Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Nguồn: Beijing Tests Joe Biden”, WSJ, 18/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh. Continue reading “Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?”

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Có thể mất vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có kết quả cuối cùng, mặc dù tình hình cho thấy có thể có một chính phủ chia rẽ giữa Tổng thống Joe Biden và một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều sự tiếp nối hơn thay đổi, dù sự chuyển biến về giọng điệu sẽ là rõ rệt.

Tổng thống Biden sẽ không xóa bỏ mọi thứ trong bốn năm qua, và cũng sẽ không thể xóa bỏ được thứ chủ nghĩa dân túy đã ăn sâu ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm được nhiều điều để ngăn chặn sự “chảy máu” tiếp diễn. Mong muốn khắc phục các vấn đề của Biden sẽ bị hạn chế bởi việc Đảng Dân chủ không kiểm soát được Thượng viện. Continue reading “Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden”

Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?

Nguồn: Edward Luce, “Biden risks being a lame duck president”, Financial Times, 05/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Những người theo tư tưởng tự do bị tổn thương có thể cảm thấy nhẹ lòng trong chốc lát trước việc Joe Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – cho đến khi họ phát hiện ra Donald Trump là người có được số phiếu cao thứ hai. Trump thậm chí còn vượt qua cả số phiếu đỉnh cao năm 2008 của Barack Obama. Bài học thực sự từ số cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục hôm thứ Ba và tiến trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục là việc nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách cay đắng, sâu sắc và gần như đồng đều. Continue reading “Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?”

Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?

Nguồn: Walter Russell Mead, “What in the World if Trump Wins?”, The Wall Street Journal, 26/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ sẽ thế nào nếu Trump tái đắc cử?”

Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden

Nguồn: Anne-Marie Slaughter, “The three pillars of US foreign policy under Biden”, Financial Times, 19/10/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn. Continue reading “Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden”

Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump

Nguồn: Ron Johnson, “An American Coup Attempt”, The Wall Street Journal, 08/10/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Hoa Kỳ đang trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Nó bắt đầu vào ngày đắc cử của Tổng thống Trump, khi các quan chức không được bầu vận động chống lại nhiệm kỳ tổng thống của ông. Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhánh hành pháp, gây ra bởi các quan chức cấp dưới, những người coi mình không phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trên thực tế, họ đã thành lập một nhánh chính quyền thứ tư – một bộ máy quan liêu thường trực vô trách nhiệm.

Bằng chứng công khai đầu tiên về cuộc nổi dậy bắt đầu với bản ghi bị rò rỉ về cuộc điện thoại của ông Trump với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto vào ngày 27 tháng 1 năm 2017 và với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào ngày hôm sau. Như Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện đã báo cáo, chính quyền Trump đã gặp khó khăn với 62 vụ rò rỉ có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong vòng 125 ngày đầu tiên, so với 9 vụ rò rỉ như vậy dưới thời George W. Bush và 8 vụ rò rỉ dưới thời Barack Obama. Continue reading “Đằng sau nỗ lực ‘đảo chính’ chống lại tổng thống Trump”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump

Nguồn: Gideon Rachman, “Democrats cannot rule out Trump victory”, Financial Times, 24/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Có một nỗi lo sợ ngấm ngầm tại đại hội đảng Dân chủ tuần trước. Nhưng sự lo lắng đang ám ảnh đảng này không phải là việc tổng thống đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ thực sự giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thay vào đó, nỗi sợ chủ yếu nằm ở chỗ vị tổng thống có thể “đánh cắp” nó – bằng cách phá hoại cuộc bỏ phiếu hoặc từ chối thừa nhận thất bại. Diễn viên hài Sarah Cooper đã tóm tắt quan điểm phổ biến này khi nói “Donald Trump biết rằng ông ta không thể thắng được một cách công bằng và chính trực.”

Nói cho rạch ròi thì tổng thống Trump đã từ chối cam kết chấp nhận kết quả bầu cử. Nhưng, bằng cách tập trung vào nguy cơ của một cuộc bỏ phiếu bị đánh cắp, đảng Dân chủ có nguy cơ đánh giá thấp một rủi ro thông thường hơn – rằng Trump có thể giành chiến thắng mà không cần gian lận. Continue reading “Đảng Dân chủ không nên xem thường khả năng đắc cử của Trump”

Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?

