28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Nguồn: First NATO Military Action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.

Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Continue reading “28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO”

27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Nguồn: Britain recognizes U.S. authority over Western Hemisphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Continue reading “27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu”

26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế

Nguồn: Mass graves discovered in Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lực lượng liên minh Mỹ – Việt Nam Cộng hòa, những người đã chiếm lại cố đô Huế từ tay quân đội Bắc Việt sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đã tìm thấy những ngôi mộ tập thể đầu tiên ở Huế.

Người ta phát hiện ra rằng lực lượng cộng sản, trong 25 ngày chiếm giữ thành phố, đã giết khoảng 2.800 thường dân mà họ xác định là những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn. Một nguồn có thẩm quyền ước tính rằng lực lượng cộng sản có thể đã giết chết khoảng 5.700 người ở Huế. Continue reading “26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế”

25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua

Nguồn: Legal Tender Act passed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền Pháp định (Legal Tender Act), cho phép sử dụng tiền giấy để thanh toán hóa đơn của chính phủ. Điều này đã chấm dứt chính sách lâu nay là chỉ sử dụng vàng hoặc bạc trong các giao dịch, và cũng cho phép chính phủ tài trợ cho cuộc nội chiến tốn kém thêm một thời gian rất lâu sau khi dự trữ vàng và bạc đã cạn kiệt.

Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Liên bang bắt đầu thiếu hụt ngân sách. Một số đề xuất liên quan đến việc sử dụng trái phiếu đã được đưa ra. Cuối cùng, Quốc Hội bắt đầu in tiền, điều mà chính phủ Hợp bang vốn đã làm từ đầu cuộc chiến. Continue reading “25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua”

24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean

Nguồn: Reagan announces Caribbean Basin Initiative, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố một chương trình mới về hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia vùng Caribbean nhằm mục đích “ngăn chặn việc lật đổ các chính phủ trong khu vực” bởi các lực lượng cộng sản “tàn bạo và toàn trị.” Sáng kiến Lòng chảo Caribbean (Caribbean Basin Initiative, CBI) là một phần trong nỗ lực của chính quyền Reagan nhằm hạn chế những gì họ cho là sự trỗi dậy nguy hiểm trong hoạt động cộng sản ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Continue reading “24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean”

23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima

Nguồn: U.S. flag raised on Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong trận chiến đẫm máu ở Iwo Jima, Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Trung đội 3, Đại đội E, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 đã chiếm được đỉnh núi Suribachi, điểm cao nhất đồng thời là vị trí chiến lược nhất của hòn đảo, và đã dựng lên lá cờ Mỹ. Nhiếp ảnh gia hải quân Louis Lowery đã ghi lại hình ảnh lịch sử này.

Những người lính Mỹ tham gia chiến đấu giành quyền kiểm soát sườn núi Suribachi đã reo hò khi lá cờ được giương lên, và vài giờ sau, nhiều lính thủy đã tiến đến với một lá cờ lớn hơn. Joe Rosenthal, nhiếp ảnh gia của Associated Press, đã gặp họ trên đường đi và chụp lại hình ảnh lá cờ thứ hai cùng với một nhiếp ảnh gia và một thợ quay phim của thủy quân lục chiến. Continue reading “23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima”

22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối

Nguồn: Mussolini wounded by mortar bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trung sĩ Benito Mussolini, người sau này là lãnh tụ lực lượng Phát xít Ý, đã bị thương trong một vụ nổ súng cối bất ngờ, xảy ra ở Isonzo thuộc Mặt trận Ý trong Thế chiến I.

Sinh ra ở Predappio, Ý vào năm 1883, là con trai của một thợ rèn và một giáo viên, Mussolini là người đọc nhiều và trong phần lớn cuộc đời ông là người tự học. Ông từng làm giáo viên và nhà báo theo chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông bị bắt và bị bỏ tù vì đã dẫn đầu các cuộc biểu tình ở tỉnh Forli chống lại cuộc chiến của Ý ở Libya năm 1911 – 1912. Continue reading “22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối”

21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội”

Nguồn: Tojo makes himself “military czar”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo ngày một nhiều thêm khi ông giữ vai trò Tổng Tư lệnh, một vị trí cho phép ông trực tiếp kiểm soát quân đội Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường huấn luyện Sĩ quan Quân đội, Tojo được gửi tới Berlin làm tùy viên quân sự của Nhật sau Thế chiến I. Nổi danh về sự khắc nghiệt và tính kỷ luật, Tojo được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn I Bộ binh khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi về nước, Tojo đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng đi đầu trong việc giúp quân đội tăng cường kiểm soát chính sách đối ngoại, ủng hộ việc ký Hiệp ước Ba bên năm 1940 với Đức và Ý, từ đó đưa Nhật trở thành một cường quốc phe Trục. Continue reading “21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội””

