Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)

3daidien

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Thuyết Ba Đại diện được coi là một nỗ lực mạnh dạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng nắm bắt thời đại của tổ chức chính trị này trong thế kỷ 21. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung Đảng Cộng sản Trung Quốc (1) đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, (2) đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và (3) đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 02 năm 2000 trong chuyến du Nam tới tỉnh Quảng Đông nơi mà Đặng Tiểu Bình đã từng hồi sinh cải cách Trung Quốc trong chuyến Nam tuần của mình vào năm 1992. Sau đó vào tháng 07 năm 2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của mình. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Continue reading “Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)”

Thể chế (Institution)

Investment-Banking

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khái niệm “thể chế” thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến.

Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Continue reading “Thể chế (Institution)”

Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”

Răn đe (Deterence)

det

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Trương Thanh Nhã

Răn đe là biện pháp dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định. Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó. Chính vì vậy có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự. Khi thực chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó. Continue reading “Răn đe (Deterence)”

Quyền lực mềm (Soft power)

sp

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Người được xem là “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” là Joseph Nye Jr., giáo sư Đại học Havard. Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm “là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc.” Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Continue reading “Quyền lực mềm (Soft power)”

Quyền lực (Power)

power

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Quyền lực là phương tiện để bảo đảm sự an ninh và tồn tại, thực hiện lợi ích và là mục tiêu mà mọi quốc gia tìm kiếm. Quyền lực theo đó thể hiện qua khả năng của một quốc gia trong việc thực hiện một hành động nào đó. Mặc dù đối với chủ nghĩa hiện thực, quyền lực là khái niệm cốt lõi, nhưng những học giả theo trường phái này vẫn không thống nhất được với nhau cách hiểu về quyền lực. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc nhìn nhận khái niệm quyền lực là một khái niệm mang tính tĩnh hay động. Continue reading “Quyền lực (Power)”

Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)

sd

Tác giả: Trần Nam Tiến

Quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của mình trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Kể từ khi thuật ngữ này ra đời vào nửa cuối thế kỷ 18 cho đến nay, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã tuyên bố nguyên tắc quyền tự quyết như là việc cấm thôn tính lãnh thổ hoặc thay đổi lãnh thổ mà không xét đến nguyện vọng của dân cư có liên quan, vừa là tiêu chí để hợp thức hóa các chính phủ một cách dân chủ. Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

IMF1

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Giới thiệu chung

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944. Cho tới tháng 9 năm 2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.  Continue reading “Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”

Quốc hữu hóa (Nationalization)

chav

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Quốc hữu hóa là việc chuyển quyền sở hữu tài sản của một hoặc một số cá nhân hoặc một hoặc một số tổ chức thành tài sản công (tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia). Cá nhân và tổ chức có tài sản bị quốc hữu hóa có thể là công dân hoặc pháp nhân của nước thực hiện việc quốc hữu hóa hoặc có thể là công dân hoặc pháp nhân của một nước khác.

Quốc hữu hóa được luật pháp quốc tế thừa nhận là hành động bảo vệ chủ quyền xác đáng và phù hợp với điều kiện việc bồi thường cho chủ sở hữu cũ được tiến hành một cách công bằng và nhanh chóng. Trong trường hợp nước tiến hành quốc hữu hóa không thực hiện việc bồi thường hoặc việc bồi thường không đáp ứng được các điều kiện trên, hành động quốc hữu hóa lúc đó được hiểu là tịch thu hoặc sung công. Continue reading “Quốc hữu hóa (Nationalization)”

Quốc gia thất bại (Failed states)

failed states

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia thất bại là một quốc gia không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản của một quốc gia – dân tộc trong hệ thống thế giới hiện đại: Thứ nhất, quốc gia đó không thể thực hiện được quyền kiểm soát đối với lãnh thổ và dân cư và không thể bảo vệ được các đường biên giới quốc gia của mình. Thông thường, quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, quyền lực nằm trong tay các băng nhóm tội phạm, các nhóm vũ trang, các lãnh chúa cát cứ… Trong nhiều trường hợp, các quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng nội chiến, gây nên những thảm họa nhân đạo cho người dân. Thứ hai, quốc gia đó có năng lực quản trị quá yếu kém đến mức không thể đảm nhiệm được các chức năng hành chính và tổ chức cần thiết nhằm quản lý dân cư và tài nguyên quốc gia và không thể cung cấp được các dịch vụ công tối thiểu. Chính vì vậy, công dân của quốc gia đó không còn tin vào tính chính đáng của chính phủ, và nhà nước của quốc gia đó cũng trở thành bất hợp pháp trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Continue reading “Quốc gia thất bại (Failed states)”

Quản trị toàn cầu (Global governance)

Renewing-America-Globe-Hands-20130423

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Quản trị toàn cầu là tập hợp các thể chế, quy định, chuẩn tắc và dàn xếp pháp lý nhằm quản lý quan hệ giữa các quốc gia và tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực vấn đề khác nhau.

Quản trị toàn cầu có thể được xem là một nhân tố mới làm thay đổi nền chính trị thế giới hiện đại. Quản trị toàn cầu ra đời cùng với sự xuất hiện của các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế và được thúc đẩy bởi ba yếu tố quan trọng. Continue reading “Quản trị toàn cầu (Global governance)”

Quan hệ Bắc – Nam (North – South relations)

northsouth

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Quan hệ Bắc – Nam là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển, giàu có nằm tập trung ở Bắc bán cầu với các nước nghèo, đang phát triển chủ yếu nằm ở Nam bán cầu. Mối quan hệ này trở thành vấn đề của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi các nước phương Nam giành được độc lập, thoát khỏi chế độ cai trị thực dân của các nước phương Bắc. Continue reading “Quan hệ Bắc – Nam (North – South relations)”

Phương thức ASEAN (ASEAN Way)

aseanway

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được chính thức thành lập tại Bangkok vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 với mục đích chính là thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, và rộng hơn là hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có mối quan tâm chung. Sự ra đời của ASEAN cũng là mong ước chung của năm quốc gia sáng lập (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines) nhằm tạo ra một cơ chế ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột. Continue reading “Phương thức ASEAN (ASEAN Way)”

Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence)

interdependence

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng & Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau là tình trạng của mối quan hệ giữa hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt đứt quan hệ hay giảm bớt các trao đổi là tương đương nhau đối với mỗi bên. Còn theo Joseph Nye, sự phụ thuộc lẫn nhau đề cập đến tình trạng mà trong đó các tác nhân hay sự kiện trong các bộ phận khác nhau của hệ thống ảnh hưởng đến nhau.

Khái niệm “phụ thuộc lẫn nhau” bắt đầu được nghiên cứu từ đầu những năm 1970 khi xuất hiện ba thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế. Thứ nhất, các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực vấn đề, từ thương mại tới an ninh. Continue reading “Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence)”

Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement)

NAM

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Phong trào không liên kết (Non-Aligned Movement – NAM) là một tập hợp bao gồm các quốc gia tự xem là không liên kết với hay chống lại khối xã hội chủ nghĩa lẫn khối tư bản chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh. Những nhà lãnh đạo được coi là đồng sáng lập Phong trào không liên kết bao gồm Thủ tướng Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser, Thống chế Josip Broz Tito của Nam Tư, Tổng thống Sukarno của Indonesia, và Tổng thống Kwame Nkrumah của Ghana. Continue reading “Phong trào Không Liên kết (Non-Aligned Movement)”

Phong tỏa (Blockade)

tumblr_m08noc4ZI51r6y3vao1_1280

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Phong tỏa là một hành động mang tính chất thù địch nhằm tiêu hao sinh lực đối phương bằng vũ lực để đạt được những thỏa thuận, lợi ích về mặt kinh tế hay chính trị. Đến cuối thế kỷ 19, hình thức phong tỏa trong chiến tranh đã trở thành một luật tục được chấp nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.

