Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi vừa xét nghiệm PCR lần đầu tại một bệnh viện gần nhà ở Bắc Kinh. Hôm thứ Tư (27/01/2021), một ngày trước khi đến Thiên Tân công tác, khách sạn tôi đặt trước đã gọi và cho biết là tôi sẽ chỉ được phép ở nếu có thể trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Tôi hoảng hốt chạy đến bệnh viện. Đến lượt tôi sau khoảng 10 phút chờ đợi. Kỹ thuật viên nhét một que thử vào lỗ mũi tôi. Hơi đau nhưng nhanh chóng. Dịch vụ này có giá 120 nhân dân tệ (19 USD).

Sau đó lại một bất ngờ khác. Chính quyền thành phố Bắc Kinh yêu cầu tất cả mọi người đến thành phố từ thứ Năm (28/01/2021) sẽ phải làm xét nghiệm PCR ở điểm khởi hành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19”

Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bắc Kinh đang thay đổi nhanh chóng, tôi thầm nghĩ khi lái xe ngang qua Đức Thắng Môn ở phía bắc thành phố vào cuối tuần qua. Tại ngã tư, tôi không còn thấy tấm biển “Trụ sở Viện Khổng Tử” trên một tòa nhà nữa.

Tôi chắc chắn nó có ở đó vào lần cuối tôi đi qua vào tháng 10. Thay vào đó, tôi thấy một tấm biển từ tiếng Trung nghĩa là “ngôn ngữ” cùng với các chữ cái “CLEC”.

Tôi ra khỏi xe và hỏi một nhân viên bảo vệ đang đứng trước tòa nhà đó. “Mới thay gần đây thôi”, người này cho biết. “Tôi nghĩ là cách đây chưa đầy một tháng.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/01/21): Kế ‘ve sầu thoát xác’ của Viện Khổng Tử”

Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022

Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chiếm trọn các trang nhất trên toàn cầu, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin rộng rãi về một chủ đề khác trong tuần này: chuyến thị sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc lân cận.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập vào sáng thứ Hai (18/01/2021) là Nhà thi đấu Thủ đô ở quận Hải Điến phía tây bắc thành phố. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Olympics mùa đông và Paralympics Bắc Kinh, dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Tại nhà thi đấu khi ấy có các vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc đang tập luyện. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết ông Tập đã đến sân thi đấu và nói chuyện với các vận động viên và huấn luyện viên. “Xây dựng nền thể thao quốc gia mạnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt”, ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022”

Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ở phía bắc Công viên Cảnh Sơn của Bắc Kinh, ngay cạnh Tử Cấm Thành nơi các hoàng đế từng sinh sống, có một khu phố theo phong cách Trung Quốc truyền thống.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, một chiếc ô tô có cảnh sát hộ tống đã rời khỏi một căn nhà nổi tiếng ở cuối con hẻm nhỏ này, trên xe là nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, khi ấy 87 tuổi.

Như tạp chí Nan Feng Chuang (Nam Phong Song) của Trung Quốc kể lại, đoàn xe đi về phía nam rồi rẽ trái trên Đại lộ Trường An, một con đường lớn chạy hướng đông tây cắt mặt Thiên An Môn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/01/21): Nhìn lại chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một bức thư ngày 6/1 – cùng ngày những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Điện Capitol ở Washington – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với một người Mỹ nổi tiếng từng cân nhắc tranh cử chống lại Trump.

Ông Tập đã viết thư cho Howard Schultz, cựu chủ tịch của chuỗi cà phê Starbucks ở Hoa Kỳ, Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Năm.

“Trung Quốc đã bắt tay vào một hành trình mới xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, sẽ mang lại không gian rộng lớn hơn cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Starbucks và các công ty Mỹ khác, để phát triển ở Trung Quốc”, ông Tập viết. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks”

Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bật TV tại nhà ở Bắc Kinh vào sáng thứ Năm (07/01/2021) và bắt gặp những cảnh quay đáng kinh ngạc trên CNN.

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào Điện Capitol ở Washington. Khói trắng – tôi tự hỏi liệu đó có phải hơi cay không – đang cuồn cuộn bốc lên.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng chiếu những cảnh tương tự, với phụ đề: “Nền dân chủ Mỹ đã bị phá hủy.”

Hình ảnh một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ bị chính người dân của họ tấn công rất hữu ích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tung hô nền chính trị độc đảng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cứ mỗi dịp giao thừa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu trước toàn quốc từ văn phòng của ông ở Trung Nam Hải, trung tâm chính trị của Bắc Kinh.

“Chúng ta đã vượt qua tác động của đại dịch, và đã đạt những thành tựu to lớn trong phòng chống và kiểm soát dịch, cũng như phát triển kinh tế – xã hội”, ông nói và ca ngợi cách ông xử lý COVID-19.