20/02/1976: SEATO giải thể

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.” Continue reading “20/02/1976: SEATO giải thể”

19/02/1981: Mỹ tuyên bố cuộc nổi dậy ở El Salvador là một âm mưu cộng sản

Nguồn: United States calls situation in El Salvador a communist plot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, chính phủ Mỹ đã công bố một báo cáo trình bày chi tiết về cách làm thế nào “cuộc nổi dậy ở El Salvador đã chuyển thành ví dụ điển hình cho hành động xâm lược vũ trang gián tiếp của các cường quốc cộng sản.” Báo cáo này cũng cho thấy rằng chính quyền mới của Ronald Reagan đã sẵn sàng tiến hành những biện pháp mạnh mẽ chống lại cái mà họ coi là mối đe dọa cộng sản đối với Trung Mỹ.

Khi chính quyền Reagan bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 1981, họ đã phải đối mặt với hai vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Mỹ. Tại Nicaragua, chính quyền Reagan lo ngại về chế độ Sandinista, một chính phủ cánh tả nắm quyền năm 1979 sau sự sụp đổ của nhà độc tài Anastacio Somoza. Continue reading “19/02/1981: Mỹ tuyên bố cuộc nổi dậy ở El Salvador là một âm mưu cộng sản”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway

Nguồn: Japanese sub bombards Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm của Nhật đã bắt đầu một cuộc tấn công dữ dội lên Midway, một đảo san hô được sử dụng làm căn cứ cho Hải quân Mỹ. Đó là lần thứ tư các tàu Nhật Bản tấn công vào đảo này kể từ ngày 07/12.

Việc chiếm giữ Midway là một phần quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm tạo ra tuyến phòng thủ kéo dài từ Quần đảo Aleutian ở phía bắc, đến các quần đảo Midway, Wake, Marshall và Gilbert ở phía nam, sau đó rẽ sang phía tây đến Tây Ấn Hà Lan (Indonesia). Chiếm được Midway cũng có nghĩa là tước khỏi tay nước Mỹ một căn cứ tàu ngầm, đồng thời tạo ra bệ phóng hoàn hảo cho một cuộc tấn công toàn diện lên Hawaii. Continue reading “10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway”

09/02/1825: Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được Hạ viện quyết định

Nguồn: Presidential election decided in the House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1825, vì không có ứng cử viên Tổng thống nào nhận được đa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 1824, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu bầu chọn John Quincy Adams, người giành được ít phiếu hơn Andrew Jackson trong đợt bầu cử phổ thông, trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ. John Quincy Adams là con trai của John Adams, vị Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Trong cuộc bầu cử năm 1824, một ứng viên muốn trở thành Tổng thống cần đạt được 131 phiếu đại cử tri, nhỉnh hơn một nửa so với tổng số 261 phiếu. Dù chúng không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc, nhưng lần đầu tiên các phiếu phổ thông được tính trong cuộc bầu cử này. Continue reading “09/02/1825: Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được Hạ viện quyết định”

08/02/1949: Hồng y Mindszenty của Hungary bị kết án

Nguồn: Cardinal Mindszenty of Hungary sentenced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, Hồng Y József Mindszenty, giáo chức Công giáo cao nhất Hungary, đã bị Toà án Nhân dân Cộng sản kết tội phản quốc và bị kết án tù chung thân. Các nhà quan sát ở Tây Âu và Hoa Kỳ đã tức giận, lên án phiên tòa và việc buộc tội Mindszenty là “gian dối” và “trái pháp luật.”

Hồng y Mindszenty đã quá quen với các vụ bắt bớ chính trị. Trong Thế chiến II, chính quyền phát xít của Hungary đã bắt giữ ông vì dám phát biểu lên án chiến dịch đàn áp người Do Thái trong nước. Sau chiến tranh, khi chế độ cộng sản lên nắm quyền tại Hungary, ông tiếp tục công việc chính trị của mình, tố cáo sự áp bức chính trị và thiếu tự do tôn giáo ở nước ông. Continue reading “08/02/1949: Hồng y Mindszenty của Hungary bị kết án”

07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời

Nguồn: King Hussein of Jordan dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, vua Hussein bin Talal, nguyên thủ quốc gia có thời gian nắm quyền điều hành lâu nhất trong thế kỷ 20, đã qua đời, và con trai ông, hoàng tử Abdallah bin Hussein, lên kế vị ngôi vua Jordan.

