05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”

20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine

Nguồn: Arafat elected leader of Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Hội đồng Quốc gia Palestine (Palestinian National Council) với 88,1% phiếu bầu phổ thông, trở thành nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên trong lịch sử Palestine.

Ban đầu, Arafat, nhà sáng lập Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO), lựa chọn sử dụng chiến tranh du kích và khủng bố nhắm vào Israel trong cuộc đấu tranh cho một nhà nước Palestine độc lập. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, ông làm choáng váng cả Israel và thế giới khi chuyển hướng sang các giải pháp ngoại giao trong hành trình tìm kiếm quê hương cho người Palestine. Arafat đã thuyết phục PLO chính thức thừa nhận quyền của Israel được cùng tồn tại với nhà nước độc lập Palestine, và năm 1993, ông đã ký Tuyên bố Nguyên tắc Israel và Palestine (Israel-Palestinian Declaration of Principles) lịch sử với Thủ tướng Israel, Yitzhak Rabin. Continue reading “20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine”

13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine

Nguồn: Truman announces inquiry into Jewish settlement in Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman thông báo việc thành lập một ủy ban điều tra để xem xét việc giải quyết tình trạng người Do Thái ở Palestine.

Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến II, quân Đồng Minh đã giúp giải phóng nhiều trại tử thần (death camp) nơi mà chế độ Đức Quốc Xã dựng lên để tập trung và giết hại hàng triệu người Do Thái. Những người Do Thái còn sống sót trong các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trước đây nay bị bỏ rơi mà không có gia đình, nhà cửa, việc làm hay tiền tiết kiệm. Continue reading “13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine”

14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập

Nguồn: State of Israel proclaimed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tại Tel Aviv, Chủ tịch Cục Sự vụ Do Thái (Jewish Agency) David Ben-Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong 2.000 năm. Trong một buổi lễ tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Ben-Gurion phát biểu “Chúng tôi qua đây tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine, với tên gọi Israel”, khiến đám đông tụ họp tại bảo tàng vỗ tay và òa khóc. Ben-Gurion trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel.

Từ xa có thể nghe thấy tiếng súng nổ từ các cuộc giao tranh nổ ra giữa người Do Thái và người Ả Rập ngay sau khi quân đội Anh rút lui vào đầu ngày hôm đó. Ai Cập đã tổ chức một cuộc không kích vào Israel ngay đêm hôm ấy. Bất chấp việc Tel Aviv bị mất điện – và cuộc xâm lược được trông chờ từ phía Ả Rập – người Do Thái vẫn vui mừng kỷ niệm sự ra đời quốc gia mới của họ, đặc biệt là sau khi nhận được tin rằng Hoa Kỳ đã công nhận nhà nước Do Thái. Vào lúc nửa đêm, Nhà nước Israel chính thức ra đời sau khi thời kỳ ủy trị của Anh tại Palestine chấm dứt. Continue reading “14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?

Nguồn:The trouble at Temple Mount”, The Economist, 17/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự rối loạn tại Núi Đền (Temple Mount) thuộc Jerusalem lại đang một lần nữa bùng lên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao “Thành phố của Hòa bình” lại dễ biến động đến vậy.

Núi Đền ở Jerusalem là một trong những mảnh đất dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu rung lên một lần nữa trong những tuần gần đây với việc các dân quân Do Thái đòi mở rộng quyền cầu nguyện, các vụ bạo loạn của người Palestine và việc giết hại nhiều người Israel trong các cuộc tấn công bằng dao hoặc xe. Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đổ lỗi cho Israel vì đã khuấy động một cuộc chiến tranh tôn giáo; Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cáo buộc ông Abbas kích động bạo lực; còn vua Abdullah II của Jordan đã rút đại sứ của mình khỏi Israel. Tại sao “Thành phố của Hoà bình” lại dễ biến động đến vậy? Continue reading “Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?”

20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát

Nguồn: King of Jordan assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, khi đang tiến vào một nhà thờ Hồi giáo ở khu vực mà người Jordan  kiểm soát nằm về phía đông Jerusalem, vua Abdullah của Jordan đã bị ám sát bởi một người Palestine theo chủ nghĩa dân tộc.

Abdullah là một thành viên của dòng họ Hashemites, một triều vua Ả Rập là hậu duệ trực tiếp của nhà Tiên tri Muhammad. Trong Thế chiến I, với sự hỗ trợ của Anh, Abdullah đã lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại ách cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Jordan. Continue reading “20/07/1951: Vua Jordan bị ám sát”

Intifada là gì?

Nguồn:What is an intifada”, The Economist, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tình  trạng bạo lực đang diễn ra tại Israel có tạo thành một cuộc intifada mới không?

Vào ngày 08/01/2017, một người dân Palestine ở Đông Jerusalem đã tông một chiếc xe tải vào một nhóm binh lính Israel không xa khu Phố cổ. Bốn binh sĩ đã thiệt mạng trước khi người lái xe, Fadi Qunbar, bị bắn chết. Loại sự cố như thế này đã trở nên phổ biến một cách nghiêm trọng: hàng trăm người Palestine đã tiến hành các cuộc tấn công tương tự kể từ tháng 09/2015. Trên thực tế, một số đã nhanh chóng coi cuộc tấn công như một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn. Một phát ngôn viên của Hamas đã ca ngợi Qunbar, nói rằng hành động của anh ta là một phần của một “intifada”. Vậy như thế nào là một “intifada”, và nó thực sự là gì? Continue reading “Intifada là gì?”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

israelobama

Nguồn:Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra? Continue reading “Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?”

29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine

israel-palestine-flag

Nguồn:U.N. votes for partition of Palestine,” History.com (truy cập ngày 28/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, bất chấp sự phản đối từ phía các nước Ả-rập, Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc phân vùng Palestine và thành lập một nhà nước Do Thái độc lập.

Cuộc xung đột hiện đại giữa người Do Thái và người Ả-rập ở Palestine bắt nguồn từ những năm 1910, khi cả hai nhóm tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Anh này. Người Do Thái là những người phục quốc (Zionist), di dân từ châu Âu và Nga về quê hương cổ xưa của mình để thành lập một nhà nước Do Thái. Người Ả-rập Palestine bản địa đã tìm cách ngăn chặn cuộc di cư của người Do Thái và thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine”

04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho

OsloAccords

Nguồn:Rabin and Arafat sign accord for Palestinian self-rule,” History.com (truy cập ngày 03/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 4 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasir Arafat đã đạt được thỏa thuận ở Cairo cho giai đoạn đầu tiên của quyền tự trị của người Palestine.

Thỏa thuận này tiếp nối Hiệp định Oslo, được ký ở Washington, D.C. vào ngày 13 tháng 9 năm 1993. Đây là thỏa thuận trực tiếp, mặt đối mặt đầu tiên giữa Israel và Palestine và nó thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Nó cũng được thiết kế với vai trò là một khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai. Continue reading “04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho”