01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward Jenner (1749 – 1823) là một bác sĩ người Anh, người tiên phong về tiêm phòng bệnh đậu mùa và là cha đẻ của miễn dịch học.

Edward Jenner sinh ngày 17/05/1749 tại Berkeley, Gloucestershire, và là con trai của một cha xứ. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật địa phương và sau đó được đào tạo ở London. Năm 1772, Jenner trở về Berkeley và dành phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp để làm bác sĩ ở quê nhà. Continue reading “Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học”

29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn

Nguồn: Adolf and Eva marry, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.

Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát. Continue reading “29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn”

Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Walpole (1676 – 1745) là một chính khách người Anh của Đảng Whig, được xem là người đầu tiên giữ chức thủ tướng – người chi phối chính trị Anh dưới triều đại của George I và George II.

Robert Walpole sinh ngày 26/08/1676 tại Houghton, Norfolk, trong một gia đình địa chủ giàu có. Ông theo học tại Đại học Cambridge và năm 1701 trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử Castle Rising ở Norfolk, nơi cha ông trước đây từng làm nghị sĩ. Walpole thăng tiến nhanh chóng và trở thành thành viên Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và sau đó là người phụ trách tài chính hải quân vào năm 1709. Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông đã bị cản trở tạm thời bởi các thành viên Đảng Bảo thủ khi những người này lên nắm quyền vào năm 1710. Năm 1712, họ cáo buộc ông phạm tội tham nhũng và Walpole đã phải ngồi tù trong một thời gian ngắn. Continue reading “Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh”

27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli

Nguồn: U.S. agent William Eaton leads U.S. forces “to the shores of Tripoli”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1805, sau khi hành quân 804 km từ Ai Cập, đặc vụ Mỹ William Eaton đã lãnh đạo một lực lượng nhỏ thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cùng lính đánh thuê Bắc Phi tấn công vào thành phố cảng Derna, Tripoli (thuộc Lybia ngày nay). Khi ấy, các lực lượng này đang thực hiện nhiệm vụ hạ bệ Yusuf Karamanli, nhà cầm quyền của Tripoli. Yusuf Karamanli đã lên nắm quyền sau khi lật đổ anh trai mình là Hamet Karamanli, một lãnh đạo có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Bốn năm trước đó, Chiến tranh Barbary lần thứ nhất đã nổ ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Continue reading “27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli”

Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vincent Van Gogh (1853 – 1890) là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thuộc trường phái Hậu ấn tượng, dù lúc sinh thời tài năng của ông không được thừa nhận rộng rãi.

Vincent Van Gogh sinh ngày 30/03/1853 tại Zundert, miền nam Hà Lan, và là con trai của một mục sư. Năm 1869, ông có công việc đầu tiên tại chi nhánh Hague của một công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật quốc tế. Ông bắt đầu viết thư cho em trai là Theo và hai người đã tiếp tục liên lạc như vậy cho tới khi Van Gogh qua đời.

Công việc của Van Gogh đã đưa ông đến London và Paris, nhưng ông không cảm thấy hứng thú với công việc này và đã bị sa thải vào năm 1876. Trong một thời gian ngắn, ông trở thành một giáo viên ở Anh, rồi sau đó đặc biệt quan tâm đến Cơ đốc giáo và trở thành một nhà truyền giáo tại một cộng đồng khai thác mỏ ở miền nam nước Bỉ. Continue reading “Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng”

24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ

Nguồn: Union issues conduct code for soldiers, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1863, quân đội Liên bang miền Bắc đã ban hành Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam. Bộ quy tắc này đã được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Bộ luật là “đứa con tinh thần” của Francis Lieber, một người Phổ nhập cư có ba con trai đều từng phục vụ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Một người con của ông đã bị trọng thương khi đang chiến đấu cho phe miền Nam trong Trận Williamsburg tại Virginia vào năm 1862. Hai người con còn lại ủng hộ Liên bang miền Bắc. Continue reading “24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ”

21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico

Nguồn: Sewers explode in Guadalajara, Mexico, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1992, hàng chục vụ nổ cống ngầm đã xảy ra ở Guadalajara, Mexico, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người và làm hư hại khoảng 1.000 tòa nhà. Nguyên nhân của chuỗi vụ nổ này là rò rỉ khí gas, và các dấu hiệu cảnh báo về điều này đã bị phớt lờ bởi chính phủ Mexico và công ty dầu khí quốc gia.

Ba ngày trước vụ nổ, cư dân của một khu dân lao động tại Guadalajara đã nhận thấy mùi khó chịu trong không khí. Họ thậm chí cảm thấy bị cay mắt và rát họng, một số cảm thấy buồn nôn. Bất chấp những phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã không điều tra vấn đề một cách nghiêm túc. Continue reading “21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico”

20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới

Nguồn: New York adopts state constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Hội nghị Đại biểu bang New York đã chính thức thông qua hiến pháp đầu tiên của bang tại một cuộc họp ở thị trấn Kingston, phía bắc New York.

Bản hiến pháp mở đầu bằng việc tuyên bố khả năng hòa giải giữa Anh và các thuộc địa của nước này ở Mỹ là điều xa vời và không chắc chắn, do đó cần phải thành lập một chính phủ New York mới để duy trì hòa bình, hiệu quả và trật tự nội bộ. Continue reading “20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới”

Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Horatio Kitchener (1850 – 1916) là một chỉ huy quân sự và chính khách người Anh. Ông từng là Bộ trưởng Chiến tranh trong những năm đầu của Thế chiến I và từng tập hợp quân đội ở quy mô lớn chưa từng có. Kitchener cũng xuất hiện trên tấm áp phích tuyển quân nổi tiếng nhất của Anh từng được xuất bản.

Horatio Kitchener sinh ngày 24/06/1850 tại Hạt Kerry, Ireland, từng du học tại Thụy Sĩ và theo học tại Học viện Quân Sự Hoàng gia ở Woolwich. Năm 1871, ông gia nhập lực lượng Kỹ sư Hoàng gia. Kitchener từng tham gia một chiến dịch bất thành nhằm giải cứu Tướng Charles Gordon tại Khartoum những năm 1884 – 1885, và được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Sudan vào năm 1886. Sáu năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của quân đội Anh  tại Ai Cập. Năm 1896, Kitchener bắt đầu tái chiếm Sudan trong cuộc đối đầu với lực lượng al-Mahdi, đỉnh điểm là Trận Omdurman và việc chiếm lại Khartoum vào năm 1898. Kitchener sau đó đã trở thành Toàn quyền Sudan và một anh hùng dân tộc. Continue reading “Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I”

17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã

Nguồn: Yugoslavia surrenders to the Nazis, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đại diện của các khu vực khác nhau ở Nam Tư đã ký hiệp ước đình chiến với Đức Quốc xã tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng cự cuộc xâm lược của quân đội Đức một cách vô ích. Hơn 300.000 sĩ quan và binh lính Nam Tư đã bị bắt làm tù binh, trong khi đó, chỉ 200 người Đức thiệt mạng trong cuộc chinh phục Nam Tư.

Ngày 27/03/1941, hai ngày sau khi chính phủ Nam Tư ký hiệp ước gây tranh cãi với các cường quốc phe Trục, các sĩ quan không quân Nam Tư – với sự hỗ trợ của các đặc vụ Anh – đã lật đổ chế độ ủng hộ phe Trục. Continue reading “17/04/1941: Nam Tư đầu hàng Đức Quốc xã”

15/04/1865: Tổng thống Abraham Lincoln qua đời

Nguồn: President Lincoln dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, lúc 7 giờ 22 phút sáng, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln đã qua đời vì bị bắn vào đêm trước đó bởi John Wilkes Booth, một diễn viên và là người ủng hộ Hợp bang miền Nam. Tổng thống Lincoln qua đời chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Hợp bang miền Nam và quân đội của ông ta đầu hàng tại Appomattox, chính thức chấm dứt Nội chiến Hoa Kỳ.

Booth đã ở lại miền Bắc trong suốt nội chiến dù là người ủng hộ phe miền Nam. Ban đầu, Booth đã lên kế hoạch bắt cóc và đưa Tổng thống Lincoln đến Richmond, thủ đô của Hợp bang miền Nam. Tuy nhiên, vào ngày 20/03/1865, ngày dự định thực hiện vụ bắt cóc, Lincoln đã không xuất hiện tại nơi mà Booth và sáu kẻ bắt cóc khác đã chờ sẵn. Continue reading “15/04/1865: Tổng thống Abraham Lincoln qua đời”

Alfred Nobel: Cha đẻ của thuốc nổ và Giải Nobel

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Alfred Nobel (1833 – 1896) là một nhà hóa học người Thụy Điển và là người phát minh ra thuốc nổ, đồng thời là người đã khai sinh ra Giải Nobel.

Alfred Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thụy Điển, có cha là một kỹ sư và nhà phát minh. Năm 1842, gia đình của Nobel chuyển đến Nga, nơi cha ông đã mở một công ty kỹ thuật chuyên cung cấp thiết bị cho quân đội của Sa hoàng. Năm 1850, cha của Nobel đã gửi ông ra nước ngoài để theo học ngành kỹ thuật hóa học. Trong vòng hai năm, Nobel đã tới thăm Thụy Điển, Đức, Pháp và Hoa Kỳ. Ông cùng cha trở về Thụy Điển vào năm 1863 sau khi công ty gia đình phá sản. Continue reading “Alfred Nobel: Cha đẻ của thuốc nổ và Giải Nobel”

13/04/1360: 1.000 lính Anh thiệt mạng vì mưa đá tại Pháp

Nguồn: Hail storm kills 1,000 English troops in France, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1360, ngày thường được gọi là “thứ Hai Đen tối”, một cơn mưa đá đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.000 lính Anh ở Chartres, Pháp. Cơn mưa đá và sự tàn phá của nó đã trở thành một phần của cuộc Chiến tranh Trăm năm (Hundred Years’ War) giữa Anh và Pháp.

Chiến tranh Trăm năm bắt đầu vào năm 1337, và cho đến năm 1359, Vua Edward III của Anh đã luôn nỗ lực để chinh phục Pháp. Tháng 10/1359, Edward đưa một lực lượng hùng hậu vượt qua Eo biển Manche để đổ bộ vào Calais. Quân Pháp đã tìm cách né tránh đối đầu trực diện với quân Anh, cố thủ sau những bức tường bảo vệ suốt mùa đông, trong khi Edward cho quân cướp phá các vùng quê. Continue reading “13/04/1360: 1.000 lính Anh thiệt mạng vì mưa đá tại Pháp”

10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát

Nguồn: Revolutionary leader Emiliano Zapata assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, Emiliano Zapata – lãnh đạo của nông dân và người bản địa trong cuộc Cách mạng Mexico – đã bị phục kích và bắn chết tại Morelos bởi lực lượng chính phủ.

Emiliano Zapata là một nông dân sinh năm 1879. Năm 1908, ông bị buộc gia nhập quân đội Mexico sau những nỗ lực giành lại phần đất của làng bị một chủ trang trại chiếm. Sau khi cách mạng nổ ra vào năm 1910, ông đã tập hợp một đội quân nông dân ở bang Morelos, miền nam Mexico dưới khẩu hiệu “Đất đai và Tự do”. Continue reading “10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát”