08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức

Nguồn: Lee offers resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, sau thất bại tại Gettysburg, Pennsylvania, Tổng tư lệnh Robert E. Lee đã gửi tới Tổng thống Hợp bang miền Nam, Jefferson Davis, lá thư xin từ chức chỉ huy quân đội Bắc Virginia.

Bức thư đến tay Davis hơn một tháng sau khi Lee rút khỏi Pennsylvania. Ban đầu, nhiều người ở miền Nam tự hỏi liệu Lee có thực sự thua cuộc hay không. Mục đích của Lee là đánh đuổi quân Liên minh miền Bắc ra khỏi Virginia, và ông đã làm vậy. Quân Potomac (Army of the Potomac) đã phải chịu đựng hơn 28.000 thương vong, và khả năng tấn công của quân Liên minh đã tạm thời bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, Quân Bắc Virginia (Army of Northern Virginia) cũng phải chịu 23.000 thương vong, gần một phần ba tổng số lực lượng của họ. Sau nhiều tuần lễ, khi quân đội Liên minh quay trở lại Virginia, mọi chuyện trở nên rõ ràng là phe Hợp bang đã phải chịu thất bại nặng nề ở Gettysburg. Khi báo chí bắt đầu suy đoán về khả năng lãnh đạo của Lee, vị tướng vĩ đại này đã ngẫm nghĩ lại về chiến dịch đó tại tổng hành dinh của ông ở Orange Courthouse, Virginia. Continue reading “08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức”

21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh

Nguồn: Spain declares war against Great Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Tây Ban Nha đã tuyên chiến với Anh và tạo ra một liên minh trên thực tế với người Mỹ.

Vua Charles III của Tây Ban Nha không chấp nhận một hiệp định liên minh với Mỹ. Việc một đế quốc khuyến khích thuộc địa của một đế quốc khác nổi dậy là trò chơi nguy hiểm mà ông không muốn tham gia. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp, Charles Gravier, bá tước xứ Vergennes, đã thương lượng một hiệp ước để Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến chống lại người Anh. Trở thành đồng minh của đồng minh của Mỹ, Tây Ban Nha đã gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy với một khoảng cách ngoại giao thận trọng. Continue reading “21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh”

19/06/1864: USS Kearsarge đánh chìm CSS Alabama

Nguồn: USS Kearsarge sinks CSS Alabama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, tàu chiến thương mại[1] thành công nhất và đáng sợ nhất của Hợp bang miền Nam, CSS Alabama, đã bị tàu USS Kearsarge của Liên minh miền Bắc đánh chìm sau một trận chiến ngoạn mục ngoài khơi bờ biển Pháp.

Được chế tạo ở một xưởng đóng tàu của Anh, sau đó được quân Hợp bang mua về vào năm 1861, Alabama là con tàu thuộc loại hiện đại nhất thời bấy giờ, với chiều dài 220 feet và tốc độ lên đến 13 hải lý/giờ. Tàu được trang bị một buồng cơ khí riêng và có đủ lượng than để ra khơi trong 18 ngày, nhưng cánh buồm của nó còn giúp kéo dài thời gian đó. Continue reading “19/06/1864: USS Kearsarge đánh chìm CSS Alabama”

29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ

Nguồn: Kansas enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Kansas, với tư cách một bang tự do, đã trở thành tiểu bang thứ 34 được kết nạp vào Liên minh miền Bắc (the Union). Cuộc đấu tranh giữa phe ủng hộ và phe chống đối chế độ nô lệ ở Kansas là một trong các nhân tố chính gây ra Nội chiến Mỹ.

Năm 1854, Kansas và Nebraska là các vùng lãnh thổ dùng chủ quyền nhân dân (phổ thông đầu phiếu) để quyết định vấn đề chế độ nô lệ. Trong khi không có tranh luận nào về vấn đề này ở Nebraska, vì bang này gồm toàn người định cư từ miền Trung Tây, nơi không có chế độ nô lệ; thì ở Kansas, tình hình lại rất khác. Dù hầu hết người dân đều theo chủ nghĩa bãi nô, vẫn có khá nhiều người Missouri ủng hộ chế độ nô lệ sống ở vùng biên giới. Continue reading “29/01/1861: Kansas được sáp nhập vào Mỹ”

02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc

uscw

Nguồn: “American Civil War ends”, History.com (truy cập ngày 2/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1865, trong một sự kiện thường được coi là đánh dấu sự kết thúc của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Đại tướng của phe Liên minh miền Nam (Confederate States of America) Edmund Kirby Smith, chỉ huy lực lượng Liên minh ở phía tây sông Mississippi, đã ký các điều khoản đầu hàng được đưa ra bởi các nhà đàm phán Liên bang miền Bắc (the Union). Với sự đầu hàng của Smith, quân đội miền Nam cuối cùng đã chấm dứt tồn tại, đánh dấu sự kết thúc chính thức cho bốn năm đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Continue reading “02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc”

16/12/1773: Tiệc trà Boston

Boston_Tea_Party

Nguồn:The Boston Tea Party,” History.com (truy cập ngày 15/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1773, tại cảng Boston, một nhóm các cư dân thuộc địa Massachusetts cải trang thành người da đỏ Mohawk đã đột nhập lên ba chiếc tàu Anh và đổ 342 kiện chè xuống biển.

Cuộc đột kích lúc nửa đêm, thường được gọi là “Tiệc trà Boston,” được tổ chức để phản đối Đạo luật Trà năm 1773 của Quốc hội Anh, một dự luật được đưa ra nhằm cứu Công ty Đông Ấn đang suy sụp bằng cách giảm đáng kể thuế trà và cấp giấy phép độc quyền buôn bán trà ở Mỹ. Mức thuế thấp cho phép Công ty Đông Ấn bán phá giá trà, thậm chí còn rẻ hơn trà nhập lậu của các thương nhân Hà Lan, và nhiều cư dân thuộc địa đã coi đạo luật này là một ví dụ khác của sự chuyên quyền về thuế khóa. Continue reading “16/12/1773: Tiệc trà Boston”