18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

12/07/1915: Phe Hiệp Ước tấn công Achi Baba

Nguồn: Allied attack on Achi Baba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, các lực lượng của phe Hiệp Ước đã có nỗ lực lần thứ sáu và cuối cùng nhằm giành Achi Baba – một ngọn đồi có vị trí nổi bật và có tầm nhìn thuận lợi ở Mũi Helles, trên bán đảo Gallipoli – khỏi tay người Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù nhiều sử gia ngày nay đã đặt câu hỏi về tầm quan trọng chiến lược thực sự của ngọn đồi trong kế hoạch tổng thể nhằm xâm lăng Gallipoli, Achi Baba vẫn được các chỉ huy phe Hiệp Ước xem là một mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến chống lại lực lượng Đế chế Ottoman và đồng minh người Đức của họ. Vì lý do này, Sir Ian Hamilton, chỉ huy trưởng của Lực lượng Viễn chinh vùng Địa Trung Hải (Mediterranean Expeditionary Force), đã xem việc chiếm được Achi Baba là ưu tiên ngay từ ngày đầu cuộc xâm lăng của phe Hiệp Ước, ngày 24/05/1915. Continue reading “12/07/1915: Phe Hiệp Ước tấn công Achi Baba”

08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý

Nguồn: Ernest Hemingway wounded on the Italian front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Ernest Hemingway, khi ấy mới 18 tuổi và đang là một tài xế xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, đã bị trúng đạn súng cối trong khi phục vụ ở Mặt trận Ý, dọc theo vùng Đồng bằng Sông Piave, trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Oak Park, Illinois, Hemingway đang làm phóng viên cho tờ Kansas City Star khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu vào năm 1914. Ông đã tình nguyện làm việc cho Hội Chữ Thập Đỏ ở Pháp trước khi Mỹ tham chiến vào tháng 04/1917. Sau đó, ông được chuyển giao đến mặt trận Ý, nơi ông đã tham gia vào chuỗi trận thắng của Ý dọc theo Đồng bằng Sông Piave trong những ngày đầu tháng 07/1918, vốn đã khiến 3.000 người Áo bị bắt làm tù binh. Continue reading “08/07/1918: Ernest Hemingway bị thương trên Mặt trận Ý”

04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette

Nguồn: U.S. troops march through Paris to Lafayette’s tomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, ngày quốc khánh Hoa Kỳ, quân đội nước này đã lần đầu tiên diễn hành trong Thế chiến I. Họ diễu hành qua các đường phố Paris để đến ngôi mộ của Hầu tước Lafayette, một nhà quý tộc người Pháp và là anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Dù phần lớn quân Mỹ đã đến St Nazaire, Pháp, kể từ ngày 26/06/1916 – gần ba tháng sau khi Mỹ chính thức tuyên chiến vào đầu tháng 04 – họ hoàn toàn không có ảnh hưởng ngay lập tức trên các chiến trường của Thế chiến I. Đầu tiên, vì quân đội Mỹ có nhiều thành viên mới nhập ngũ, họ cần được đào tạo và phân bổ thành các tiểu đoàn một cách hiệu quả. Họ cũng cần phải củng cố lực lượng trước khi có đủ sức mạnh để đối đầu với Đức trên mặt trận phía Tây. Continue reading “04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette”

06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu

Nguồn: Battle of Belleau Wood begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trận chiến quy mô lớn đầu tiên có sự tham gia của quân Mỹ trong Thế chiến I đã bắt đầu tại Rừng Belleau, phía tây bắc con đường nối Paris và Metz.

Cuối tháng 05/1918, trong cuộc tấn công lần thứ ba trong vòng một năm, người Đức đã tiến sâu vào Mặt trận phía Tây, cách Paris chỉ 45 dặm. Lực lượng Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing đã ngăn chặn đợt tiến công của Đức, và vào ngày 06/06, Pershing ra lệnh thực hiện một cuộc phản công để đẩy quân Đức ra khỏi Rừng Belleau. Continue reading “06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu”

21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ

Nguồn: Red Baron killed in action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên bầu trời Vauz sur Somme, nước Pháp, Manfred von Richthofen, phi công át chủ bài của Không quân Đức, người được mệnh danh là “Nam tước Đỏ” (The Red Baron/Der Rote Baron,) đã bị giết bởi phe Đồng minh.

Richthofen là con trai của một quý tộc Phổ. Năm 1915, ông chuyển từ Bộ binh sang Không quân Hoàng gia Đức (Imperial Air Service/Die Fliegertruppe.) Tính đến cuối năm 1916, với chiếc máy bay hai cánh Albatross của mình, Richthofen đã “khủng bố” bầu trời mặt trận phía tây bằng cách bắn hạ 15 máy bay địch, trong đó gồm cả máy bay của một phi công át chủ bài khác – Lanoe Hawker người Anh. Continue reading “21/04/1918: ‘Nam tước Đỏ’ chết khi đang làm nhiệm vụ”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”

02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến

Nguồn: Woodrow Wilson asks U.S. Congress for declaration of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Thế giới phải là nơi an toàn cho dân chủ,” Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã tuyên bố như vậy vào ngày này năm 1917, khi ông xuất hiện trước Quốc Hội để yêu cầu tuyên chiến với Đức.

Dưới thời Wilson, người từng giữ chức Hiệu trưởng Đại học Princeton và Thống đốc bang New Jersey, sau đó trở thành ông chủ Nhà Trắng vào năm 1912, Mỹ đã tuyên bố trung lập từ giai đoạn đầu Thế chiến I (mùa hè năm 1914.) Ngay cả khi khi quân Đức đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 05/1915 – khiến 1.201 người thiệt mạng, trong đó có 128 người Mỹ, gây ra sự phẫn nộ trên toàn nước Mỹ và buộc Wilson phải gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Đức – thì tới năm 1916, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống nhờ nền tảng tranh cử trung lập nghiêm ngặt. Cuối năm đó, Wilson thậm chí còn cố gắng làm trung gian hòa giải giữa hai phe, Đồng minh Hiệp ước và Liên minh Trung Tâm. Việc này được Đức hoan nghênh, nhưng cuối cùng lại bị Pháp và Anh bác bỏ. Continue reading “02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến”

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ

Nguồn: Zimmermann Telegram published in United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.

Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ”

09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Ukraine signs peace treaty with Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 2 giờ sáng tại Berlin, hòa ước đầu tiên của Thế chiến I đã được ký khi Ukraine – đất nước vừa mới tuyên bố độc lập –chính thức chấp nhận hòa hoãn với phe Liên minh Trung tâm.

Theo nội dung hòa ước, Liên minh Trung tâm (gồm chính phủ các nước Áo-Hung, Bulgaria, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Ukraine khỏi Nga. Họ cũng đồng ý viện trợ và bảo vệ quân sự cho Ukraine trước lực lượng Bolshevik đang xâm chiếm lãnh thổ nước này. Đổi lại, Cộng hòa Ukraine sẽ cung cấp 100 triệu tấn thực phẩm đến Đức. Continue reading “09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm

21-10-1918-germany-ceases-unrestricted-submarine-warfare

Nguồn: Germany ceases unrestricted submarine warfare, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một chiếc tàu ngầm U-boat của Đức đã bắn quả ngư lôi cuối cùng của Thế chiến I, khi nước này chấm dứt chính sách “chiến tranh tàu ngầm không hạn chế” (unrestricted submarine warfare).

Đầu năm 1915, chiến tranh tàu ngầm không hạn chế xuất hiện lần đầu trong Thế chiến I, khi Đức tuyên bố khu vực xung quanh Quần đảo Anh là khu vực chiến tranh – nơi mà mọi tàu buôn đi qua, kể cả tàu của các nước trung lập, đều sẽ bị hải quân Đức tấn công. Trước Hải quân Anh với ưu thế áp đảo, người Đức đã sử dụng thứ vũ khí nguy hiểm nhất của mình – tàu ngầm U-boat tàng hình. Vậy là hàng loạt các vụ tấn công tàu buôn bắt đầu, mà đỉnh điểm là vụ tàu ngầm U-boat đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 7/1915. Continue reading “21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I

ferdinandwilhelm

Nguồn: “Germany gives Austria-Hungary blank check assurance”, History.com (truy cập ngày 5/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1914, tại Berlin, Hoàng đế Wilhelm II của Đức đã cam kết dành sự hỗ trợ vô điều kiện của Đức cho bất cứ hành động nào mà Áo-Hung tiến hành trong cuộc xung đột với Serbia. Quan hệ kình địch lâu nay giữa Áo-Hung và Serbia càng rơi vào khủng hoảng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ bị một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát ngày 28 tháng 6 trong một chuyến thăm chính thức tới Sarajevo, Bosnia.

Chỉ một tuần sau khi Franz Ferdinand bị ám sát, Bộ Ngoại giao Áo đã gửi một phái viên tên là Alexander Graf von Hoyos đến Berlin. Hoyos mang theo một công thư của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Leopold Berchtold bày tỏ sự cần thiết phải hành động tại khu vực Balkans hỗn loạn, đi kèm là một bức thư riêng với nội dung tương tự của Hoàng đế Áo Franz Josef gửi Hoàng đế Đức Wilhelm. Continue reading “05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I”