Ngay từ khi các quốc gia xuất hiện và nảy sinh xung đột, bên cạnh hình thức chiến tranh, các quốc gia cũng sử dụng hình thức phong tỏa để triệt tiêu nguồn cung cấp lương thực cho thành lũy đối phương nhằm giành được các mục đích kinh tế hay chính trị mà không phải tiến hành các cuộc chiến tranh hao người tốn của. Việc phong tỏa này ban đầu đối với các thành lũy đơn lẻ chỉ được xem là những cuộc vây hãm bằng lực lượng quân sự nhất định. Về sau, khi quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, hình thức vây hãm thành lũy phát triển trở thành hình thức phong tỏa trên bình diện quốc gia. Continue reading “Phong tỏa (Blockade)”

Nước mới công nghiệp hóa (NICs)

hong-kong-harbor

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Các nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries – NICs), hay các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies – NIEs) là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần tiệm cận mức độ phát triển của các nền kinh tế tiên tiến. Một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi các nước này là “các nước công nghiệp mới”.

Thuật ngữ “các nước mới công nghiệp hóa” được bắt đầu sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần của nhóm nước này, song đều thống nhất cho rằng nhóm bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là những nước mới công nghiệp hóa. Bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á này còn được biết đến với tên gọi “Những con hổ châu Á” (Asian Tigers). Continue reading “Nước mới công nghiệp hóa (NICs)”

Nhân tố CNN (CNN Factor)

postnewsroom

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Nhân tố CNN là một khái niệm phản ánh tác động của truyền thông đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại thông qua việc đưa tin về các cuộc xung đột một cách tập trung và có cảm xúc, qua đó khơi dậy các phản ứng từ công chúng và gây áp lực lên các chính phủ trong việc hành động đối phó với các cuộc xung đột đó.

Khái niệm này gắn liền với vai trò của kênh truyền hình CNN (Cable News Network), một mạng lưới tin tức truyền hình cáp của Mỹ, được thành lập vào năm 1980 bởi Ted Turner. Ngay khi được thành lập, CNN là hệ thống truyền thông đầu tiên cung cấp tin tức 24/24 trên truyền hình, và cũng là kênh truyền hình đầu tiên ở Mỹ chỉ chuyên về tin tức. Continue reading “Nhân tố CNN (CNN Factor)”

Người tị nạn (Refugee)

IRAQ-SECURITY/YAZIDIS

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Theo khoản A.2. của Công ước Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn năm 1951 (United Nations Convention Relating to the Status of Refugees) thì người tị nạn là người có mối lo sợ chính đáng về việc bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì mối liên hệ thành viên với một tổ chức xã hội nhất định, theo một quan điểm chính trị nhất định; do đó sinh sống bên ngoài quốc gia mà mình có quốc tịch, và không có mong muốn đặt mình dưới sự bảo vệ của quốc gia này.

Khái niệm về người tị nạn sau đó được mở rộng trong bản Nghị định thư năm 1967 của Hiệp định, bao gồm những người rời bỏ quốc gia của mình vì lý do chiến tranh, xung đột hoặc bạo lực, thảm sát xảy ra tại những nơi này. Khái niệm về người tị nạn đôi khi được mở rộng hơn nữa, bao gồm cả những người sống lưu vong ngay bên trong quốc gia của mình. Những người này được gọi là “những người bị thay đổi nơi sinh sống trong nước” (internally displaced persons – IDP). Continue reading “Người tị nạn (Refugee)”

Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)

globalmeal

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nếu như thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa thì cũng có rất nhiều định nghĩa về ngoại giao văn hóa. Theo đó, ngoại giao văn hóa có thể là:

  • Một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của một quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia trên thế giới;
  • Sự giao lưu những tư tưởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, hoặc
  • Một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương.

Continue reading “Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy)”