10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào

Nguồn: Journalists killed in helicopter crash, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, bốn nhà báo gồm nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của Hãng thông tấn United Press International, Nenri Huett của Hãng thông tấn Associated Press và Keisaburo Shimamoto của tạp chí Newsweek, đã tử nạn trong một máy bay trực thăng của Nam Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Khi máy bay gặp nạn, họ đang đưa tin về Chiến dịch Lam Sơn 719 – một chiến dịch tấn công hạn chế của quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Lào. Continue reading “10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào”

07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ

Nguồn: Josef Mengele, known as the “Angel of Death,” dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Josef Mengele – bác sĩ quân y khét tiếng từng thực hiện các thí nghiệm y khoa tại trại tập trung Auschwitz – đã chết vì đột quỵ khi đang bơi ở Brazil. Cái chết của ông ta không được xác minh cho tới năm 1985.

Khi chiến tranh nổ ra, Mengele là bác sĩ quân y của lực lượng SS – đội cận vệ tinh nhuệ của Hitler mà sau này là lực lượng cảnh sát mật đã thực hiện các chiến dịch khủng bố nhân danh chủ nghĩa phát xít. Năm 1943, Mengele được điều vào một vị trí sẽ tạo nên sự khét tiếng của ông ta về sau. Thủ lĩnh SS là Heinrich Himmler đã bổ nhiệm Mengele làm bác sĩ trưởng của các trại tập trung Auschwitz “tử thần” tại Ba Lan. Continue reading “07/02/1979: Bác sĩ khét tiếng của trại Auschwitz chết vì đột quỵ”

06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ

Nguồn: German sub sinks U.S. passenger ship California, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917, một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi và đánh chìm tàu chở khách California của hãng Anchor Line ở ngoài khơi bờ biển Ireland. Vụ tấn công diễn ra chỉ ba ngày sau bài phát biểu ngày 03/02/1917 của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, trong đó ông tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu lợi ích hàng hải của Mỹ bị đe dọa một lần nữa. Continue reading “06/02/1917: Tàu ngầm Đức đánh chìm tàu chở khách của Mỹ”

05/02/1777: Georgia bãi bỏ các luật thừa kế cũ

Nguồn:  Georgia constitution abolishes primogeniture and entail, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Georgia đã chính thức thông qua hiến pháp mới của bang và trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ bãi bỏ các truyền thống thừa kế tài sản chỉ dành cho con trưởng (primogeniture) và giới hạn về người được hưởng thừa kế toàn bộ bất động sản (entail).

Quyền thừa kế của con trưởng quy định người con trai cả của gia đình sẽ kế thừa khối tài sản lớn nhất từ người cha sau khi cha mất. Luật giới hạn về thừa kế bất động sản quy định toàn bộ sản nghiệp đất đai sẽ do một mình con trai cả nắm giữ (không được chia nhỏ), và thường được thực hiện kèm với quyền thừa kế của con trưởng. (Bang Virginia đã bãi bỏ luật giới hạn về người thừa kế bất động sản vào năm 1776, nhưng vẫn duy trì quyền thừa kế của con trưởng đến năm 1785.) Continue reading “05/02/1777: Georgia bãi bỏ các luật thừa kế cũ”

04/02/2004: Facebook ra mắt

Nguồn: Facebook launches, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2004, một sinh viên năm hai của Đại học Harvard là Mark Zuckerberg đã cho ra mắt The Facebook – mạng xã hội được xây dựng nhằm kết nối các sinh viên Harvard với nhau. Ngày hôm sau, hơn một nghìn người đã đăng ký tài khoản, song đó mới chỉ là sự bắt đầu. Được gọi bằng tên ‘Facebook’ ngày nay, trang web đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty truyền thông xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Facebook hiện là một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng. Continue reading “04/02/2004: Facebook ra mắt”

03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng

Nguồn: Lunik 9 soft-lands on lunar surface, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1966, Liên Xô đã hoàn thành cuộc đổ bộ được điều khiển đầu tiên lên mặt trăng khi tàu vũ trụ không người lái Lunik 9 chạm xuống “Đại dương của những cơn bão” (Ocean of Storms – phần sẫm màu trên bề mặt mặt trăng). Sau màn tiếp đất nhẹ nhàng, cabin con nhộng hình tròn mở ra như một bông hoa, triển khai hệ thống ăng-ten và bắt đầu truyền các bức ảnh và tín hiệu truyền hình về Trái đất. Khoang đáp nặng 99kg này được phóng từ Trái đất vào ngày 31/01. Continue reading “03/02/1966: Tàu Lunik 9 đáp xuống mặt trăng”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”

02/02/1980: Công bố chi tiết điều tra tham nhũng trong Quốc hội Mỹ

Nguồn: ABSCAM operation revealed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1980, tài liệu của ABSCAM, một chuyên án của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhằm vạch trần các vụ tham nhũng chính trị trong chính phủ, đã được công bố ra công chúng. 31 quan chức chính phủ đã bị nhắm đến trong cuộc điều tra, bao gồm Hạ nghị sĩ John Murphy của New York, thượng nghị sĩ Harrison Williams của New Jersey và năm hạ nghị sĩ khác. Continue reading “02/02/1980: Công bố chi tiết điều tra tham nhũng trong Quốc hội Mỹ”

01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal

Nguồn: Japanese begin evacuation of Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, lực lượng Nhật Bản trên Đảo Guadalcanal, bị Thủy quân Lục chiến (Mỹ) đánh bại, đã bắt đầu rút lui sau khi được Nhật hoàng cho phép.

Ngày 06/07/1942, quân Nhật đổ bộ lên Đảo Guadalcanal, vốn là một phần của Quần đảo Solomon, và bắt đầu xây dựng một sân bay. Để đáp lại, Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Watchtower, đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon, bao gồm Đảo Guadalcanal. Continue reading “01/02/1943: Quân Nhật rút khỏi đảo Guadalcanal”

31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ

Nguồn: House passes the 13th Amendment, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp, bãi bỏ chế độ nô lệ. Tu chính án viết: “Chế độ nô lệ và hình thức lao động ép buộc sẽ không còn tồn tại ở Mỹ hay bất cứ nơi nào thuộc phạm vi thẩm quyền của Mỹ.”

Khi Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu, mục tiêu công khai của Tổng thống Abraham Lincoln là duy trì sự thống nhất của liên bang. Tuy nhiên, ngay giai đoạn đầu cuộc chiến, chính quyền liên bang (miền Bắc) đã giữ lại những nô lệ bỏ trốn thay vì trả họ trở về với chủ nhân (ở miền Nam). Do đó, chế độ nô lệ về cơ bản sẽ chấm dứt tại những nơi quân đội Liên bang giành chiến thắng. Continue reading “31/01/1865: Thông qua Tu chính án 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ”

30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ

Nguồn: Dan Jansen skates world-record 500 meters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ Dan Jansen đã lập kỷ lục thế giới mới với thời gian 35,76 giây tại Giải vô địch Thế giới về trượt băng tốc độ ở Calgary, Alberta, Canada.

Sinh năm 1965 tại Wisconsin, Jansen là vận động viên trượt băng trẻ nhất thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông năm 1984 ở Sarajevo, nơi anh đứng thứ tư ở nội dung 500m. Jansen được tin tưởng sẽ giành chiến thắng ở Calgary vào năm 1988, song cái chết của người chị gái là Jane bởi bệnh bạch cầu đã khiến anh suy sụp vào hôm trước ngày diễn ra trận chung kết 500m. Continue reading “30/01/1994: Dan Jansen lập kỷ lục thế giới về trượt băng tốc độ”

29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego

Nguồn: School shooting in San Diego, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, Brenda Spencer đã giết hai người và làm bị thương chín trẻ em khi những người này đi vào Trường Tiểu học Grover Cleveland ở San Diego. Spencer đã đứng từ nhà của mình – vốn nằm đối diện ngôi trường – và bắn sang bằng súng trường. Sau 20 phút xả súng, cảnh sát đã bao vây nhà của Spencer trong sáu tiếng cho tới khi cô ta đầu hàng. Khi được hỏi về động cơ tiến hành vụ tấn công, Spencer được cho là đã nói: “Chỉ là tôi không thích thứ Hai thôi. Tôi làm vậy để khiến mọi thứ trở nên vui vẻ hơn. Chẳng ai thích thứ Hai cả.” Continue reading “29/01/1979: Cô gái tuổi teen xả súng vào trường học ở San Diego”

28/01/1777: Anh lên kế hoạch cô lập New England

Nguồn: British plan to isolate New England, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, tướng John Burgoyne, đồng thời là nhà thơ và nhà soạn kịch người Anh, đã đệ trình một kế hoạch đầy rủi ro lên chính phủ Anh để cô lập New England khỏi các thuộc địa khác.

Trọng tâm kế hoạch của Burgoyne là cuộc xâm lược của 8.000 lính Anh từ Canada, đội quân sẽ di chuyển về phía nam để đến New York qua ngả Hồ Champlain và Sông Mohawk, từ đó tấn công bất ngờ các lính Mỹ. Tướng Burgoyne tin rằng ông và quân đội của mình có thể kiểm soát Sông Hudson và cô lập New England khỏi các thuộc địa khác, giải phóng Tướng William Howe của Anh để tấn công Philadelphia. Continue reading “28/01/1777: Anh lên kế hoạch cô lập New England”

26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil

Nguồn: First European explorer reaches Brazil, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1500, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vicente Yanez Pinzon – người từng chỉ huy tàu Nina trong chuyến thám hiểm đầu tiên tới Tân Thế giới của Christopher Columbus – đã đến bờ biển phía đông bắc của Brazil trong một hải trình cũng do ông chỉ huy. Chuyến đi của Pinzon đã tạo ra những tư liệu được ghi lại lần đầu tiên của một nhà thám hiểm châu Âu về việc nhìn thấy bờ biển Brazil, dù việc các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha trước đó đã biết đến Brazil hay chưa vẫn còn gây tranh cãi. Continue reading “26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil”

25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn

Nguồn: Israeli sub vanishes, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1968, tàu ngầm Dakar chở 69 thủy thủ của Israel đã biến mất vĩnh viễn. Số phận chính xác của con tàu đến nay vẫn là một bí ẩn.

Dakar được đóng vào giai đoạn đỉnh điểm của Thế chiến II bởi Xưởng đóng tàu H.M Dockyard và được hải quân Anh đưa vào biên chế với tên gọi HMS Totem vào năm 1943. Sau chiến tranh, chiếc tàu đã được sửa chữa, thêm 3,6m chiều dài và loại bỏ một số ụ súng. Israel đã mua lại con tàu cùng hai chiếc khác tương tự từ Anh năm 1965. Ngày 10/11/1967, hải quân Israel chính thức đưa con tàu vào vận hành với tên gọi Dakar. Sau các buổi thử nghiệm gần Scotland, Dakar đã được sắp xếp để khởi hành đến Haifa ở Israel cho một buổi lễ chính thức vào đầu tháng Hai. Continue reading “25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn”

24/01/1781: Lực lượng Ái quốc đột kích Georgetown, South Carolina

Nguồn: Light Horse and Swamp Fox raid Georgetown, South Carolina, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1781, hai chỉ huy của phe Ái quốc là Trung tá “Light Horse” Henry Lee và Thiếu tướng Francis “Swamp Fox” Marion của lực lượng dân quân Nam Carolina đã tập hợp lực lượng và tiến hành một cuộc đột kích vào Georgetown, Nam Carolina, nơi được bảo vệ bởi 200 binh sĩ Anh.

Marion đã trở nên nổi tiếng với biệt danh Swamp Fox (Cáo đầm lầy) vì khả năng tấn công và rút lui nhanh chóng vào các vùng đầm lầy Nam Carolina mà không để lại dấu vết. Chiến lược quân sự của ông được xem như một ví dụ của chiến tranh du kích thế kỷ 18 và đã trở thành một phần cảm hứng cho bộ phim The Patriot, với sự tham gia của Mel Gibson. Continue reading “24/01/1781: Lực lượng Ái quốc đột kích Georgetown, South Carolina”

23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật

Nguồn: Videotaped murder leads to convictions in Texas, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, Darrell Lunsford, một cảnh sát của quận Garrison, Texas, đã bị giết sau khi đề nghị một người vi phạm luật giao thông dừng xe. Vụ án gây chú ý đặc biệt do đã được camera gắn trên xe tuần tra của Lunsford quay lại. Đoạn video đã dẫn đến việc kết án ba người đàn ông đánh đập và đâm viên cảnh sát tới chết ở dọc đường cao tốc Đông Texas. Continue reading “23/01/1991: Camera trở thành công cụ thực thi pháp luật”

22/01/1779: Tướng cướp Claudius Smith bị treo cổ

Nguồn: Claudius Smith, “Cowboy of the Ramapos,” hangs, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1779, Claudius Smith, tên cướp nổi tiếng theo tư tưởng Trung quân (loyalist, ủng hộ nước Anh) đã bị treo cổ tại Goshen, New York. Sau cái chết của anh ta, người dân phe Ái quốc (ủng hộ độc lập cho các thuộc địa Mỹ) hy vọng sẽ được giải thoát khỏi chiến tranh du kích ở vùng ngoại ô New York.

Claudius Smith sinh ra ở Brookhaven, New York năm 1746, sau đó cùng gia đình chuyển đến Hạt Orange, New York vào năm 1741. Anh ta được cho là đã đối đầu với thủ lĩnh người bản địa Mohawk là Joseph Brandt với tư cách là người bảo vệ cho Hoàng gia Anh trong chiến dịch New York năm 1777, và Smith đã được gọi với biệt danh “Cao bồi vùng Ramapo” vì chiến thuật du kích anh ta dùng để chống lại người dân phe Ái quốc. Continue reading “22/01/1779: Tướng cướp Claudius Smith bị treo cổ”

20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư

Nguồn: FDR inaugurated to fourth term, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, Franklin Delano Roosevelt (FDR), tổng thống duy nhất từng đắc cử ba nhiệm kỳ vào thời điểm đó, đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư và cũng là cuối cùng của ông.

Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, Roosevelt, khi ấy là thống đốc New York, đã được bầu làm tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1933, Tổng thống Roosevelt đã nói với người Mỹ rằng “điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ” và đã điểm qua Chính sách Kinh tế mới – một chính sách mở rộng chính quyền liên bang nhằm tăng cơ hội việc làm và phúc lợi. Dù bị chỉ trích bởi cộng đồng doanh nghiệp, song nỗ lực này của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế của Mỹ, và ông tái đắc cử vào năm 1936. Continue reading “20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư”

19/01/1840: Charles Wilkes tuyên bố một phần châu Nam Cực thuộc Mỹ

Nguồn: Charles Wilkes claims portion of Antarctica for U.S., History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1840, trong một chuyến thám hiểm, Thuyền trưởng Charles Wilkes đã nhìn thấy bờ biển phía đông châu Nam Cực và tuyên bố nó thuộc về Hoa Kỳ. Đội thám hiểm của Wilkes đã lên đường vào năm 1838, đi quanh Nam Mỹ đến Nam Thái Bình Dương và sau đó tới châu Nam Cực, nơi họ thám hiểm dải bờ biển phía đông châu Nam Cực kéo dài 2.414km mà sau này được gọi là Wilkes Land. Năm 1842, đoàn thám hiểm trở về New York sau khi hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới. Continue reading “19/01/1840: Charles Wilkes tuyên bố một phần châu Nam Cực thuộc Mỹ”