Hussein trở thành vị vua thứ ba theo Hiến pháp 1952 của Jordan, và đã chứng tỏ là một nhà lãnh đạo vĩ đại trong nước và trên khắp Trung Đông. Ông là một thành viên của triều đại nhà Hashemite, được cho là các hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Muhammad. Nhà Hashemite trở thành những người cai trị Jordan sau khi Đế chế Ottoman tan rã vào đầu thế kỷ 20. Continue reading “07/02/1999: Vua Hussein của Jordan qua đời”

06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ

Nguồn: Anastasia arrives in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, một người phụ nữ tự xưng là Anastasia Tschaikovsky – con gái út của Nga hoàng Nicholas II vừa bị ám sát cách đó không lâu – đã đến thành phố New York. Cô tổ chức một cuộc họp báo trên tàu Berengaria, giải thích rằng mình đến đây để chỉnh lại xương hàm. Theo lời Anastasia, nó bị đánh vỡ bởi một người lính Bolshevik, khi cô cố gắng chạy trốn khỏi cuộc hành hình cả gia đình mình tại Ekaterinburg, Nga vào tháng 07/1918.

Người chào mừng Tschaikovsky đến New York là Gleb Botkin, con trai của bác sĩ riêng cho gia đình Romanov. Cha ông đã bị giết chết cùng với các bệnh nhân của mình vào năm 1918. Botkin gọi Anastasia là “Công chúa” và tuyên bố rằng không nghi ngờ gì, đây chính là Nữ Công tước Anastasia mà ông đã từng chơi cùng khi còn nhỏ. Continue reading “06/02/1928: Người tự xưng là con gái Sa hoàng Nicholas II đến Mỹ”

05/02/1631: Roger Williams đến Mỹ

Nguồn: Roger Williams arrives in America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1631, Roger Williams, người lập nên Đảo Rhode, đồng thời là một trong số các lãnh đạo tôn giáo quan trọng của Mỹ, đã từ Anh đến Boston, Thuộc địa Vịnh Massachusetts.

Williams, một người Thanh giáo (Puritan), đã làm giáo viên trước khi trở thành mục sư trong một thời gian ngắn tại Plymouth và sau đó tại Salem. Một vài năm sau khi ông đến, Williams đã làm chính quyền Thanh giáo của Massachusetts tức giận với những bài phát biểu chống lại quyền trừng phạt sự bất đồng chính kiến/ bất đồng tôn giáo của chính quyền dân sự và chống lại hành động tịch thu đất của người bản địa. Tháng 10/1635, ông bị Tòa án trục xuất khỏi Thuộc địa Vịnh Massachusetts. Continue reading “05/02/1631: Roger Williams đến Mỹ”

04/02/1861: Hợp bang miền Nam được thành lập

Nguồn: States meet to form Confederacy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, tại Montgomery, Alabama, các đại biểu từ South Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, và Louisiana đã tập hợp để thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America).

Ngay từ năm 1858, xung đột giữa miền Bắc và miền Nam nước Mỹ về vấn đề chế độ nô lệ đã khiến cho các nhà lãnh đạo miền Nam thảo luận về việc tách khỏi Hợp Chúng Quốc. Đến năm 1860, đa số các bang theo chế độ nô lệ đã công khai đe doạ sẽ ly khai nếu Đảng Cộng hòa, đảng chống nô lệ, chiến thắng trong bầu cử Tổng thống. Continue reading “04/02/1861: Hợp bang miền Nam được thành lập”

03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời

Nguồn: Woodrow Wilson dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ thứ 28, đã qua đời tại Washington, D.C., ở tuổi 67.

Năm 1912, Wilson, đại diện Đảng Dân chủ, Thống đốc bang New Jersey, đã được bầu làm Tổng thống sau chiến thắng áp đảo trước William Howard Taft, Tổng thống đương nhiệm kiêm ứng viên Đảng Cộng hòa, và ứng viên Đảng Cấp tiến Theodore Roosevelt. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Wilson là việc Thế chiến I bùng nổ và những nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự trung lập của nước Mỹ. Năm 1916, ông tái đắc cử sau chiến thắng sít sao trước Charles Evans Hughes, ứng viên Đảng Cộng hòa. Continue reading “03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời”

02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin

Nguồn: United States rejects proposal for conference with Stalin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trước đề xuất của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mời Tổng thống Harry S. Truman đến Liên Xô để tham dự một hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã lên tiếng từ chối và mô tả ý tưởng này là một “cuộc tập trận chính trị.” Sự ngờ vực lẫn nhau này đã trở thành minh chứng cho đối đầu ngoại giao Mỹ – Xô vốn rất đặc trưng trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “02/02/1949: Mỹ bác bỏ đề xuất hội đàm với Stalin”