Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi “ngửa bài” về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đêm 2/5,Thời báo Hoàn cầu lại ra tiếp xã luận dưới tiêu đề “Ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ không được phút nào lơ là”, nói lên nỗi lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh. Bài xã luận viết:

Ngày 1/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Nếu việc gặp ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un) là có thể được thì tôi khẳng định sẽ làm như thế và cảm thấy vinh hạnh, nhưng tiền đề là tình hình phải cho phép.”  Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?”

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh

Tác giả: Lê Như Mai

Những ngày gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang. Đáp trả lại những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc lựa chọn đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí thông thường đối với Triều Tiên, trong đó có thể sử dụng bom, tên lửa, tấn công mạng hay các hoạt động tác chiến đặc biệt trên mặt đất khác, nếu phát hiện Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ sáu. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai cân nhắc đánh phủ đầu để ngăn chặn một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết này phân tích những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây để xác định những thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh”

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên. Continue reading “Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?”

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:

Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.

Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng. Continue reading “Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên”

Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?

Nguồn:Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.

Triều Tiên chỉ toàn gây rắc rối cho Trung Quốc, quốc gia bảo trợ chính của nước này trên trường quốc tế. Một ngày trước khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, dự kiến gặp người đồng nhiệm Mỹ của mình tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên, Kim Jong Un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đã ra lệnh tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác, thể hiện thái độ khinh thị đối với cả hai vị lãnh đạo, đồng  thời trình diễn khả năng của nước mình cũng như sự sẵn sàng gây rắc rối. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?”

Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên

Biên dịch : Nguyễn Hải Hoành

Sáng thứ Hai giờ Bắc Kinh [24/04/2017], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Trump bàn về tình hình bán đảo Triều Tiên. Cuộc trao đổi này tiến hành vào lúc nghe nói vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên đã ở vào tình thế bức bách không thể không có hành động nào đó. Thứ Ba [25/4] là ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên, dư luận phổ biến cho rằng trước sau ngày này là thời gian nhạy cảm, Triều Tiên có thể triển khai vụ thử hạt nhân mới nhất.

Đây là lần thứ hai trong thời gian chưa đầy hai tuần lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ nói chuyện điện thoại với nhau, tần suất trao đổi cấp cao nhất như vậy là chưa từng có trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Điều đó vừa thể hiện sự thông thuận về trao đổi ý kiến ở cấp cao nhất Trung – Mỹ, vừa phản ánh sự bức bách của tình hình bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc mách nước cho Triều Tiên”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ

uss-pueblo-crew

Nguồn:Crew of USS Pueblo released by North Korea,” History.com (truy cập ngày 22/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, thủy thủ đoàn và truyền trưởng tàu thu thập tin tức tình báo Pueblo của Mỹ đã được thả tự do sau 11 tháng bị chính phủ Triều Tiên giam giữ. Con tàu, cùng thủy thủ đoàn gồm 83 người, bị các tàu chiến Triều Tiên bắt giữ ngày 23 tháng 1 và bị cáo buộc xâm nhập vào vùng lãnh hải của Bắc Triều Tiên.

Vụ bắt giữ đã khiến Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tức giận. Sau này, ông tuyên bố ông hết sức nghi ngờ (dù không có bằng chứng) rằng sự kiện tàu Pueblo, diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, là một đòn phối hợp đánh lạc hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Johnson đã phản ứng một cách thụ động. Continue reading “23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ”

Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?

10363728_942471285776556_4382047449682216665_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Lời giới thiệu: Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia tương đối bí ẩn, ít được biết tới đối với thế giới cũng như người Việt Nam chúng ta. Các thông tin, câu chuyện về cuộc sống thực bên trong quốc gia này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn kể về những điều ông đã “mắt thấy tai nghe” trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2013 như một góc nhìn để bạn đọc tham khảo.

Triều Tiên là quốc gia rất đáng đến thăm và ít có chuyến đi nước ngoài nào lại gây ấn tượng mạnh với tôi như trong chuyến thăm Triều Tiên cuối năm 2013. Khi đánh giá về Triều Tiên, chưa cần đi sâu nhưng có thể phát hiện ra ngay là cách nhìn về nước này trên phương tiện truyền thông (cả truyền thông chính thức lẫn truyền thông xã hội) của ta khá thiên lệch và tiêu cực, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách phân tích và đánh giá của Phương Tây và một số quốc gia xung quanh Triều Tiên. Continue reading “Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”