Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam

laocongress

Nguồn:Selection of New National Leaders in Laos Indicates Tilt to Vietnam”, RFA, 22/01/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với việc bầu lên dàn lãnh đạo quốc gia mới và bắt giữ một số lãnh đạo cũ, Lào dường như đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam trong khi cố gắng đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng nhiều hơn lên đất nước  này.

Kết quả của cuộc bầu cử ủy ban trung ương đảng mới dự kiến ​​sẽ được công bố sớm tại Vientiane với việc ông Bounnhang Vorachit được chuẩn thuận giữ chức chủ tịch nước (kiêm tổng bí thư) và Thongloun Sisoulith được đề bạt chức thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội và cựu thống đốc ngân hàng trung ương (bà) Pany Yathotou cũng có thể được chấp nhận làm phó chủ tịch nước. Continue reading “Lào bầu lãnh đạo mới theo hướng nghiêng về Việt Nam”

Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un

KimJUn

Nguồn:H-bomb or A-bomb, N Korean nuke test is about Kim: An analysis“, Today Online, 08/01/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một bức hình duy nhất được phát ra bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ, cho thấy một bức thư viết tay của nhà độc tài. Bức hình chứa đầu mối cho chúng ta hiểu được thứ tư duy đằng sau tuyên bố bất ngờ và gây tranh cãi của Bắc Triều Tiên rằng họ đã thử nghiệm quả bom khinh khí (bom H) đầu tiên của mình.

Bức thư đề ngày 15 tháng 12 của Kim Jong Un kêu gọi khởi đầu một năm mới bằng những “âm thanh tuyệt vời của vụ nổ bom khinh khí đầu tiên của nước ta”. Tài liệu này kết thúc với chữ ký của Kim – gần giống như một ngôi sao nhạc rốc ký tặng người hâm mộ vậy. Continue reading “Bom A hay Bom H, tất cả câu chuyện là về Kim Jong Un”

Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc

20150314kw_0019300010

Nguồn:Japan rushes ahead at high speed in rail battle with China“, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Nhật Bản thua Trung Quốc trong việc giành thỏa thuận trị giá 5 tỷ đô la Mỹ để xuất khẩu đường sắt cao tốc sang Indonesia hồi tháng Mười, quốc gia này đã rất thất vọng trước việc hệ thống đường sắt Shinkansen yêu quý của mình, vốn là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh công nghệ Nhật Bản, bị chối bỏ.

Tuy nhiên, tháng này tình thế đã đổi ngược khi Nhật Bản vui mừng đón nhận một thỏa thuận trị giá 15 tỉ đô la để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao nối Mumbai và Ahmedabad ở Ấn Độ, trong khi các quan chức Trung Quốc khẳng định họ vẫn chưa thua vì chưa có đầu thầu công khai. Continue reading “Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc”

Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây”

24616387

Nguồn:South Korea and Japan reach landmark deal on comfort women”, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào hôm qua để giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật.

Theo thỏa thuận này, Nhật đã đưa ra một lời xin lỗi và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Những “phụ nữ giải khuây” là di sản đau đớn nhất từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản tại Hàn Quốc, kéo dài từ năm 1910 cho đến khi Nhật thất bại trong Thế Chiến II vào năm 1945. Continue reading “Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây””

Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ

ono

Nguồn:Japan grows an island to check China’s territorial ambitions“, The Financial Times, 26/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thổi bùng một cuộc cạnh tranh mới để giành quyền kiểm soát các đại dương của châu Á, nhưng trong khi cường quốc của khu vực (chỉ Trung Quốc) đang nạo vét đại dương để tạo nên các căn cứ quân sự thì Nhật Bản lại đang phát triển một hòn đảo trong một bồn tắm.

Hòn đảo này được gọi là Okinotorishima, hay “đảo chim xa”; một đảo san hô vòng xa xôi bị bão tàn phá trên Biển Philippines, nơi chỉ hai mỏm nhỏ nhô ra khi thủy triều lên. Nhật coi đảo san hô vòng này là điểm cực Nam của mình, trong khi Trung Quốc nói rằng đó không phải là đảo mà chỉ là đá. Continue reading “Nhật “nuôi” đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của TQ”

Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

20151107_blp508

Nguồn:How hurricanes get their names”, The Economist, 12/11/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 29 tháng 10 năm 2012, cơn bão Sandy (ảnh) đổ bộ vào New York. Khoảng 200 người đã thiệt mạng và thiệt hại lên tới 71 tỉ đô la, chỉ thấp hơn thiệt hại do siêu bão Katrina gây nên tại New Orleans vào năm 2005. Tuy nhiên, cả bảo Sandy lẫn Katrina sẽ không bao giờ xảy ra nữa do các nhà khí tượng đã nhanh chóng loại bỏ hai tên gọi này. Tổ chức Khí tượng Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc chọn tên bão từ các danh sách được sử dụng lại sau mỗi sáu năm, nhưng loại bỏ những tên gọi gắn liền với những cơn bão có mức độ hủy diệt khủng khiếp. Những tên gọi gây tranh cãi như Adolf và ISIS cũng bị loại ra. Vậy các cơn bão được đặt tên như thế nào và truyền thống này đã hình thành ra sao? Continue reading “Các cơn bão được đặt tên như thế nào?”