26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân

Nguồn: Nazis test Luftwaffe on Guernica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong Nội chiến Tây Ban Nha, người Đức đã cho thử nghiệm lực lượng không quân mới mạnh mẽ của mình – được gọi là Luftwaffe – tại thị trấn Guernica, xứ Basque ở miền bắc Tây Ban Nha.

Dù xứ Basque, với tư tưởng độc lập của mình, đã chống lại phe Quốc gia của Tướng Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, bản thân Guernica chỉ là một thị trấn nhỏ với 5.000 cư dân và đã tuyên bố không tham gia bên nào trong cuộc chiến. Được Franco chấp thuận, các máy bay tiên tiến nhất của Đức bắt đầu tấn công vào lúc 4 giờ 30 phút chiều, thời điểm đông đúc nhất tại khu chợ ở Guernica. Continue reading “26/04/1937: Đức Quốc Xã thử nghiệm lực lượng không quân”

14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập

Nguồn: Croatia declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân xâm lược Đức và Ý tại Nam Tư đã thành lập Nhà nước Độc lập Croatia (Independent State of Croatia, bao gồm cả Bosnia và Herzegovina) và trao cho nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia của phong trào Ustase (phong trào nổi dậy thân phát xít), Ante Pavelic, quyền kiểm soát một chính thể thực chất là một chế độ bù nhìn của phe Trục.

Ustase đã bắt đầu một cuộc bức hại không ngừng những người Serbia, người Do Thái, người Gypsies (di gan), và cả những người Croat chống phát xít. Đã có khoảng 350.000 đến 450.000 nạn nhân bị thảm sát, và trại tập trung Jasenovac đã trở nên nổi tiếng như một lò sát sinh. Continue reading “10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”

29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức

Nguồn: Swedish prime minister resigns over WWI policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Thủ tướng Hjalmar Hammarskjold của Thụy Điển – cha của vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nổi tiếng, Dag Hammarskjold – đã từ chức sau khi chính sách trung lập nghiêm ngặt của ông trong Thế chiến I –  trong khi vẫn tiếp tục quan hệ thương mại với Đức, vi phạm lệnh phong tỏa của Đồng minh – dẫn đến nạn đói lan rộng và bất ổn chính trị ở Thụy Điển.

Hjalmar Hammarskjold có xuất thân là giáo sư chuyên ngành luật, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị và từng là đại diện cho Thụy Điển tại Công ước Hague về Luật Quốc tế năm 1907. Năm 1914, ông được Vua Gustav V của Thụy Điển đề nghị trở thành Thủ tướng sau khi một chính phủ dân cử bị phản đối và bị đánh bại bởi các lực lượng bảo thủ. Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Hammarskjold đã theo đuổi một chính sách trung lập nghiêm ngặt trong chiến tranh, nhưng tiếp tục quan hệ thương mại với Đức và do đó làm cho đất nước và người dân của mình gặp khó khăn vì phong tỏa của Hải quân Đồng minh tại Biển Bắc, bắt đầu từ tháng 11/1914. Continue reading “29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

12/03/1938: Đức sáp nhập Áo

Nguồn: Germany annexes Austria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, quân Đức đã tiến vào Áo để sáp nhập quốc gia nói tiếng Đức này vào Đệ Tam Đế chế.

Đầu năm 1938, lần thứ hai trong vòng bốn năm, phe Quốc Xã tại Áo đã âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ lực và sáp nhập nước họ vào nước Đức phát xít. Biết được âm mưu này, Thủ tướng Áo Kurt von Schuschnigg đã gặp lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, với hy vọng giữ được nền độc lập cho đất nước. Nhưng thay vào đó, ông lại bị ép phải bổ nhiệm một số thành viên Quốc xã Áo vào nội các của mình. Continue reading “12/03/1938: Đức sáp nhập Áo”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima

Nguồn: U.S. flag raised on Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong trận chiến đẫm máu ở Iwo Jima, Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Trung đội 3, Đại đội E, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 đã chiếm được đỉnh núi Suribachi, điểm cao nhất đồng thời là vị trí chiến lược nhất của hòn đảo, và đã dựng lên lá cờ Mỹ. Nhiếp ảnh gia hải quân Louis Lowery đã ghi lại hình ảnh lịch sử này.

Những người lính Mỹ tham gia chiến đấu giành quyền kiểm soát sườn núi Suribachi đã reo hò khi lá cờ được giương lên, và vài giờ sau, nhiều lính thủy đã tiến đến với một lá cờ lớn hơn. Joe Rosenthal, nhiếp ảnh gia của Associated Press, đã gặp họ trên đường đi và chụp lại hình ảnh lá cờ thứ hai cùng với một nhiếp ảnh gia và một thợ quay phim của thủy quân lục chiến. Continue reading “23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima”

22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối

Nguồn: Mussolini wounded by mortar bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trung sĩ Benito Mussolini, người sau này là lãnh tụ lực lượng Phát xít Ý, đã bị thương trong một vụ nổ súng cối bất ngờ, xảy ra ở Isonzo thuộc Mặt trận Ý trong Thế chiến I.

Sinh ra ở Predappio, Ý vào năm 1883, là con trai của một thợ rèn và một giáo viên, Mussolini là người đọc nhiều và trong phần lớn cuộc đời ông là người tự học. Ông từng làm giáo viên và nhà báo theo chủ nghĩa xã hội. Sau đó, ông bị bắt và bị bỏ tù vì đã dẫn đầu các cuộc biểu tình ở tỉnh Forli chống lại cuộc chiến của Ý ở Libya năm 1911 – 1912. Continue reading “22/02/1917: Mussolini bị thương do đạn súng cối”

21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội”

Nguồn: Tojo makes himself “military czar”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo ngày một nhiều thêm khi ông giữ vai trò Tổng Tư lệnh, một vị trí cho phép ông trực tiếp kiểm soát quân đội Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường huấn luyện Sĩ quan Quân đội, Tojo được gửi tới Berlin làm tùy viên quân sự của Nhật sau Thế chiến I. Nổi danh về sự khắc nghiệt và tính kỷ luật, Tojo được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn I Bộ binh khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi về nước, Tojo đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng đi đầu trong việc giúp quân đội tăng cường kiểm soát chính sách đối ngoại, ủng hộ việc ký Hiệp ước Ba bên năm 1940 với Đức và Ý, từ đó đưa Nhật trở thành một cường quốc phe Trục. Continue reading “21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội””