22/04/1994: Richard Nixon qua đời

Nguồn: Former President Richard Nixon dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, cựu Tổng thống Richard M. Nixon đã qua đời sau khi lên cơn đột quỵ bốn ngày trước đó. Trong một bài phát biểu năm 1978 tại Đại học Oxford, Nixon thừa nhận đã mắc sai lầm trong nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng ông tiên đoán rằng các thành tựu của mình rồi sẽ được đánh giá cao hơn. Ông nói với các cử tọa trẻ rằng: “Các bạn sẽ lại có mặt ở đây vào năm 2000, hãy xem tôi được đánh giá như thế nào vào lúc đó.”

Nixon được nhớ đến nhiều nhất vì liên quan đến vụ bê bối Watergate với tư cách là Tổng thống, và vì đã cho bức hại những người bị nghi là cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi ông còn là Thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, di sản mà Nixon để lại cũng phức tạp như cá tính của chính ông. Continue reading “22/04/1994: Richard Nixon qua đời”

16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng

Nguồn: United States resumes bombing of Hanoi and Haiphong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt, Mỹ đã mở lại đợt đánh bom Hà Nội và Hải Phòng sau bốn năm yên lặng.

Trong lần đầu tiên sử dụng B-52 không kích Hà Nội và Hải Phòng, và trong đợt tấn công đầu tiên chống lại cả hai thành phố kể từ tháng 11/1968, 18 máy bay B-52 và khoảng 100 máy bay ném bom của Hải quân và Không quân Mỹ đã tấn công bãi chứa gần bến cảng Hải Phòng. 60 máy bay khác thì đánh bom các kho xăng ở gần Hà Nội, theo sau là một đợt tấn công khác vào cuối buổi chiều. Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố rằng Mỹ sẽ ném bom các mục tiêu quân sự ở bất cứ nơi nào trên đất Việt Nam, nhằm giúp lực lượng miền Nam chống lại sự tấn công của lực lượng cộng sản. Continue reading “16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng”

03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt

Nguồn: Nixon orders response to North Vietnamese invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Mỹ đã chuẩn bị hàng trăm máy bay B-52 và máy bay ném bom để có thể dùng cho các cuộc không kích nhằm ngăn chặn cuộc tấn công mới nhất của Bắc Việt. Từ Philippines, hàng không mẫu hạm Kitty Hawk đã được chuyển tới, gia nhập vào đội tàu sân bay ngoài khơi bờ biển Việt Nam, để hỗ trợ thêm về không quân.

Đợt tấn công này là động thái mở đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (một phần trong Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà Việt Nam Cộng Hòa gọi là Mùa hè đỏ lửa, còn Mỹ gọi là Easter Offensive.) Đây là một cuộc xâm lăng lớn của Bắc Việt nhằm chiếm các vị trí quyết định, từ đó giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của quân Bắc Việt gồm Quảng Trị ở miền bắc, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở miền Nam. Continue reading “03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt”

24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu

Nguồn: North Vietnamese launch “Ho Chi Minh Campaign”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt đã chính thức bắt đầu. Dù Hiệp định Paris 1973 đã quy định ngừng bắn, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục giữa quân Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Bắc Việt ở miền Nam. Tháng 12/1974, Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn đánh vào một tỉnh có phòng vệ yếu là Phước Long, nằm ở phía bắc của Sài Gòn, dọc theo biên giới Campuchia. Họ đã chiếm thành công tỉnh lị Phước Bình vào ngày 06/01/1975.

Tổng thống Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ hỗ trợ họ nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, khi phe cộng sản chiếm được Phước Long, Nixon đã từ chức vì Vụ Watergate. Còn người kế nhiệm ông, Gerald Ford, thì không đủ sức thuyết phục một Quốc hội vốn đang thù địch thực hiện đúng lời hứa của Nixon với Sài Gòn. Continue reading “24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu”

21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc

Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.

Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ. Continue reading “21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc”

18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam

Nguồn: Nixon announces start of “Christmas Bombing” of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, chỉ vài ngày sau khi thất bại trong đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố bắt đầu một chiến dịch ném bom lớn để phá vỡ bế tắc. Trong gần hai tuần, máy bay Mỹ đã liên tục ném bom Bắc Việt Nam.

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng. Continue reading “18/12/1972: Nixon tuyên bố ‘Đánh bom Giáng Sinh’ Bắc Việt Nam”

18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia

18

Nguồn: Nixon appeals to Congress for funds for Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Nixon đã yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho chính quyền Campuchia của Thủ tướng Lon Nol. Cụ thể, ông đề xuất viện trợ thêm 155 triệu USD cho Campuchia – trong đó 85 triệu USD sẽ được dùng vào hỗ trợ quân sự, chủ yếu dưới dạng đạn dược. Nixon cũng yêu cầu trao cho Campuchia một khoản tiền 100 triệu USD lấy từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho nước ngoài, vốn thuộc “quyền quyết định của Tổng thống”. Ông muốn dùng nguồn tiền này để giúp chính quyền Lon Nol ngăn cản Campuchia rơi vào tay phe Khmer Đỏ cộng sản và đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Lon Nol là một vị tướng Campuchia, người đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970. Ông và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères – FANK), đã tham gia vào một cuộc tranh đấu tuyệt vọng với phe cộng sản nhằm giành quyền kiểm soát các vùng nông thôn Campuchia. Continue reading “18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia”

08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống

08

Nguồn: John F. Kennedy elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, John F. Kennedy trở thành người trẻ nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ với chiến thắng sít sao trước Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa, Richard Nixon. Ông cũng là người Công giáo đầu tiên trở thành Tổng thống.

Chiến dịch tranh cử đã diễn ra rất khó khăn. Lần đầu tiên các ứng viên tổng thống tham gia tranh luận trên truyền hình. Nhiều nhà quan sát tin rằng sự điềm đạm và nét quyến rũ của Kennedy trong bốn cuộc tranh luận đã làm nên khác biệt trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Tuy nhiên, các vấn đề tranh luận cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử, và chính sách đối ngoại là một bất đồng lớn giữa Kennedy và Nixon. Nixon tìm mọi cách mô tả Kennedy là còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để xử lý vấn đề ngoại giao Chiến tranh Lạnh của Mỹ. (Nixon thực ra cũng chỉ lớn hơn Kennedy vài tuổi.) Continue reading “08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống”

07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại

07-10-1960-kennedy-and-nixon-debate-cold-war-foreign-policy

Nguồn: Kennedy and Nixon debate Cold War foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở lần thứ hai trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ John F. Kennedy và Phó Tổng thống Richard Nixon đã chuyển sự chú ý sang vấn đề chính sách đối ngoại. Có ba sự kiện trong Chiến tranh Lạnh đã gây ra cuộc đối đầu sôi nổi giữa Kennedy và Nixon. Sự kiện thứ nhất liên quan đến Cuba, đất nước mà Fidel Castro mới giành quyền kiểm soát. Nixon cho rằng hòn đảo này không phải là một “thất bại” của Mỹ, và các hành động tiếp theo của chính quyền Eisenhower là nhằm giúp nhân dân Cuba “thực hiện nguyện vọng tiến bộ thông qua sự tự do.” Kennedy đáp trả rõ ràng rằng Castro là một người cộng sản, và rằng chính quyền Đảng Cộng hòa đã thất bại trong việc sử dụng nguồn lực của Mỹ để ngăn chặn ông ta nắm quyền. Kennedy kết luận, “Người dân Cuba hôm nay đang bị mất tự do”. Continue reading “07/10/1960: Kennedy và Nixon tranh luận về chính sách đối ngoại”

25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon

25-09-1969-congressional-opponents-of-nixon

Nguồn: Congressional opponents of Nixon Vietnam policy renew opposition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thượng nghị sĩ Charles Goodell (một nhà hoạt động chính trị độc lập của Đảng Cộng hòa, đến từ New York) đã đề xuất dự luật yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, và cấm sử dụng ngân sách do Quốc Hội cấp để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam kể từ sau ngày 01/12/1970. Continue reading “25/09/1969: Nghị sĩ Mỹ phản đối chính sách Việt Nam của Nixon”

15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc

nixonCN2

Nguồn: “Nixon announces visit to communist China”, History.com (truy cập ngày 15/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, trong một chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, Tổng thống Richard Nixon đã làm cả nước bất ngờ bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ đến thăm nước Trung Quốc cộng sản vào năm sau. Tuyên bố này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nixon không phải lúc nào cũng háo hức tiếp cận Trung Quốc. Kể từ khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, Nixon đã là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất các nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Uy tín chính trị của ông được xây dựng trên nền tảng chống cộng mạnh mẽ, và ông là một nhân vật quan trọng trong làn sóng “Red Scare” (tố cộng) thời kỳ hậu Thế chiến II, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã phát động các cuộc điều tra lớn vào các âm mưu lật đổ có thể có của những người cộng sản ở Mỹ. Continue reading “15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc”

08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt

Nixon-color

Nguồn:Mining of North Vietnamese harbors is announced,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hạ lệnh phong tỏa các cảng biển trọng yếu của miền Bắc Việt Nam bằng thủy lôi, nhằm cắt đứt các nguồn viện trợ vũ khí và nguyên vật liệu từ miền Bắc được vận chuyển bằng đường biển đến cho các lực lượng quân đội miền Bắc đã thâm nhập vào miền Nam từ hồi tháng Ba. Nixon tuyên bố các tàu nước ngoài neo đậu ở các cảng miền Bắc Việt Nam có ba ngày để rời đi trước khi phía Mỹ tiến hành rải thủy lôi; các tàu Hải quân Mỹ khi đó sẽ khám xét và bắt giữ các tàu, và lực lượng đồng minh sẽ thả bom các tuyến đường sắt nối Trung Quốc với miền Bắc và sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn đường vận chuyển vật tư chiến tranh. Continue reading “08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt”

“Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?

2015-12-09

Nguồn: “What was the Saturday Night Massacre?”, History.com (truy cập ngày 9/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là “Vụ thảm sát đêm thứ bảy”, diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 khi tổng thống Richard Nixon – khi đó đang phải chật vật với vụ bê bối này – sa thải Công tố viên Đặc biệt Archibald Cox và chấp nhận đề nghị từ chức của Tổng Chưởng lý Elliot Richardson và Phó Tổng Chưởng lý William Ruckelshaus. Continue reading ““Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?”

27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

August 1974, Washington, DC, USA --- The day after resigning from the presidency, Richard Nixon gives a farewell speech to his staff. His wife Pat, daughter Tricia and son-in-law Edward F. Cox stand close to him. --- Image by © Wally McNamee/CORBIS

Nguồn:House begins impeachment of Nixon,” History.com (truy cập ngày 26/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã đề nghị luận tội[1] và cách chức Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard M. Nixon. Quá trình luận tội này là kết quả của một loạt các vụ bê bối chính trị liên quan đến chính quyền Nixon mà sau này được gọi chung là Watergate.

Vụ bê bối Watergate lần đầu được đưa ra ánh sáng sau cuộc đột nhập trụ sở quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu phức hợp khách sạn nhà ở Watergate hôm 17 tháng 6 năm 1972. Một nhóm người có liên quan đến Nhà Trắng đã bị bắt giữ và kết tội sau đó. Nixon phủ nhận mọi sự liên quan với vụ đột nhập, nhưng một số nhân viên của ông cuối cùng đã thừa nhận có dính líu tới một vụ che đậy phi pháp và buộc phải từ chức. Continue reading “27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon

Nixon Vietnam

Nguồn:The Nixon Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 24/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố rằng từ thời điểm này về sau, Hoa Kỳ mong đợi các đồng minh châu Á của mình có trách nhiệm tự bảo đảm an ninh quân sự của họ. Tuyên bố của tổng thống Mỹ, sau này được biết đến dưới tên gọi Học thuyết Nixon, là chỉ dấu rõ ràng cho thấy quyết tâm của ông trong việc “Việt Nam hóa” chiến tranh Việt Nam.

Khi Richard Nixon nhậm chức vào đầu năm 1969, cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã kéo dài gần bốn năm (tính từ khi Lyndon B. Johnson bắt đầu tiến hành leo thang chiến tranh năm 1965 – ND). Cuộc xung đột đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của hơn 25.000 lính Mỹ và vô số người Việt tính đến thời điểm đó. Bất chấp những nỗ lực của mình, Mỹ đang phải đối mặt với thất bại cận kề hơn bao giờ hết. Ngay cả ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống chiến tranh cũng xuất hiện liên tục trên các đường phố và trong các trường đại học. Continue reading “25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon”