Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?

63-how-hong-kongs-version-of-democracy-works

Nguồn:How Hong Kong’s version of democracy works“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 04/09 để lựa chọn ra những người đại diện của mình trong một thể chế, mà theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, là đặc biệt dân chủ: Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legco). Khi Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã hứa hẹn dành cho lãnh thổ này một mức độ tự trị cao trong vòng 50 năm. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, cuộc bầu cử đầu tiên kể từ phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, các trang báo địa phương tràn ngập tin về các ứng cử viên mang quan điểm ngờ vực đối với những cam kết [về quyền tự trị] đó, cùng bài vở của một số người muốn đàm phán lại mối quan hệ của Hồng Kông với đại lục. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng một nhóm các đảng phái được hậu thuẫn bởi chính phủ ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiểm soát hệ thống chính trị Hồng Kông. Vậy tiến trình dân chủ của lãnh thổ này hoạt động như thế nào? Continue reading “Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?”

Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara. Continue reading “Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử”

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

china5bc

Tác giả: Trần Gia Ninh

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.  Continue reading “Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt”

Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế

xili

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping, Li Keqiang take political battle into economic arena“, Nikkei Asian Review, 18/08/2016

Biên dịch: Trần Quang

Sự chênh lệch về chỉ số phát triển ngày càng lớn giữa Liêu Ninh và Chiết Giang dường như có ý nghĩa chính trị, thể hiện phần nào cuộc tranh đấu quyền lực giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Một số nhà quan sát chính trị nói rằng Liêu Ninh, nơi mà ông Lý từng là bí thư, đang trở thành mục tiêu chính trị gần đây nhất của Bắc Kinh.

Thành phố An Sơn, một thành phố sản xuất thép của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc được bao phủ bởi lớp khói mù dày đặc, một cảnh quan đô thị màu xám, tương phản hoàn toàn với những cách đồng ngô xanh trải dài bất tận mà nhóm tác giả đã đi qua trên đường tới đây. Continue reading “Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường: Cuộc chiến từ chính trị tới kinh tế”

Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)

sanctions

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất thép Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định. Continue reading “Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương

usarmy1

Nguồn: Erik K. Fanning, “The Foundations of Pacific Stability”, Project Syndicate, 22/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong tháng này, tôi đã hoàn tất chuyến công tác kéo dài 2 tuần với 6 điểm dừng tại khu vực Thái Bình Dương, bắt đầu bằng chuyến thăm Sư đoàn lục quân Hoa Kỳ số 25 đang đóng tại Hawaii. Đó là khởi đầu hợp lý cho chuyến đi, nhắc chúng ta nhớ rằng Lục quân Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong việc xây dựng nền móng an ninh tại Thái Bình Dương.

Sư đoàn lục quân số 25, ban đầu có biệt danh là “Tia chớp nhiệt đới”, sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập vào mùa  thu này. Những nam giới và phụ nữ đóng tại đây – và thực sự là tất cả binh sĩ Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã đóng nhiệm vụ bảo đảm ổn định tại khu vực trong hơn nửa thế kỷ trước. Kể từ sau chủ trương tái cân bằng chiến lược sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, vai trò của họ càng tăng lên. Continue reading “Vai trò lục quân Mỹ trong sự ổn định tại Thái Bình Dương”

Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump

trumpisis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “Trump’s Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố gần đây của Donald Trump rằng đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, và Tổng thống Barack Obama, đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (ISIS) là vớ vẩn. Nhưng trớ trêu là nếu ở Mỹ có người đang giúp đỡ cho ISIS thì đó chính là Trump.

Trong một phát biểu gần đây về chính sách đối ngoại, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch đánh bại ISIS theo đúng tác phong cổ điển của mình, đầy mâu thuẫn và thiếu nhất quán, thậm chí còn không đưa ra được những chi tiết cụ thể và các dữ liệu. Trong khi đề ra những kiến nghị hoàn toàn không thể thực hiện được – như tiến hành một cuộc kiểm tra ý thức hệ đối với người nhập cư từ các nước Hồi giáo trước khi được vào Mỹ – Trump còn cố tỏ ra là một nhà hiện thực chủ nghĩa và là người duy nhất có thể cứu vãn chính sách đối ngoại của Mỹ. Continue reading “Chính sách đối ngoại có lợi cho ISIS của Trump”

Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP

gdp

Nguồn: Philipp Lepenies, “Why GDP?”, Project Syndicate, 16/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là thước đo quyền lực nhất trong lịch sử. Bộ Thương mại Mỹ gọi đó là “một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20.” Nhưng sự hữu ích và bền vững của nó phản ánh các thực tế chính trị, chứ không phải những cân nhắc về mặt kinh tế.

Đa số chúng ta hiểu GDP là thước đo sản lượng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện bằng một giá trị tiền tệ duy nhất. Nhưng không chỉ có vậy. GDP, và tốc độ tăng trưởng của nó, là chỉ số phổ quát về sự phát triển, an sinh, và sức mạnh địa chính trị. Tăng trưởng GDP dương là mục tiêu của mọi chính phủ. Continue reading “Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP”

Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?

2016-l-jan-18-l-switzerland

Nguồn:Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự  – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?

Continue reading “Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?”

Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới

trump-duterte-putin

Nguồn: Minxin Pei, “The Siren Song of “Strongmania””, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính trị gia cứng rắn và độc tài đang quay trở lại. Cách đây không lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo duy nhất xứng đáng với “danh hiệu” này, nhưng giờ đây, ông ta đã có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Xu hướng này có thể được quan sát thấy trong các chế độ mà xưa nay vẫn luôn độc tài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xem là lãnh đạo mạnh nhất của nước này kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào bốn thập niên trước.

Nhưng điều tương tự cũng xuất hiện ở nhiều nước vốn được xem là những nền dân chủ trẻ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, người đã sớm chuyển hướng sang chủ nghĩa chuyên chế từ lâu, nay lại càng tập trung quyền lực hơn nữa sau cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng trước. Continue reading “Cảnh báo làn sóng lãnh đạo độc tài trên thế giới”

Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ

trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “The Trumping of US Foreign Policy”, Project Syndicate, 29/07/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, vốn đã kéo dài và ồn ào, chắc chắn sẽ càng trở nên kéo dài và ồn ào hơn trong những tháng tới, khi ứng cử viên được chọn của hai đảng đối mặt nhau trước cuộc bầu cử tháng 11. Tuy vậy, cử tri sẽ có lựa chọn dứt khoát đối với hai ứng viên, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.

Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton hứa hẹn về sự tiếp nối. Một chính quyền Clinton vẫn sẽ là một đối tác thiện chí đối với bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ làm rõ với các đối thủ của Mỹ rằng đường lối chung của chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không thay đổi. Chính sách hiện tại của Mỹ, có nguồn gốc dựa trên sức mạnh và được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thục dụng đã khá thành công trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định trong nhiều thập kỷ. Continue reading “Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ”

Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”

‘Dân chủ’ được hiểu như thế nào ở Trung Quốc?

61-What China means by Democracy

Nguồn:What China means by “democracy”“, The Economist, 25/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Tony Abbott, Thủ tướng Úc lúc đó, đã có chút tự làm bẽ mặt mình khi phản ứng về bài nói chuyện của Chủ tịch Tập Cận Bình bàn về việc Trung Quốc trở nên “dân chủ”. Cụ thể, ông Tập nói rằng Trung Quốc có mục tiêu trở thành “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại thịnh vượng, dân chủ, tiên tiến và hài hòa về văn hóa” vào giữa thế kỷ 21. Ông Abbott trả lời trong sự ngạc nhiên rằng ông chưa bao giờ nghe một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào hứa hẹn về một nền dân chủ toàn diện vào năm 2050. Đáng lý ông đã có thể giải thích thêm về khái niệm “dân chủ” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vậy ông Tập thực sự ngụ ý điều gì khi đề cập đến khái niệm “dân chủ”? Continue reading “‘Dân chủ’ được hiểu như thế nào ở Trung Quốc?”

Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ

electoralcol

Nguồn: Elizabeth Drew, “Understanding America’s Electoral College”, Project Syndicate, 08/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai đang theo dõi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận quốc gia không cung cấp một bức tranh chính xác về diễn biến của cuộc bầu cử này. Do sự tồn tại của Đại cử tri đoàn ở Mỹ, vấn đề cuối cùng không phải là ai thắng được nhiều phiếu nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở các tiểu bang nào.

Mỗi tiểu bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tùy thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào vượt ngưỡng 270 phiếu Đại cử tri sẽ thắng cử tổng thống. Continue reading “Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ”

Vai trò các hùng phiên Tây Nam trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa

tokugawa

Tác giả: Nguyễn Tiến Lực & Huỳnh Phương Anh

Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Thêm vào đó, Nhật Bản  đứng trước  nguy cơ bị các đế quốc phương Tây  thực dân hóa. Trước tình cảnh đó, việc lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa đã lỗi thời, thoát khỏi nguy cơ rơi vào ách nô lệ của các nước đế quốc và trở thành một nước tư bản hiện đại đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.

Trong công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa không thể không nói đến sự đóng góp của 4 han (phiên) lớn nhất nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản bao gồm Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen. Satsuma han (nay là Kagoshima ken) nằm ở cực nam của đảo Kyushu, Choshu han (nay là Yamaguchi ken) nằm ở phía nam đảo Honshu, Hizen (nay là Saga ken) nằm ở góc tây nam Kyushu và Tosa (nay là Kochi ken) nằm ở đảo Shikoku. Continue reading “Vai trò các hùng phiên Tây Nam trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa”

Trục ác quỷ (Axis of Evil)

axisevil

Tác giả: Lê Thành Lâm

Thuật ngữ Trục ác quỷ được Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra trong Thông điệp Liên bang vào ngày 29 tháng 1 năm 2002 nhằm chỉ các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố và có ý định sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Iraq và Iran. Một cách sâu rộng hơn, chính quyền Bush còn muốn khẳng định rằng những quốc gia kể trên có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các đồng minh của Mỹ và hòa bình thế giới. Từ đây, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để mở rộng danh sách các quốc gia trong Trục ác quỷ. Trong bài diễn văn ngày 6 tháng 5 năm 2002, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John K. Bolton đã tuyên bố Lybia, Syria và Cuba cũng có dấu hiệu tài trợ khủng bố hoặc đang thúc đẩy các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm đe dọa nước Mỹ. Continue reading “Trục ác quỷ (Axis of Evil)”

Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP

asean-shutterstock-20131122

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: ASEAN không chỉ sáng lập và tích cực thúc đẩy hợp tác Đông Á mà còn nắm giữ vị trí trung tâm trong hợp tác khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng hợp tác khu vực tại Đông Á tương đối phức tạp, cơ chế hợp tác đa dạng, thậm chí chồng chéo nhau, nhưng quy chế hợp tác lỏng lẻo; thêm vào đó là vấn đề cạnh tranh về quyền lãnh đạo khu vực của các nước lớn cũng như năng lực lãnh đạo của bản thân ASEAN gần đây giảm đi đáng kể… là những lý do khiến ASEAN gặp nhiều khó khăn trong việc lãnh đạo hợp tác khu vực, thậm chí vai trò lãnh đạo bị suy yếu dần. Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời như là một biến số mới khiến vai trò chủ đạo của ASEAN gặp càng nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết này đề xuất một số biện pháp mà ASEAN và các nước Đông Á cần làm để giữ vững và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực trước tình hình mới. Continue reading “Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP”

Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc

chinadecline

Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.

Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây. Continue reading “Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc”