15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’

Nguồn: Nikita Khrushchev challenges United States to a missile “shooting match”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1957, trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên Mỹ, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã tuyên bố Liên Xô có ưu thế về tên lửa hơn so với Mỹ và thách thức Mỹ tham gia một “cuộc thi phóng tên lửa” để chứng minh khẳng định của mình. Cuộc phỏng vấn đã làm gia tăng nỗi sợ của Hoa Kỳ rằng họ đang tụt lại phía sau Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang.

Cuộc phỏng vấn là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp thường thấy giữa vẻ huênh hoang hiếu chiến và việc kêu gọi “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev vào cuối những năm 1950. Ông khoe khoang về ưu thế tên lửa của Liên Xô và cho rằng Hoa Kỳ không sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa: “Nếu họ có thì họ đã phóng vệ tinh nhân tạo của riêng mình rồi.” Sau đó, ông đưa ra lời thách thức: “Hãy cùng tham gia một cuộc thi phóng tên lửa ôn hòa như một trận đấu súng, và họ sẽ trông thấy sức mạnh của chúng ta.” Continue reading “15/11/1957: Khrushchev thách Hoa Kỳ ‘thi phóng tên lửa’”

13/11/2015: Một loạt vụ tấn công khủng bố nổ ra ở Paris

Nguồn: ISIL stages series of terrorist attacks in Paris, culminating in massacre at Bataclan theater, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2015, một đơn vị của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã thực hiện một loạt vụ tấn công khủng bố trên khắp Paris, giết chết 131 người và làm bị thương hơn 400 người. Đó là ngày đen tối nhất của nước Pháp kể từ Thế chiến II, đồng thời là hành động tàn bạo nhất ISIL từng thực hiện ở châu Âu cho đến nay.

Năm 2015 đã chứng kiến ​​nhiều vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng ở Pháp và những nơi khác. Tháng 1, tổ chức Al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập đã thực hiện năm vụ tấn công trên toàn thành phố, trong đó vụ nghiêm trọng nhất xảy ra tại văn phòng của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo. Những tháng sau đó, khủng bố đã tấn công một trung tâm cộng đồng Do Thái ở Nice. Continue reading “13/11/2015: Một loạt vụ tấn công khủng bố nổ ra ở Paris”

Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế

Nguồn: Leo Suryadinata, “The Papua Question: Historical Contexts and International Dimensions”, ISEAS Perspective, 31/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Giới thiệu

Ngày 19/08/2019, một cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Manokwari, tỉnh Tây Papua, Indonesia. Người biểu tình đã phóng hỏa tòa nhà chính quyền địa phương và nhiều xe hơi, làm hư hại các cửa hàng và tài sản. Những sự cố tương tự đã tiếp diễn sau đó ở các khu vực khác của Papua và gây nhiều thương vong. Chính quyền Indonesia đã sử dụng vũ lực để kiểm soát tình hình và đưa Papua trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, tới ngày 23 tháng 9, một cuộc bạo loạn nghiêm trọng hơn đã nổ ra ở Wamena. Các tòa nhà chính quyền, cửa hàng và xe hơi đã bị đốt cháy và những người không phải người Papua đã bị tấn công. Có tới 32 người thiệt mạng và 77 người khác bị thương trong vụ bạo lực. Tình hình đã được kiểm soát sau khi Jakarta bổ sung 6.000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh. Continue reading “Vấn đề Papua: Bối cảnh lịch sử và các yếu tố quốc tế”

11/11/1921: Khánh thành Mộ Liệt sĩ Vô danh trong Thế chiến I

Nguồn: Dedication of the Tomb of the Unknowns, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Đúng ba năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Mộ Liệt sĩ Vô danh đã được khánh thành tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Virginia trong lễ kỷ niệm Ngày Hiệp ước Đình chiến, chủ trì bởi Tổng thống Warren G. Harding.

Hai ngày trước đó, một lính Mỹ vô danh tử trận trong Thế chiến I đã được đưa từ một nghĩa trang quân đội ở Pháp về thủ đô. Vào Ngày Hiệp ước Đình Chiến, với sự hiện diện của Tổng thống Harding và các quan chức chính phủ, quân đội và quan chức quốc tế, người lính này đã được chôn cất với nghi thức trang trọng nhất bên cạnh Khu tưởng niệm. Khi người lính được hạ xuống nơi an nghỉ cuối cùng, một lớp đất dày 5 cm mang về từ Pháp đã được đặt bên dưới quan tài của anh để người lính có thể yên nghỉ vĩnh hằng trên mảnh đất anh đã ngã xuống. Continue reading “11/11/1921: Khánh thành Mộ Liệt sĩ Vô danh trong Thế chiến I”

08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát

Nguồn: Hitler survives assassination attempt, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1939, trong lễ kỷ niệm 16 năm Đảo chính Nhà hàng Bia của Hitler, một quả bom đã phát nổ ngay sau khi Hitler kết thúc bài phát biểu, song ông đã không bị thương.

Hằng năm, Hitler đều thực hiện một nghi lễ để kỷ niệm nỗ lực đảo chính khét tiếng năm 1923 của mình (đây là lần đầu Hilter tìm cách giành quyền lực, nhưng sự kiện đã khiến Hilter bị bắt và khiến Đảng Quốc xã gần như bị xóa sổ), cũng như nhắc lại trước những người ủng hộ tầm nhìn của ông về tương lai đất nước. Continue reading “08/11/1939: Hitler thoát chết trong một vụ ám sát”

06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ

Nguồn: Renowned Soviet dissident Andrei Sakharov visits United States, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1988, nhà khoa học và cũng là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Liên Xô Andrei Sakharov bắt đầu chuyến thăm hai tuần tới Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm của mình, ông đã đề nghị chính phủ và nhân dân Mỹ ủng hộ các chính sách glasnost (cởi mở chính trị) và perestroika (cải tổ kinh tế) của nhà lãnh đạo người Nga Mikhail Gorbachev, để qua đó đảm bảo sự thành công của một hệ thống Liên Xô mới dân chủ hơn, thân thiện hơn.

Sakharov không phải là nhân vật được chính phủ Liên Xô ưa thích. Trong những năm cuối thập niên 1930 và những năm 1940, ông là nhà vật lý đáng kính ở Liên Xô và là thành viên của nhóm nhà khoa học phát triển quả bom hydro đầu tiên của Nga vào những năm 1950. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1950, ông bắt đầu hoài nghi một cách nghiêm túc về việc Nga thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài trời. Ông cũng bắt đầu biểu tình đòi hỏi tự do khoa học ở Liên Xô. Continue reading “06/11/1988: Nhà hoạt động nhân quyền Andrei Sakharov thăm Hoa Kỳ”

04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: Entrance to King Tut’s tomb discovered, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các công nhân của ông đã phát hiện ra lối đi dẫn vào lăng mộ Vua Tutankhamen tại Thung lũng các vị Vua ở Ai Cập.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đều đã được phát hiện, ngoại trừ mộ của Vua Tutankhamen – vị vua qua đời năm 18 tuổi và ít được biết đến. Sau Thế chiến I, Carter bắt đầu chuyên tâm tìm kiếm mộ của Vua Tutankhamen, và cuối cùng ông đã tìm thấy những bậc tam cấp dẫn đến phòng chôn cất bị che phủ bởi một lớp đất đá, tại nơi gần lối vào lăng mộ Vua Ramses VI trong Thung lũng các vị Vua. Continue reading “04/11/1922: Lối vào lăng mộ Vua Tutankhamen được phát hiện”

01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng

Nguồn: John Adams moves into White House, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã chuyển đến Nhà Tổng thống mới được xây dựng, nơi mà ngày nay gọi là Nhà Trắng, trong năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Adams đã tạm trú tại khách sạn của thành phố Tunnicliffe gần Tòa nhà Quốc hội đang xây kể từ tháng 6 năm 1800, khi chính quyền liên bang chuyển từ Philadelphia đến thủ đô mới là Washington, D.C. Trong tiểu sử về Tổng thống Adams, nhà sử học David McCullough đã kể về lần đầu Adams đến Washington như sau: ông đã viết thư cho vợ là Abigail ở Quincy, Massachusetts rằng ông hài lòng với nơi ở mới của chính quyền liên bang và thấy mãn nguyện về Nhà Tổng thống sắp khánh thành. Continue reading “01/11/1800: Tổng thống John Adams chuyển vào Nhà Trắng”

30/10/1864: Thành phố Helena được thành lập

Nguồn: The city of Helena, Montana, is founded after miners discover gold, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, thị trấn Helena ở Montana đã được thành lập bởi bốn người thợ đào vàng, những người bỗng trở nên giàu có khi tìm thấy vàng tại một nơi được đặt tên rất phù hợp là “Last Chance Gulch” (Dòng suối may mắn cuối cùng).

Khu định cư lớn đầu tiên của người Anh tại Montana được hình thành hai năm trước đó vào mùa hè năm 1862 khi các nhà thăm dò tìm thấy một mỏ vàng sa khoáng lớn ở phía tây Suối Grasshopper. Sau đó, những mỏ vàng có giá trị khác được phát hiện ở các vùng lân cận và hàng chục nghìn người đã lùng sục khắp lãnh thổ để tìm vàng. Continue reading “30/10/1864: Thành phố Helena được thành lập”

28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến

Nguồn: German sailors begin to mutiny, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1918, các thủy thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức đã kiên quyết từ chối ra khơi để thực hiện một cuộc tấn công cuối cùng vào hải quân Anh theo lệnh của Bộ Hải quân Đức, phản ánh tâm trạng thất vọng và nản chí của nhiều người bên phía Liên minh Trung tâm trong những ngày cuối cùng của Thế chiến I.

Vào tuần cuối của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào cuối tháng 9. Khi sự kết thúc của cuộc chiến đã ở trước mắt, bộ chỉ huy hải quân Đức – dẫn đầu bởi tham mưu trưởng Reinhardt Scheer – đã quyết định thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm chống lại người Anh ở Biển Bắc trong một bước đi tuyệt vọng để khôi phục lại uy tín của hải quân Đức. Continue reading “28/10/1918: Thủy thủ Đức tiến hành binh biến”

Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng

Nguồn: Ian Storey, “Thailand’s Perennial Kra Canal Project: Pros, Cons and Potential Game Changers”, ISEAS Perspective, 24/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Ít có dự án xây dựng lớn nào nằm trên bảng vẽ lâu như kênh đào Kra của Thái Lan. Ý tưởng xây dựng một tuyến đường thủy qua Eo đất Kra ở vùng Thượng Nam đất nước để nối Vịnh Thái Lan với biển Andaman – từ đó nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương – được đề xuất lần đầu cách đây hơn 300 năm. Kể từ đó, dự án đã được tái sinh nhiều lần, dẫn đến một loạt các cuộc khảo sát kỹ thuật và nghiên cứu khả thi đắt đỏ, trước khi lặng lẽ bị hủy bỏ.

Những lập luận ủng hộ và phản đối kênh đào Kra đã tồn tại và được lặp đi lặp lại từ lâu. Continue reading “Dự án Kênh đào Kra của Thái Lan: Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”

23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva

Nguồn: Hostage crisis in Moscow theater, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2002, khoảng 50 phiến quân người Chechnya đã xông vào một nhà hát ở Moskva, bắt giữ tới 700 người làm con tin trong một buổi biểu diễn vở nhạc kịch nổi tiếng.

Khi màn thứ hai của vở nhạc kịch “Nord Ost” vừa mới bắt đầu tại Cung Văn hóa của Nhà máy vòng bi Moskva, một người đàn ông có vũ trang đã bước lên sân khấu và dùng một khẩu súng máy bắn chỉ thiên. Những kẻ khủng bố – gồm một số phụ nữ với chất nổ quấn quanh người – tự nhận mình là thành viên của Quân đội Chechnya. Họ đưa ra một yêu cầu: các lực lượng quân đội Nga phải rút ngay lập tức và hoàn toàn khỏi Chechnya, khu vực bị chiến tranh tàn phá nằm ở phía bắc dãy Caucasus. Continue reading “23/10/2002: Khủng hoảng con tin ở nhà hát Moskva”

21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands protest the war in Vietnam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, tại Washington, D.C., gần 100.000 người đã tụ tập để phản đối nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành đến Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ yếu ớt của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Các cuộc thăm dò được thực hiện vào mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã xuống dưới 50%. Continue reading “21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam”

18/10/1931: Thomas Edison qua đời

Nguồn: Edison dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1931, Thomas Alva Edison, một trong những nhà phát minh tài năng nhất trong lịch sử, qua đời tại West Orange, New Jersey ở tuổi 84.

Sinh ra ở Milan, Ohio năm 1847, Edison ít được tiếp cận với giáo dục chính quy, một điều bình thường đối với hầu hết người Mỹ vào thời điểm đó. Thính giác của ông gặp vấn đề nghiêm trọng từ khi còn nhỏ, và chính hạn chế này đã đem lại động lực cho nhiều phát minh của Edison. Ở tuổi 16, ông bắt đầu công việc là một điện tín viên và sớm cống hiến năng lực bẩm sinh của mình để cải thiện hệ thống điện báo. Năm 1869, ông dành toàn thời gian theo đuổi việc sáng chế và năm 1876, Edison chuyển tới phòng thí nghiệm và xưởng chế tạo máy móc tại Menlo Park, New Jersey. Continue reading “18/10/1931: Thomas Edison qua đời”

16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ

Nguồn: Lincoln speaks out against slavery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, một luật sư ít tên tuổi và là ứng viên Quốc hội tương lai đến từ tiểu bang Illinois – Abraham Lincoln – đã có bài phát biểu về Đạo luật Kansas-Nebraska vừa được Quốc hội thông qua 5 tháng trước đó. Trong bài phát biểu của mình, vị tổng thống tương lai đã lên án đạo luật và trình bày quan điểm của mình về chế độ nô lệ, điều mà ông gọi là “vô đạo đức”.

Theo các điều khoản của Đạo luật Kansas-Nebraska, hai vùng lãnh thổ mới, Kansas và Nebraska, sẽ được phép gia nhập Liên bang và công dân mỗi lãnh thổ sẽ được trao quyền quyết định liệu chế độ nô lệ có được cho phép trong lãnh thổ của họ hay không. Continue reading “16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ”

14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I

Nguồn: Adolf Hilter wounded in British gas attack, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Trong số những người Đức bị thương tại Ypres Salient, Bỉ, ngày 14/10/1918, có Hạ sĩ Adolf Hitler. Ông đã bị một quả đạn hơi của Anh làm mù tạm thời và được đưa đến một bệnh viện quân đội Đức tại Pasewalk, Pomerania.

Thời trẻ, Hitler từng được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở Áo nhưng ông từ chối vì không đủ thể lực. Trong thời gian sống ở Munich vào giai đoạn đầu của Thế chiến I – mùa hè năm 1914, ông đã xin và nhận được sự cho phép đặc biệt để nhập ngũ như một người lính Đức. Là thành viên của Trung đoàn Bộ binh Dự bị Bavaria thứ 16, Hitler đã tới Pháp vào tháng 10/1914. Ông đã chứng kiến sự khốc liệt của Trận Ypres I, được trao huy chương Chữ thập Sắt vào tháng 12 vì đã đưa một đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Continue reading “14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I”

Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war, East Asia Forum, 08/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung, sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương mại gây ra tổn thất. Continue reading “Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?

Nguồn: Max Walden, “Peaceful explorer or war criminal: Who was Zheng He, China’s Muslim symbol of diplomacy?,” ABC News, 22/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bên cạnh việc tiến hành một cuộc đàn áp lớn chống lại người Hồi giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đang làm sống dậy huyền thoại về Trịnh Hòa (Zheng He) – một đô đốc hải quân, người chỉ huy các chuyến hải trình hùng tráng vào đầu thế kỷ 15 xuyên qua Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và xa hơn thế nữa.

Khi đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường từ châu Á sang châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thường xuyên gọi Trịnh Hòa là biểu tượng cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, và cho tình hữu nghị với thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Được mệnh danh là “Columbus Trung Quốc”, nhà thám hiểm thậm chí đã truyền cảm hứng cho một quán cà phê thời thượng ở Melbourne.

Thế nhưng, liệu ông có thực sự là một biểu tượng ngoại giao như cách Bắc Kinh muốn chúng ta tin không? Continue reading “Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”