Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?

Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Anton Troianovski & Keith Bradsher, “Chinese Support for Putin’s War Looks More Shaky After Summit”, The New York Times, 15/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Năm 15/9/2022, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nói Moskva hiểu rằng Trung Quốc có “nghi vấn và lo ngại” về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là một lời thừa nhận đáng chú ý, cho dù khó hiểu, từ ông Putin đối với việc Bắc Kinh có thể không hoàn toàn tán thành Nga xâm lược Ukraine.

Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã có giọng điệu ôn hòa hơn nhiều so với Tổng thống Nga, và trong các bình luận công khai của mình, ông Tập hoàn toàn tránh đề cập đến Ukraine. Continue reading “Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine”

Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi prepares to wave magic wand for more power,”Nikkei Asia, 15/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi sắp tới trong điều lệ đảng sẽ là tiền đề cho những thay đổi lớn hơn vào mùa xuân năm sau.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 09/09 – ngày mà người cha lập quốc Mao Trạch Đông qua đời cách đây 46 năm – các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhất trí về việc sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản tại đại hội toàn quốc, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/10.

Đối với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình, điều lệ đảng là chiếc đũa thần mà ông có thể sử dụng để biến mọi điều ước thành hiện thực. Bộ quy tắc ràng buộc hơn 96 triệu đảng viên được xem là bản hướng dẫn điều hành nhà nước Trung Quốc. Nguyên tắc cơ bản là đảng luôn đứng đầu. Continue reading “Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?”

Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Derek Scissors, “China Hasn’t Reached the Peak of Its Power,” Foreign Affairs, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh thực sự vẫn còn thời gian?

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua, một quan điểm mới, đáng sợ đã xuất hiện ở một số nhà phân tích và hoạch định chính sách Mỹ. Quan điểm này cho rằng cánh cửa cơ hội để Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan – một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – đang khép lại, gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi vẫn còn cơ hội. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?”

Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Next premier must save the economy. Is Wang Yang the one?,” Nikkei Asia, 01/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhân vật số 4 của Trung Quốc tuy có tiểu sử phù hợp nhưng không phải là một cái tên quá chính thống.

Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào khó khăn bất thường.

Tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 đến 24, nhóm nhân khẩu học có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của đất nước, đã đạt đến một mức cao trong lịch sử – gần 20%. Trong khi đó, thu nhập của công chức, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, trong một số trường hợp đã giảm đến 30%.

Ai sẽ là người đứng ra với tư cách là thủ tướng tiếp theo, để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn khốn đốn? Một số người trong giới kinh doanh Trung Quốc đang đề cử Uông Dương (Wang Yang), vị chủ tịch 67 tuổi của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp, CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của nước này. Continue reading “Liệu Uông Dương có thể trở thành thủ tướng Trung Quốc tiếp theo?”

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ditched milder options in sending missiles toward Japan,” Nikkei Asia, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Quân đội Trung Quốc, với tên gọi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tất cả các hành động quân sự đều do Quân ủy Trung ương của đảng quyết định. Và chủ tịch Quân ủy hiện nay chính là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Great Leap Backward”, Foreign Policy, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đã chẳng còn lý lẽ nào để bào chữa cho cuộc khủng hoảng việc làm tiềm tàng – và việc tái sinh các chính sách thời Mao.

Trung Quốc, thường được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà Trung Quốc không thể sản xuất đủ nhanh: việc làm cho hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, gần 1/5 số người ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 16 đến 24 hiện đang thất nghiệp, và hàng triệu người khác đang trong cảnh ‘bán thất nghiệp.’ Một khảo sát cho thấy trong số 11 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học vào mùa hè này, chưa đến 15% đã nhận được lời mời làm việc vào giữa tháng 4. Trong khi tiền lương của các công nhân người Mỹ hoặc châu Âu tăng vọt, sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc năm nay có lẽ sẽ kiếm được ít hơn 12% so với nhóm tốt nghiệp năm 2021. Thậm chí, nhiều người trong số này có thể còn kiếm được ít hơn các tài xế xe tải – đấy là nếu họ đủ may mắn tìm được việc làm. Continue reading “Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình”

Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China targets Taiwan, Okinawa in Pelosi damage control,” Nikkei Asia, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi nguy hiểm của Tập có nguy cơ gây xung đột rộng lớn hơn.

Khi chiếc Boeing C-40C của Không quân Mỹ chở theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hạ cánh an toàn tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vào đêm muộn ngày 2/8, những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện khắp Trung Quốc.

“Chết tiệt! Thật không thể tin được!”

“Cái gì? Máy bay đã hạ cánh rồi sao?”

“Không có chuyện Trung Quốc sánh ngang với Putin về chiến lược đâu.” Continue reading “Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi”

Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Pelosi’s Taiwan visit is Xi’s final exam to stay top leader,” Nikkei Asia, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đang chịu áp lực phải chứng minh rằng ông có thể quản lý quan hệ Trung-Mỹ như những người tiền nhiệm của mình.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan và cách Chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn các phản ứng của Bắc Kinh đã khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến việc liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc có đủ bản lĩnh để xử lý các vấn đề phức tạp như vậy hay không. Ở một góc độ nào đó, đây là thử thách cuối cùng mà ông phải vượt qua để giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào mùa thu này.

Điều quan trọng là Tập không thể mắc bất kỳ sai lầm nào trong việc quản lý quan hệ với Mỹ hoặc giải quyết vấn đề Đài Loan. Continue reading “Thế lưỡng nan của Tập trước chuyến thăm Đài Loan của Pelosi”

Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beijing’s heavy gates to receive Jokowi,” Nikkei Asia, 28/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã nhìn thấy cửa sổ cơ hội cho một chiến dịch ngoại giao vào tháng 11 tại G-20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã để mắt nhiều hơn đến ngoại giao, cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bali, Indonesia, sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 11 này.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, Tập sẽ giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Trong khi đó, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào đầu tháng đó. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?”

Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s entourage to Hong Kong, Xinjiang likely core of new team,” Nikkei Asia, 21/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức đã tham gia cùng nhà lãnh đạo hàng đầu trong các chuyến công du gần đây nhiều khả năng sẽ được thăng chức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có hai chuyến công du nội địa đường dài, đến Hong Kong và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương; cả hai lần đều phải trải qua những chuyến bay kéo dài 4 giờ.

Các chuyến công du diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị, nhưng cả hai đều có lý do chính đáng. Continue reading “Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc”

Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ứng viên sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì

Cả Dương Khiết Trì và Vương Nghị đều không có người kế nhiệm rõ ràng, nhưng các quyết định thuyên chuyển nhân sự cấp cao nhất trong những tháng gần đây cho thấy Tập sẽ sử dụng đại hội đảng và việc kết thúc nhiệm kỳ của các quan chức chính phủ để làm sạch bộ máy. Hai ứng viên nặng ký nhất cho những chức vụ ngoại giao hàng đầu hiện đã bị gạt sang bên lề.

Dựa trên thâm niên, cái tên có nhiều khả năng sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì nhất là Tống Đào, người cho đến đầu tháng 6 vừa qua vẫn giữ chức vụ Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương (ILD), nơi quản lý các thông điệp trao đổi với hơn 500 đảng phái chính trị nước ngoài. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)”

Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội đảng đang đến gần và Tập Cận Bình đã bắt đầu thay thế dàn lãnh đạo chính sách đối ngoại của đất nước.

Tập Cận Bình dự kiến sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm tại đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh vào cuối năm nay, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc trong việc xóa bỏ những quy định về tuổi nghỉ hưu và trở thành lãnh đạo trọn đời.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính sách đối ngoại lại là một câu chuyện rất khác: hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của đất nước chuẩn bị rời đi trong sự kiện sẽ trở thành đợt thay máu nhân sự hàng đầu lớn nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)”