Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị

perm 36

Nguồn: Robert Skidelsky, “From Memory to Denial in Russia”, Project Syndicate, 20/10/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trải nghiệm buồn nhất của tôi tại nước Nga là chuyến thăm vào năm 1998 đến Perm-36 – trại lao động cưỡng bức thời Stalin duy nhất còn được bảo tồn. Tôi đến Perm, một thành phố nằm ở dãy Ural để tham gia một hội nghị chuyên đề của Trường Nghiên cứu Chính trị Moskva. Được thành lập bởi người phụ nữ tài năng Lena Nemirovskaya, mục đích của trường là giới thiệu nền dân chủ, chế độ tự trị và chủ nghĩa tư bản đến những thanh niên Nga thời hậu cộng sản.

Vào một ngày tháng Ba lạnh giá, tôi cùng vài người bạn đến tham quan trại Perm-36. Được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1940 theo kiểu một trại lao động “bình thường”, đến năm 1972, Perm-36 được cải tạo thành trại tập trung dành cho tù chính trị. Continue reading “Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị”

Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp

lead_960

Nguồn: Harold James, “The Decadence of the People’s Car,” Project Syndicate, 26/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn. Continue reading “Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp”

Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ

022815_snowball-1

Nguồn: Robert P. Crease, “Cultural Vandalism in America”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ mỗi khi nghe tin các phiến quân Nhà nước Hồi giáo san bằng các di chỉ khảo cổ, đập vỡ các tác phẩm điêu khắc cùng những bức tượng, tôi lại nghĩ đến cuộc tấn công vào tiến trình khoa học mà các chính khách Mỹ đang tiến hành. Cơ sở hạ tầng khoa học của chúng ta – phương tiện chủ yếu để chúng ta thấu hiểu thế giới, nhận dạng và đẩy lùi các hiểm họa, và theo đuổi một tương lai tốt đẹp hơn – đang phải chịu sự công kích từ các nhà lập pháp, những người xem khoa học như chướng ngại vật trên con đường đạt đến những mục tiêu của mình, và do đó trở thành một mục tiêu phải bị loại bỏ. Continue reading “Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ”

Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?

20150912_blp505

Nguồn:Why the Pope is making it easier for Catholics to separate“, The Economist, 09/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 8 tháng 9, Giáo hoàng Francis xuất hiện trên mặt báo toàn thế giới khi Ngài nói rằng Giáo hội Công giáo sẽ làm cho việc ly hôn của những đôi vợ chồng không hạnh phúc trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn. Các điều luật mới này chính là sự cải cách đáng kể nhất trong luật giải hôn, và rộng hơn là trong quan điểm của Giáo hội về hôn nhân kể từ nhiệm kỳ của Giáo hoàng Benedict XIV thời thế kỷ 18. Xét đến niềm tin của Giáo hội vào sự thiêng liêng của hôn nhân, thì tại sao Đức Giáo hoàng lại quyết định khiến việc ly hôn của các tín đồ Công giáo La Mã trở nên dễ dàng hơn? Continue reading “Tại sao Giáo hoàng giúp việc ly dị trở nên dễ dàng hơn?”

Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế

20150613_LDP002_0

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Authoritarian Temptation”, Project Syndicate, 20/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng Tám 24 năm trước, những người theo đường lối cứng rắn trong chính quyền Liên Xô vì muốn chặn đứng sự quá độ mới manh nha sang chế độ dân chủ đã bắt giữ Mikhail Gorbachev và tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Để đáp trả, hàng triệu người biểu tình đổ ra những con đường tại thủ đô Moskva cũng như các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những phần tử chủ chốt của quân đội từ chối tham gia và cuộc đảo chính nhanh chóng sụp đổ, và chẳng bao lâu sau Liên Xô cũng tan rã theo.

Mặc cho tình hình kinh tế rất khó khăn trong những tháng cuối cùng của Liên Xô, người dân vẫn có thể chứng kiến nền tự do đang đến và, khác với hiện nay, họ quyết tâm bảo vệ tự do. Quả thực trong những năm đầu của thời kỳ quá độ sang dân chủ, hầu hết những cử tri thời hậu-cộng sản đều vượt qua được sự cám dỗ phải bỏ phiếu cho những ứng cử viên cực đoan, những người hứa sẽ chấm dứt thời kỳ gian khổ mà họ đang phải chịu đựng. Thay vào đó, họ thường chọn những người thực tế nhất. Continue reading “Sự cám dỗ của chủ nghĩa chuyên chế”

Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc

_81393452_026141037-1

Nguồn: Minxin Pei, “Soviet Lessons for Chinese Purges,” Project Syndicate, 13/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập. Nhưng 2,3 triệu quân nhân nước này lại chẳng mấy vui mừng. Đêm trước buổi lễ kỷ niệm, cựu lãnh đạo quân đội, Thượng tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và được bàn giao cho các công tố viên quân sự để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, trong đó có những khoản hối lộ khổng lồ để mua quan bán tước mà ông nhận được từ những đồng chí sĩ quan quân đội của mình. Và ông Quách không phải là quan chức quân đội cuối cùng phải đối mặt với những cáo buộc như vậy.

Quách Bá Hùng là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, phụ trách các vấn đề thường nhật của quân đội từ năm 2002 đến năm 2012. Vụ bắt giữ ông Quách tiếp nối vụ bắt giữ Thượng tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), từng phục vụ trong Quân ủy từ năm 2007 đến năm 2012, vào tháng 6 năm ngoái. Continue reading “Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc”

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”