Nguồn:Audacious student protests are rocking Bangkok”, The Economist, 20/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính hồi năm 2014. Vào ngày 16 tháng 8, hơn 10.000 người biểu tình đã đổ về Tượng đài Dân chủ ở Bangkok, thủ đô Thái Lan. Các đoàn thể sinh viên và nhóm thanh niên đã dẫn đầu các cuộc biểu tình kéo dài hơn một tháng trên khắp đất nước. Họ muốn chính phủ từ chức. Họ yêu cầu một hiến pháp mới và chấm dứt sự quấy rối các nhà vận động đối lập. Gây tranh cãi hơn, trong một cuộc biểu tình tại Đại học Thammasat ở Bangkok vào ngày 10 tháng 8, một số lãnh đạo biểu tình đã công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn vẫn là một chủ đề vô cùng cấm kỵ tại Thái Lan. Continue reading “Điều gì khiến biểu tình quay lại đường phố Thái Lan?”

Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau 40 năm hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, khó có thể tưởng tượng đượcmối quan hệ thực sự bị cắt đứt. Nhiều giám đốc điều hành tin rằng các chính trị gia ở Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết sự khác biệt của họ khi họ nhận ra tác động thực sự của việc “phân tách” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại sẽ làm ổn định mọi thứ, cho dù phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?

Nguồn: Trump’s Spite-Germany Plan”, Wall Street Journal, 29/07/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Bên dưới những lời chỉ trích của giới truyền thông, khó có thể tách bạch được điều tốt điều xấu trong chính sách đối ngoại không chính thống của Tổng thống Trump. Một số sáng kiến ​​bị giới tinh hoa chính sách đối ngoại khinh miệt lại tỏ ra khôn ngoan, như rút ra khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí thất bại. Tuy nhiên, kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm rút gần 12.000 lính Mỹ khỏi Đức không đơn thuần là một bước đi của một thiên tài dân túy. Nó đã giáng một đòn mạnh vào các lợi ích của Mỹ trong khi không giành được mục tiêu tiết kiệm chi phí mà ông Trump tuyên bố. Continue reading “Mỹ giảm quân tại Đức: Động thái sai lầm?”

Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s jumbo birthday present surprises Marx and pundits alike”, Nikkei Asian Review, 18/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Hôm thứ Hai vừa rồi là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó hóa ra là một ngày quan trọng đối với chính trị Trung Quốc.

Tin đồn đã lan truyền từ ngày hôm trước trong một số đảng viên Cộng sản Trung Quốc là sẽ có một thông báo quan trọng sắp xảy ra. Hóa ra đó là một món quà sinh nhật bất ngờ khiến các chuyên gia phải bàn tán không ngừng.

Trên trang nhất ngày 15 tháng 6 của tờ Học tập, một ấn phẩm chính thức của Trường Đảng Trung ương, là một bài viết toàn trang với dòng tít lớn kêu gọi đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” – tư tưởng chính trị đặt theo tên của nhà lãnh đạo – trở thành “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21.” Continue reading “Kịch tính trên chính trường Trung Quốc và sự bất an của Tập Cận Bình”

NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?

Nguồn: NATO sets its sights on China”, The Economist, 09/06/2020.

Biên dịch: Trần Hùng
Dù vẫn đang phải vật lộn với những rắc rối ngắn hạn, trong đó có cuộc cãi vã mới nổ ra giữa Mỹ và Đức, NATO vẫn đang bắt đầu lên kế hoạch cho mười năm tới: làm thế nào để thích nghi với sức mạnh đang lên của Trung Quốc? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó có thể rất quan trọng nếu liên minh muốn giữ được mục đích cho sự tồn tại của mình vào năm 2030.

Nguồn gốc của sự hỗn loạn mới nhất, như thường thấy trong những năm gần đây, là Tổng thống Donald Trump. Vào ngày 5 tháng 6, tờ Wall Street Journal  đưa tin rằng Trump đã quyết định rút 9.500 quân Mỹ ở Đức vào tháng 9, tức hơn một phần tư trong số 34.500 quân hiện đang đóng tại đây. Một bản ghi nhớ được ký bởi cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, Robert O’Brien, sẽ giới hạn số lượng lính Mỹ đóng tại Đức ở bất cứ thời điểm nào (có thể tạm tăng lên trong các cuộc tập trận hoặc luân chuyển) ở mức 25.000, so với giới hạn hiện tại là 52.500. Continue reading “NATO sẽ nhắm mục tiêu vào Trung Quốc?”

Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

Nguồn: China has launched rule by fear in Hong Kong”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu. Continue reading “Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi”