúc, nhưng về cơ bản, nó là một cách phân loại sai.

Chúng ta cần nói về “Phương Nam toàn cầu” (global south). Nhưng không phải về hơn 120 quốc gia thường được xếp vào danh sách này, mà về chính ý tưởng phương Nam toàn cầu – và cách mà nó đã thống trị diễn ngôn quốc tế trong những năm gần đây. Trước tiên, cần đặt một câu hỏi cơ bản: Có tồn tại cái gọi là phương Nam toàn cầu hay không? Continue reading “Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?”

14/12/1863: Tổng thống Lincoln ân xá cho em gái của vợ

Nguồn: President Lincoln pardons his sister-in-law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố ân xá cho Emilie Todd Helm, em gái cùng cha khác mẹ của vợ ông, Mary Lincoln, đồng thời là góa phụ của một vị tướng Hợp bang miền Nam. Lệnh ân xá cho Helm là một trong những lệnh ân xá đầu tiên theo Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết của Lincoln, được ông công bố chưa đầy một tuần trước đó. Bản tuyên ngôn là kế hoạch của tổng thống nhằm tái hòa nhập miền Nam. Một phần của kế hoạch cho phép các cựu quân nhân miền Nam được ân xá nếu họ chịu tuyên thệ trung thành với nước Mỹ. Lựa chọn này được để ngỏ cho tất cả mọi người, ngoại trừ các quan chức cao nhất của phe Hợp bang. Continue reading “14/12/1863: Tổng thống Lincoln ân xá cho em gái của vợ”

12/12/1989: Bà trùm bất động sản Leona Helmsley bị kết án tù

Nguồn: Real estate mogul Leona Helmsley sentenced to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Leona Helmsley, được báo chí đặt biệt danh là “Bà hoàng bủn xỉn” (Queen of Mean), đã nhận bản án 4 năm tù, 750 giờ phục vụ cộng đồng, và khoản tiền phạt gian lận thuế 7,1 triệu USD ở New York. Helmsley đã bị nhiều người căm ghét vì từng châm biếm rằng “chỉ những kẻ thấp cổ bé miệng mới phải đóng thuế.”

Chồng của Leona, Harry, là một trong những ông trùm bất động sản giàu có nhất thế giới, nắm giữ khối tài sản ước tính từ 5 tỷ đến 10 tỷ USD. Hai vợ chồng sống trong một căn penthouse sang trọng nhìn ra Công viên Trung tâm và còn sở hữu một dinh thự hoành tráng khác ở Greenwich, Connecticut. Leona, người điều hành Khách sạn Helmsley trên Đại lộ Madison, bị nhân viên của mình ghét cay ghét đắng. Continue reading “12/12/1989: Bà trùm bất động sản Leona Helmsley bị kết án tù”

Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan

Nguồn: Neal E. Robbins, “Hong Kong’s Choiceless Elections: A Cautionary Tale for Taiwan,” The Diplomat, 4/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. “Mọi chuyện không còn như trước nữa,” anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. “Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ” của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận. Continue reading “Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan”

Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Biden summit leaves China’s economic policies up in air,” Nikkei Asia, 07/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hội nghị trung ương ba nhiều khả năng sẽ bị hoãn đến năm 2024, và vấn đề Evergrande cũng chưa được giải quyết.

Chưa đầy hai tuần sau khi trở về từ Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Thượng Hải vào cuối tháng 11, lần đầu tiên sau một thời gian dài.

Trong một động thái hiếm hoi, lịch trình chuyến thị sát từ ngày 28/11 của Tập đã được cơ quan chức năng tiết lộ trước và được lan truyền rộng rãi trên cả nước. Continue reading “Chính sách kinh tế của Trung Quốc đang bế tắc như thế nào?”

10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills

Nguồn: Sex scandal leads to political fallout for Arkansas congressman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Hạ nghị sĩ Wilbur D. Mills, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Arkansas, đã từ chức chủ tịch Ủy ban Trù khoản (Committee on Ways and Means) của Hạ viện sau vụ bê bối tình dục bị công khai đầu tiên trên chính trường Mỹ.

Ngày 7/10/1974, lúc 2 giờ sáng, Mills đã bị cảnh sát công viên chặn lại khi đang lái xe vào ban đêm nhưng lại tắt đèn. Hạ nghị sĩ 65 tuổi, một chính trị gia có ảnh hưởng và một người đàn ông đã có gia đình, được nhìn thấy rõ ràng trong tình trạng say xỉn với khuôn mặt trầy xước, còn người đi cùng ông, Annabell Battistella, 38 tuổi, thì bị bầm tím ở mắt. Battistella sau đó còn nhảy xuống Hồ chứa nước Tidal gần Đài tưởng niệm Jefferson và đã bị cảnh sát kéo ra ngoài. Sau đó, cô được xác định là một vũ nữ thoát y nổi tiếng với biệt danh “Fanne Foxe” và “Argentine Firecracker.” Continue reading “10/12/1974: Bê bối tình dục của Wilbur D. Mills”

09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza

Nguồn: Intifada begins on Gaza Strip, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, tại Dải Gaza do Israel chiếm đóng, người Palestine đã phát động đợt bạo loạn đầu tiên trong phong trào intifada, hay “nổi dậy” trong tiếng Ả Rập, một ngày sau khi một chiếc xe tải Israel đâm vào một toa xe chở công nhân Palestine ở quận tị nạn Jabalya của Gaza, khiến 4 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Người Palestine ở Gaza coi vụ việc là một hành động trả đũa có chủ ý sau khi một người Do Thái bị sát hại ở Gaza vài ngày trước đó. Người Palestine đã xuống đường biểu tình, đốt nhiều lốp xe, và ném đá cùng bom xăng vào cảnh sát và quân đội Israel. Tại Jabalya, một chiếc xe tuần tra của quân đội Israel đã bắn vào những kẻ tấn công người Palestine, khiến một thiếu niên 17 tuổi thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ngày hôm sau, lính dù Israel được cử đến Gaza để dập tắt bạo lực, nhưng bạo loạn đã lan sang Bờ Tây do Israel chiếm đóng. Continue reading “09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza”

07/12/1862: Trận Prairie Grove, Arkansas

Nguồn: Battle of Prairie Grove, Arkansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, quân Liên minh miền Bắc đã bảo toàn vùng tây bắc Arkansas và tây nam Missouri khi một lực lượng do Tướng James G. Blunt chỉ huy đã cầm chân lực lượng Hợp bang miền Nam dưới sự chỉ huy của Tướng Thomas Hindman trong Trận Prairie Grove, Arkansas. Continue reading “07/12/1862: Trận Prairie Grove, Arkansas”

05/12/1776: Hội huynh đệ Phi Beta Kappa được thành lập

Nguồn: Phi Beta Kappa fraternity is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, tại Williamsburg, Virginia, năm sinh viên của Đại học William và Mary đã tập trung tại Quán rượu Raleigh để thành lập một hội huynh đệ mới, Phi Beta Kappa. Với mục tiêu tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Mỹ, thay vì các nguyên tắc của Anh hay Đức, hội huynh đệ mới đã tham gia vào cuộc tranh luận chính trị sôi nổi vốn là điển hình trong đời sống sinh viên tại trường đại học ở thủ phủ Virginia. Continue reading “05/12/1776: Hội huynh đệ Phi Beta Kappa được thành lập”