Thật vậy, nhờ đã chặn được coronavirus, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng dương kể từ quý hai năm 2020. “Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên một mức mới là 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (15,3 nghìn tỷ USD),”ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/01/21): Bên trong phòng làm việc của Tập Cận Bình”

Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Bảy (26/12/2020), người ta xếp thành một hàng dài hướng về Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để đến thăm Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch.

Hôm đó đánh dấu 127 năm ngày sinh người cha sáng lập nước Trung Hoa Cộng sản. Thi hài của ông được giữ nguyên trạng ở nhà tưởng niệm đặt ngay trung tâm quảng trường, thường được gọi là Lăng Mao Trạch Đông.

Mọi ngày địa điểm này chỉ mở cửa đón khách buổi sáng, nhưng vào sinh nhật ông nó mở cả buổi chiều. Được nhớ đến như người anh hùng thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Mao vẫn rất nổi tiếng trong dân chúng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/12/20): Tập tiếp nối di sản của Mao”

Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tin tức sáng thứ Năm (24/12/2020) là một cú sốc với nhiều người ở Bắc Kinh: chính quyền Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding.

Tổng cục Quản lý Thị trường Quốc gia cho biết họ đang điều tra các hoạt động kinh doanh bị cáo buộc của Alibaba – chẳng hạn như yêu cầu nhà cung cấp niêm yết độc quyền sản phẩm trên nền tảng của Alibaba – điều bị coi là vi phạm luật chống độc quyền.

Alibaba thống trị hơn một nửa thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Thật ra đã có tin đồn nói công ty này buộc người bán phải lựa chọn Alibaba hoặc các nền tảng khác, dựa trên ưu thế vượt trội của mình. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”

Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hồi đầu tháng này, Nhật vui mừng đón tàu thăm dò tiểu hành tinh Hayabusa2 trở về, còn tàu vũ trụ Thường Nga-5 trở thành tâm điểm ở Trung Quốc.

Khoang của con tàu này vừa hạ cánh xuống khu vực Tứ Tử Vương Kỳ ở Khu Tự trị Nội Mông vào khoảng 2 giờ sáng giờ Bắc Kinh hôm thứ Năm. Nó mang về khoảng 2 kg vật chất lấy từ bề mặt mặt trăng.

Sứ mệnh này đưa các mẫu vật đất đá và không khí trở lại Trái đất để phân tích trong phòng thí nghiệm, điều đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do đó Trung Quốc chỉ mới là nước thứ ba lấy được các mẫu vật mặt trăng sau Hoa Kỳ và Liên Xô cũ, những nước đã thực hiện sứ mệnh tương tự cách đây 44 năm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/12/20): Mao và tinh thần tự cường của Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông không vui vẻ khi xuất hiện trước công chúng những tháng gần đây. Nhưng ông có tâm trạng tốt hơn hẳn trong một thông điệp video kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ban cố vấn của Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Thanh Hoa hôm thứ Năm (03/12/2020).

“Tôi muốn mỗi thành viên trong ban cố vấn tích cực đưa ra các đề xuất cho sự phát triển của Trung Quốc”, ông Tập nói trong thông điệp gửi đến trường cũ của mình.

Ban này gồm một loạt các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp nổi tiếng từ Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Chủ tịch danh dự là cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, người cũng từng theo học tại Thanh Hoa. Các thành viên danh dự bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson, trong khi chủ tịch hiện tại của ban là CEO Apple Tim Cook. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/12/20): Tập Cận Bình và Đại học Thanh Hoa”

Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc lại lên tiếng – lần này mục tiêu của họ là Australia.

Đợt căng thẳng ngoại giao mới nhất giữa hai nước khai màn khi Triệu Lập Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đăng một bức ảnh gây hấn lên Twitter vào hôm thứ Hai (30/11/2020).

Bức ảnh này mô tả một binh sĩ Úc đang tươi cười kề con dao dính máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan. “Bị sốc trước việc binh lính Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan”, ông Triệu viết, đề cập đến cuộc điều tra của chính Australia về các cáo buộc tội ác chiến tranh của quân đội nước này. “Chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành vi như vậy, và kêu gọi họ chịu trách nhiệm.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (04/12/20): Trung Quốc nắn gân Australia”

Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không quá ngạc nhiên khi Jack Ma, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group, vắng mặt tại Hội nghị Internet Thế giới năm nay.

Sự kiện thường niên do chính phủ Trung Quốc tổ chức – khai mạc ở Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, hôm thứ Hai tuần này (23/11/2020) – quy tụ các quan chức nhà nước và giám đốc điều hành công nghệ cấp cao. Trước đây ông Ma thường xuyên tham dự. Nhưng năm nay đại diện cho công ty ông lại là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Alibaba Daniel Zhang.

Ông Zhang trông có vẻ mệt mỏi khi đọc phát biểu mô tả các quy tắc mới mà Trung Quốc đề xuất đối với các công ty internet là “kịp thời và cần thiết”, liên tục hoan nghênh nhà chức trách tăng cường giám sát ngành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/11/20): Kinh tế tư nhân Trung Quốc nhìn từ Jack Ma”