Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

Nguồn: Barry Eichengreen, “Managing the Coming Global Debt Crisis”, Project Syndicate, 13/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nước đang phát triển sắp sửa rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Thời đó, phải mất ba năm trước khi các nước chủ nợ thực hiện một phản ứng có phối hợp được gọi là Kế hoạch Baker, đặt theo tên của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker. Lần này, may mắn thay, chính phủ các nước G20 đã phản ứng nhanh hơn, kêu gọi tạm ngừng việc thanh toán nợ cho các nước thu nhập thấp.

Có lẽ có thể dự đoán được là tuyên bố của G20 có nhiều điểm tương tự như Kế hoạch Baker. Chỉ có một vấn đề duy nhất: Kế hoạch Baker đã không có hiệu quả. Continue reading “Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới”

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

Nguồn: Watch Out in the South China Sea”, Wall Street Journal, 23/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”

Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “Is Political Change Coming to China?”, Project Syndicate, 14/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở Trung Quốc đương đại, sự thay đổi chính trị sâu sắc vẫn có thể – và đã – diễn ra ngay cả khi không có sự thay đổi chế độ hoặc dân chủ hóa kiểu phương Tây. Ví dụ rõ ràng nhất là thời kỳ cải cách và mở cửa bắt đầu vào năm 1978 dưới sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng từ chối chấp nhận các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng về cơ bản, ông đã thay đổi đường hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực trong đó.

Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 có thể đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của COVID-19 không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế giới nên được chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra sau đó. Continue reading “Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguồn: China’s flagship foreign policy aims to put itself at the centre of the world once again”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở biên giới Trung Quốc với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp bắt đầu ghi lại những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200.000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng phục vụ sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Quốc nối với Trung Á và Châu Âu. Continue reading “Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

Nguồn: Who will be Donald Trump’s most forceful foe?”, The Economist, 01/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay tại các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 3 tháng 2. Mục tiêu cuối cùng của họ là đề cử một ứng viên có thể đánh bại Donald Trump vào tháng 11. Điều đó sẽ không dễ dàng. Mặc dù có nhiều xáo trộn chính trị và đối mặt với một phiên tòa luận tội, ông Trump vẫn sáng cửa tái đắc cử.

Ông Trump không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tuy nhiên, ông là một ứng cử viên mạnh hơn so với những gì các số liệu cho thấy. Tỉ lệ ủng hộ ông đã dao động ở mức thấp hơn tỉ lệ phản đối ông khoảng 10%. Continue reading “Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Presidents have sometimes favoured back channels in foreign policy”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Người Mỹ thường phản đối chính sách ngoại giao bí mật, coi đó là điều phản dân chủ. Các tính toán cửa sau cản trở trách nhiệm giải  trình, tập trung quyền lực vào tay tổng thống và gây nên sự mất lòng tin. Vào năm 1918, Woodrow Wilson đã tuyên bố một cách hào sảng rằng ông tìm kiếm những “hiệp ước hòa bình rộng mở, đạt được một cách công khai”. Tuy nhiên, chính Wilson đã nhận thấy rằng việc sử dụng một cố vấn chính trị thân cận, Edward House, làm kênh liên lạc bí mật với các nhà lãnh đạo nước ngoài lại là điều tiện lợi. “Đại tá House”, biệt danh của vị trợ lý đến từ Texas, được cho vào ở trong Nhà Trắng và trở thành nhà đàm phán chính của Wilson ở châu Âu cho tới khi Thế chiến I kết thúc. Continue reading “Các ví dụ kinh điển về ngoại giao bí mật trong lịch sử Hoa Kỳ”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga

Nguồn: Nina Khrushcheva, “Putin Means Money”, Project Syndicate, 22/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Trong cuốn sách Putin’s Kleptocracy (Chế độ đạo tặc của Putin), tác giả quá cố Karen Dawisha đã lập luận rằng chìa khóa để hiểu nước Nga của Vladimir Putin là tiền. Dù Putin đang tìm cách thuyết phục công chúng với những câu chuyện về khôi phục ảnh hưởng toàn cầu của Nga, bà giải thích rằng Putin và một đội ngũ tay chân thân tín đang tích lũy một lượng lớn tài sản cá nhân. Theo quan điểm của bà, không chỉ là một lãnh đạo độc đoán theo chủ nghĩa dân tộc hoặc chủ nghĩa phục thù quốc gia, Putin còn là một kẻ tham tiền.

Vào thời điểm đó, tôi không đồng ý: mặc dù tiền chắc chắn là yếu tố rất quan trọng để hiểu được chế độ của Putin, nhưng tham vọng giành ảnh hưởng toàn cầu là không thể bị bác bỏ. Nhưng trong bối cảnh lực lượng an ninh đột kích vào Viện Vật lý Lebedev (FIAN) ở Moskva vào tháng trước, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Continue reading “Khát vọng tiền bạc và cuộc chiến của Putin với giới khoa học Nga”