Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”

Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015

iraq-30.si

Nguồn: Rajni Bakshi & Sameer Patil, ”War and Peace”, Eurasiareview, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Hành vi bạo lực của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tràn ngập các tiêu đề tin tức năm 2014, làm lu mờ các sáng kiến phi bạo lực quan trọng trên thế giới. Song, những nỗ lực cho các giải pháp hòa bình đang phát triển mạnh. Và Ấn Độ, với di sản đấu tranh bất bạo động vì tự do, phải đóng góp vào quá trình này như một đối trọng chống lại những kẻ ủng hộ bạo lực.

Năm 2014, những hình ảnh bạo lực hung ác nổi bật trên truyền thông và trong ký ức của công chúng, thật trớ trêu khi đây là năm đánh dấu một thế kỷ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tưởng như được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột toàn cầu. Continue reading “Triển vọng chiến tranh và hòa bình năm 2015”

Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình

Tap Can Binh

Nguồn: Mu Chunshan, “Five questions about Xi Jinping, answered“, The Diplomat, 9/12/2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Continue reading “Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình”

Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?

Ratner_ChinaScores

Nguồn: Matthew Goodman & Ely Ratner, “China Scores And What the United States Should Do Next”, Foreign Affairs, November 23, 2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc đã quay lại. Gần hai thế kỷ sau khi đánh mất vị trí trung tâm truyền thống trong các vấn đề châu Á, Bắc Kinh đã bắt đầu định hình và chứng tỏ rằng nước này đang phục hồi lại vị thế lãnh đạo của mình trên đấu trường khu vực.

Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một nhóm gồm 21 nền kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương, mới kết thúc gần đây. Là nước chủ nhà năm nay, Bắc Kinh không chỉ trải thảm đỏ cho lãnh đạo từ các nước còn lại trong khu vực mà  còn công bố một loạt sáng kiến quan trọng được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của tương lai kinh tế châu Á. Continue reading “Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?”