Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế.

Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự,” một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Continue reading “Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?”

Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?

Nguồn: Susan B. Glasser, “Putin the Great”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 27 tháng 1 năm 2018, Vladimir Putin đã trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của nước Nga kể từ thời Joseph Stalin. Không có diễu hành hay pháo hoa, không có những bức tượng mạ vàng đáng xấu hổ được công bố hay những màn trình diễn tên lửa hạt nhân ở Quảng trường Đỏ. Rốt cuộc, Putin không muốn bị so sánh với Leonid Brezhnev, một tay chân mày rậm có kỷ lục về thời gian nắm quyền mà ông vừa vượt qua. Brezhnev, nhà lãnh đạo Liên Xô từ năm 1964 đến năm 1982, là người nắm quyền thời Putin còn trẻ, trong  thời kỳ trì trệ kéo dài trước khi đế chế sụp đổ. Cuối cùng, ông ta trở thành đề tài của hàng triệu câu chuyện đùa, từ ông nội run rẩy của một nhà nước già nua, tới người lái tàu đưa nước Nga đến hư không. Một câu chuyện châm biếm rằng, “Stalin đã chứng minh rằng chỉ cần một người để có thể quản lý cả đất nước, còn Brezhnev đã chứng minh rằng cả đất nước không cần ai phải quản lý gì cả.” Continue reading “Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?”

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette & Richard McGregor, “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn. Continue reading “Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?

Nguồn: Donald J. Trump, “Donald J. Trump: Why I’m Suing Big Tech”, Wall Street Journal, 08/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu Facebook, Twitter và YouTube có thể kiểm duyệt tôi, họ có thể kiểm duyệt bạn — và tin tôi đi, họ đang làm như vậy.

Một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của chúng ta ngày nay là một nhóm các tập đoàn công nghệ lớn hùng mạnh đã hợp tác với chính phủ để kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ. Điều này không chỉ sai, nó còn vi hiến. Để khôi phục quyền tự do ngôn luận cho bản thân tôi và cho mọi người Mỹ, tôi đang kiện các công ty Big Tech để ngăn chặn điều này.

Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành trung tâm của tự do ngôn luận như các hội trường thành phố, báo chí và truyền hình trong các thế hệ trước. Internet là một quảng trường công cộng mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nền tảng Big Tech ngày càng trở nên trơ trẽn và vô liêm sỉ trong việc kiểm duyệt và phân biệt đối xử với các ý tưởng, thông tin và người dân trên mạng xã hội — cấm người dùng, loại các tổ chức ra khỏi nền tảng của họ, và mạnh tay ngăn chặn luồng thông tin tự do mà nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào. Continue reading “Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?”

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có một số khoảnh khắc chính trị thật khó quên. Tôi vẫn nhớ rõ từng đứng ở quảng trường Place de l’Opéra ở Paris chứng kiến Jean-Marie Le Pen phát biểu tại một cuộc mít tinh trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002. Bên cạnh tôi là các thành viên của đảng Forza Nuova, một đảng cực hữu của Ý. Đó có vẻ là một thời điểm mới và nguy hiểm đối với nền dân chủ của châu Âu.

Gần 20 năm sau, các đảng cực hữu đã là một thành phần quen thuộc hơn trong bối cảnh chính trị châu Âu. Tại Pháp, Marine Le Pen, con gái của Jean-Marie, hiện lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National). Đảng này đã thất vọng vào cuối tuần này khi không giành được quyền kiểm soát bất kỳ vùng nào của Pháp sau các cuộc bầu cử. Nhưng đảng của Le Pen đã mạnh hơn đáng kể so với 20 năm trước. Marine sẽ đại diện đảng tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới và vẫn có cơ hội chiến thắng dù mong manh. Continue reading “Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?”

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”. Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Quốc] hay không ”.

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới. Continue reading “Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How China broke the Asian model”, Financial Times, 21/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Ông thấy mô hình Trung Quốc có gì độc đáo?” Đó là câu hỏi mà một phóng viên truyền hình hỏi tôi trong chuyến thăm lần trước của tôi tới Bắc Kinh. Câu trả lời của tôi là tôi không nghĩ rằng có một mô hình kinh tế cụ thể nào của riêng Trung Quốc.

Có một mô hình phát triển Đông Á dựa trên công nghiệp hóa nhanh chóng và hướng vào xuất khẩu, được thực hiện tiên phong bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những gì Trung Quốc đã làm là theo đuổi mô hình tương tự – nhưng trên quy mô lớn. Tôi nói thêm rằng một trong những đổi mới thực sự của Trung Quốc là đất nước này đã không tự do hóa về mặt chính trị dù đã trở nên giàu có hơn. Điều này khiến Trung Quốc trở nên khác biệt so với Hàn Quốc và Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?”

‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh

Nguồn: Tsukasa Hadano, “‘Last G-7’: China revels in parody mocking US and allies”, Nikkei Asia, 16/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một con đại bàng đầu trắng ngồi ở giữa bàn đang biến giấy vệ sinh thành những tờ đô la trong khi một chú chó Akita không có ghế ngồi đang rót nước phóng xạ từ Fukushima cho những con thú khách mời khác uống.

Đây là một trong những chi tiết trong bức biếm họa dựa trên bức tranh nổi tiếng “Bữa tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci nhằm chế nhạo những nỗ lực của nhóm G7 và Hoa Kỳ trong việc xây dựng một liên minh chống lại Trung Quốc.

Với tựa đề “The Last G-7” (Hội nghị G-7 cuối cùng), tác phẩm này đã lan truyền ở Trung Quốc vào cuối tuần này sau khi nó được đăng trên trang Sina Weibo trong lúc hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 đang diễn ra ở Anh, nơi mà câu hỏi về cách đối phó với Bắc Kinh được đưa ra nhiều lần trong chương trình nghị sự. Continue reading “‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự hào về việc học được các bài học từ sự sụp đổ của các chế độ độc tài khác. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt hàng các nghiên cứu của giới hàn lâm và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu xem chế độ Liên Xô hùng mạnh một thời đã sụp đổ như thế nào.

Đây hoàn toàn không phải là một việc làm vô ích. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô, chẳng hạn như sự dàn trải sức mạnh quá đà, chạy đua vũ trang tốn kém và kinh tế trì trệ, đã giúp ĐCSTQ hình thành chiến lược tồn tại của mình trong thời kỳ hậu khủng hoảng Thiên An Môn. Nhìn chung, đảng đã được hưởng lợi từ những bài học này – cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một chiến lược hoàn toàn mới sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Continue reading “Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?”

Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?

Nguồn: Why Belarus is called Europe’s last dictatorship”, The Economist, 25/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quyết định của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko buộc một chuyến bay chở khách từ Hy Lạp đến Litva phải hạ cánh ở Minsk, thủ đô Belarus, để bắt giữ một nhà báo trên máy bay đã gây sốc cho thế giới. Nhưng có lẽ mức độ gây sốc sẽ không nhiều như khi bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác làm như vậy. Sự sẵn sàng đàn áp người dân trong khi không sẵn lòng từ bỏ quyền lực của Lukashenko đã khiến ông nổi tiếng là nhà độc tài cuối cùng của châu Âu. Năm ngoái, ông đã “đánh cắp” một cuộc bầu cử và đàn áp các cuộc biểu tình lớn sau đó. Lukashenko đã cai trị Belarus trong 26 năm qua như thế nào?

Lukashenko được bầu làm tổng thống Belarus vào năm 1994, ba năm sau khi đất nước tuyên bố độc lập khi Liên Xô giải thể. Không giống như các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, ông đã bảo tồn các di tích của chủ nghĩa cộng sản. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1917 vẫn là một ngày lễ quốc gia, và các nhà máy quốc doanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của ông. Sự tiến bộ của nền dân chủ và thị trường tự do đã rất chậm chạp. Continue reading “Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?”

Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Alaska hồi cuối tháng 3, các bài viết gây chú ý bắt đầu xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.

“Tại sao đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác của Mỹ vào năm 1999?” là tiêu đề của một bài viết như vậy.

Hoa Kỳ luôn khẳng định rằng vụ ném bom 22 năm trước là một tai nạn và chiến dịch của NATO dự định ném bom một cơ sở gần đó của Nam Tư.

Nhưng những gì thực sự xảy ra đêm đó đã trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với người dân Trung Quốc. Những thông tin như vậy được tiết lộ lúc này là một hiện tượng lạ, gần như có ai đó đang cố tình tiết lộ những bí mật đằng sau vụ việc. Continue reading “Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học”

Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: China’s football troubles reflect broader issues within the economy”, The Economist, 15/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một buổi tối nóng bức ngột ngạt để có thể chơi bóng đá. Vì những hạn chế chống Covid-19, trận đấu được diễn ra tại một địa điểm trung lập, cách Thượng Hải gần ba giờ ô tô. Một điều bất tiện khác là trận đấu bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Hai. Tuy nhiên, vài nghìn người hâm mộ vẫn thực hiện chuyến đi vào ngày 10 tháng 5 để đến xem đội bóng địa phương yêu quý của họ, Shenhua, đấu với một câu lạc bộ đến từ Hà Bắc, một tỉnh phía bắc Trung Quốc. A.G. Wan, một doanh nhân trung niên, cho biết: “Đó là một loại niềm tin đối với chúng tôi.

Những tiếng chửi thề “sha bi” vang lên bất cứ khi nào trọng tài bỏ qua những pha phạm lỗi trông rõ ràng đối với người hâm mộ. Tiếng la hò bùng lên khi một tiền vệ Shenhua ghi bàn gỡ hòa bằng một cú sút phạt hàng rào hoàn hảo ở phút cuối. Niềm đam mê của đám đông đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ bóng đá ở bất cứ đâu. Nhưng bối cảnh mà nó được vẽ lên – một giải đấu bị bủa vây bởi những vấn đề tài chính và can thiệp chính trị – là một đặc sắc Trung Quốc không thể nhầm lẫn được. Continue reading “Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc”