Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay

Nguồn: Putins Krieg: „Es ist der größte Fehler der Nato, die Flugverbotszone abzulehnen“,WELT, 16/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Estonia là quốc gia NATO duy nhất kêu gọi can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Tướng Ants Laaneots biết rõ về Nga và Ukraine, bản thân ông từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích phương Tây nên theo đuổi chiến lược nào.

Khi tướng Ants Laaneots của Estonia chưa đầy một tuổi thì cha ông bị bắt năm 1948 vì tội nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô, và gia đình ông bị đưa đi đày ở Siberia. Tuy nhiên, ông đã gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1966. Năm nay 74 tuổi, viên tướng này đã xây dựng sự nghiệp của mình phần lớn ở Ukraine. Sau khi Khối Vác-sa-va sụp đổ, ông là chỉ huy lực lượng vũ trang Estonia và là nghị sỹ quốc hội của đảng Cải cách của nữ Thủ tướng Kaja Kallas từ năm 2015. Continue reading “Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

GS. TS. Phạm Quang Minh: Từ cuộc chiến này, thế giới thay đổi như thế nào?

Tác giả: Nhà báo Phan Đăng p/v GS Phạm Quang Minh

Chiến sự Nga – Ukraine đã diễn ra, không thể ngăn cản được. Nhưng, từ đây, nhân loại chắc chắn phải suy nghĩ về những định chế để ngăn ngừa chiến tranh và giải quyết tận cùng những mâu thuẫn giữa các cực quyền lực.

Việc không thể ngăn chặn chiến sự Nga – Ukraine khiến đời sống chính trị quốc tế diễn ra nhiều thay đổi, buộc tất cả các quốc gia, từ lớn đến nhỏ, phải có những nhìn nhận mới, thích ứng với những thay đổi mới. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Minh, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu phát triển quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng phân tích với ANTG GT-CT về hai vấn đề cốt lõi này. Continue reading “GS. TS. Phạm Quang Minh: Từ cuộc chiến này, thế giới thay đổi như thế nào?”

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!

Nguồn: Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“, WELT, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?

Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều. Continue reading “Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ xung quanh tình hình chiến sự Nga – Ukraine, sự can dự của các bên, dự báo kết cục của xung đột và Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh này.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều “thuyết âm mưu”. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về xung đột Nga – Ukraine”

John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’

Nguồn: Masahiro Okoshi (phỏng vấn), U.S. engagement with China a ‘strategic blunder’: Mearsheimer, Nikkei Asia, 21/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của Nixon cách đây 50 năm là hợp lý, nhưng chính sách sau này của Mỹ thì không, vị học giả nói.

Mỹ đã “dại dột” theo đuổi chính sách can dự với Bắc Kinh sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – trả lời phỏng vấn của Nikkei – giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng chính sách sai lầm này đã góp phần mở đường cho sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Được biết đến là một nhà hiện thực về lý thuyết quan hệ quốc tế, Mearsheimer đã khẳng định trong cuốn sách năm 2001 của mình, Bi kịch của Chính trị Cường quyền (The Tragedy of Great Power Politics), rằng cách tiếp cận can dự của Mỹ sẽ thất bại, khi một Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế bắt đầu tìm kiếm bá quyền khu vực. Continue reading “John Mearsheimer: Mỹ can dự với Trung Quốc là một ‘sai lầm chiến lược’”

Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu

Nguồn: Ukraine-Konflikt: „Wir haben etwas getan, womit Putin nicht gerechnet hat“, WELT, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin. Continue reading “Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông

Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.

WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?

Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy. Continue reading “Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông”

Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại

Nguồn: Ukraine-Krise: “Und dann wäre der perfekte Zeitpunkt, um zuzuschlagen” – WELT, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Matthew Schmidt là một chuyên gia về chính sách quân sự và an ninh, đồng thời là một người am hiểu về nước Nga. Ông giải thích tính cách của Putin có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, và tại sao ông không tin vào một giải pháp hòa bình cũng như việc Putin sẽ thực hiện được kế hoạch của mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, nước Nga luôn tìm kiếm vai trò của mình: giữa một bên là châu Âu với các giá trị tự do, là sự khai sáng và thế tục hóa, và một bên là cội nguồn của bản thân nó, các truyền thống Chính thống giáo của Nga và các tín ngưỡng bảo thủ. Điều này tác động như thế nào đến chính sách đối ngoại của Nga hiện nay và ảnh hưởng của nó đến các nước láng giềng của Nga? Continue reading “Putin đã hoàn toàn hiểu sai về chiến tranh hiện đại”

John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng”

Nguồn: “Der Westen hat nicht verstanden, dass Putin nach anderen Regeln spielt”, WELT, 30/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên nguy kịch. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, và NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội tới các quốc gia thành viên ở phía đông. Làm sao đến nông nỗi này, phải làm gì bây giờ? Chúng tôi đã nói chuyện với giáo sư chính trị người Mỹ John J. Mearsheimer. Continue reading “John Mearsheimer cảnh báo phương Tây: “NATO chơi với lửa nên bị bỏng””

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt-Mỹ một năm qua đã được đánh dấu bằng hai chuyến viếng thăm quan trọng đến Việt Nam: Chuyến thăm của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8/2021 và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin trước đó một tháng. Continue reading “Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden”

Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford. Continue reading “Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Continue reading “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?

Tác giả: Giang Nguyễn phỏng vấn Derek Grossman

Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến công du đến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng 8 này. Phóng viên Giang Nguyễn phỏng vấn ông Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng cao cấp của tổ chức Rand Corporation. Ông là chuyên gia về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Derek Grossman đã cho biết thông tin về khả năng quan hệ Mỹ-Việt sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm lịch sử này.

Giang Nguyễn: Cảm ơn ông Derek Grossman đã dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Gần đây ông có viết trên Twitter về khả năng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến công du sắp tới có thể sẽ thông báo nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ từ quan hệ đối tác toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Đã có nguồn tin nào chăng khiến ông đưa ra trường hợp này? Continue reading “Việt – Mỹ sẽ thiết lập đối tác chiến lược trong chuyến thăm của PTT Harris?”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “