Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?

duterte-0210

Nguồn:Why a tough-talking mayor is about to become president of the Philippines”, The Economist, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một ứng cử viên mang tính kế tục có thể đã dễ dàng thắng cử ở Philippines. Trong phần lớn sáu năm mà tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino nắm quyền, Philippines đã tăng trưởng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Ngoài tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, dòng kiều hối ổn định từ lao động ở nước ngoài cùng nhu cầu nội địa mạnh mẽ đã giúp Philippines vượt qua tình trạng nhu cầu yếu toàn cầu và giá hàng hóa cơ bản thấp một cách thành công hơn so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Ông Aquino có vẻ sẽ rời nhiệm sở như khi ông tiếp quản nó, với một sự chuyển giao quyền lực có trật tự – một sự hiếm hoi trong lịch sử Philippines. Chất lượng quản trị và xếp hạng tín dụng đã được cải thiện trong khi đầu tư nước ngoài gia tăng, thậm chí ở cả đảo Mindanao phía Nam vốn bất ổn lâu nay, nơi mà chính phủ của ông Aquino gần hoàn tất một thỏa thuận hòa bình để kết thúc một cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập niên qua. Tất cả những gì các ứng cử viên cần phải làm là hứa hẹn với cử tri sẽ tiếp nối tất cả những chính sách đó, phải không? Continue reading “Tại sao Rodrigo Duterte thắng cử ở Philippines?”

Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc

df828f18-b283

Nguồn: Carl Minzner, “Is China authoritanism decaying into personalised rule?”, East Asia Forum, 24/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang trải qua một cuộc đàn áp chính trị trong nước kéo dài nhất kể từ sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều sự quan tâm đã được dành cho tình trạng đàn áp ngày càng tăng của nhà nước nhằm vào các luật sư, các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự. Tuy nhiên, còn có một mối quan ngại riêng biệt và cơ bản hơn.

Các nguyên tắc chuyên chế của chế độ vốn thống trị từ buổi đầu của thời kỳ cải cách hiện đại đang dần sụp đổ. Bất chấp tất cả những vấn đề liên quan tới hệ thống chủ nghĩa chuyên chế hiện tại của Trung Quốc, những hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn sẽ nổi lên khi những nguyên tắc này phai nhạt. Continue reading “Hậu quả từ nền cai trị bị cá nhân hóa của Trung Quốc”

10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi

human-kindness-7

Nguồn: “Nelson Mandela inaugurated,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Ngày 10/05/1994, Nelson Rolihlahla Mandela đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống da đen đẩu tiên của Nam Phi. Trong diễn văn nhậm chức, Mandela, tù nhân chính trị của chính phủ Nam Phi suốt 27 năm, đã tuyên bố rằng “đây là thời điểm để những vết thương được chữa lành.” Hai tuần trước đó, hơn 22 triệu người Nam Phi đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc đầu tiên của đất nước. Đại đa số đều bầu cho Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông để lãnh đạo đất nước.

Mandela sinh năm 1918, thuộc dòng họ phong kiến Tembu, trị vì các lãnh thổ Transkei thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Mandela sau khi tốt nghiệp đại học đã trở thành một luật sư. Năm 1944, ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một tổ chức chính trị của người da đen được thành lập với mục tiêu giành lại quyền lợi cho người da đen, vốn chiếm đa số dân ở nước này, từ tay nhóm da trắng thiểu số cai trị. Continue reading “10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi”

Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á

park-obama-abe-at-the-hague

Nguồn: James Curran, “Trouble at sea for the US and its Asian allies,” East Asia Forum, 19/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế

image-116649

Nguồn: Adair Turner, “Western Mistakes, Remade in China”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với một sự quá độ đầy thách thức. Để đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, chính phủ đang khuyến khích một cách rất đúng đắn “vai trò quan trọng của thị trường.” Nhưng mặc dù cơ chế thị trường cạnh tranh đạt hiệu quả ở nhiều khu vực, thì ngành ngân hàng là một câu chuyện khác. Đúng là trong bảy năm qua, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phân bổ vốn của các ngân hàng đã dẫn đến các sai lầm tương tự như những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng GDP cao phụ thuộc vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và mức tiết kiệm cao gần như không bao giờ bắt nguồn từ sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể bơm tiền đầu tư trực tiếp, nhưng việc tạo tín dụng của các ngân hàng cũng có thể làm điều tương tự. Như Friedrich Hayek viết vào năm 1925, tốc độ tăng trưởng tư bản cao phụ thuộc vào những khoản ‘tiết kiệm bắt buộc’ được hỗ trợ bởi việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Continue reading “Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế”

Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?

truyen thong xa hoi

Nguồn:How are social media changing democracy“, The Economist, 28/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump có thể không thích hợp để trở thành tổng thống của nước Mỹ, nhưng rõ ràng ông là một bậc thầy về truyền thông xã hội. Những dòng tweet thường gây sốc đã giúp ông trùm bất động sản-hóa-chính trị gia này có hơn 7 triệu người theo dõi trên Twitter. Và hầu hết các thông điệp của ông lại được nhìn thấy bởi hàng triệu người khác vì chúng được đăng lại hàng ngàn lần và bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống. Do đó, chiến dịch của Trump là bằng chứng về tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với chính trị và tất cả các loại hành động tập thể khác. Điều này đang thay đổi nền dân chủ như thế nào? Continue reading “Truyền thông xã hội thay đổi nền dân chủ như thế nào?”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt

Nixon-color

Nguồn:Mining of North Vietnamese harbors is announced,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hạ lệnh phong tỏa các cảng biển trọng yếu của miền Bắc Việt Nam bằng thủy lôi, nhằm cắt đứt các nguồn viện trợ vũ khí và nguyên vật liệu từ miền Bắc được vận chuyển bằng đường biển đến cho các lực lượng quân đội miền Bắc đã thâm nhập vào miền Nam từ hồi tháng Ba. Nixon tuyên bố các tàu nước ngoài neo đậu ở các cảng miền Bắc Việt Nam có ba ngày để rời đi trước khi phía Mỹ tiến hành rải thủy lôi; các tàu Hải quân Mỹ khi đó sẽ khám xét và bắt giữ các tàu, và lực lượng đồng minh sẽ thả bom các tuyến đường sắt nối Trung Quốc với miền Bắc và sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn đường vận chuyển vật tư chiến tranh. Continue reading “08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt”

Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?

xili

Nguồn: AFP, “President Xi’s allies taking pot shots at Premier Li’s power base”, The Straits Times, 30/04/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các đồng minh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có những động thái chống lại một tổ chức cộng sản vốn là cơ sở quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong những diễn biến mà các nhà phân tích cho rằng có thể là dấu hiệu của một cuộc chiến phe phái ở thượng tầng của đảng cầm quyền.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CYL) từ lâu đã là một nơi để các cán bộ trẻ và đang lên chứng minh tài năng chính trị của mình, đặc biệt là với những người – không giống như ông Tập – không phải là “thái tử Đảng” với lợi thế có cha mẹ là cán bộ cấp cao. Đoàn đã từng là nơi đào tạo một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, bao gồm cả người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào cũng như ông Lý Khắc Cường, và các cựu cán bộ xuất thân từ Đoàn Thanh niên được xem như là một nhóm hàng đầu trong Đảng Cộng sản. Continue reading “Đấu đá quyền lực giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường?”

Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)

p1

Nguồn: Christopher E. Goscha, “Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945–1950)“, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 1, No. 1-2 (February/August 2006), pp. 59-103.

Biên dịch: Đông Hiến

Bài liên quan: Phần I

Nối lại liên lạc giữa Hoa kỳ với VNDCCH ở Băng-cốc?

Mark Bradley mới đây đã loại bỏ giả thuyết cho rằng phía Hoa Kỳ đã nghiên cứu một cách nghiêm túc khả năng hướng đến một thoả thuận “trung lập” với VNDCCH, kiểu như với Ti-tô. [1] Khả năng đó có thể có, nhưng một quyết định kiểu như vậy chính là điều mà phong trào quốc tế cộng sản rất sợ. Vấn đề là ở chỗ, những nỗ lực tiếp cận của Hoa Kỳ, thậm chí chỉ là cảm giác bóng gió về sự tiếp cận của Hoa Kỳ với phía VNDCCH trong những năm cuối thập kỷ 40 cũng góp phần làm dày thêm đám mây nghi ngờ của giới quốc tế cộng sản đang phủ trên đầu ĐCSĐD và Hồ Chí Minh. Continue reading “Khó khăn của VN trên đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản [1945–50] (P2)”

07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II

Germany Surrenders

Nguồn:Nazi Germany Surrenders in World War II,” The New York Times, 07/05/2012.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Đức ký một thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện tại trụ sở chính của quân Đồng Minh ở Reims, Pháp, có hiệu lực vào ngày hôm sau, kết thúc cuộc xung đột của châu Âu trong Thế chiến II.

Tờ New York Times đã đăng một bài viết của hãng AP dưới tiêu đề “Cuộc chiến ở châu Âu đã kết thúc!” Bài báo này viết, “[Người Đức] được hỏi một cách thẳng thắn rằng họ có hiểu những điều khoản đầu hàng được áp đặt lên nước Đức và nước Đức sẽ có trách nhiệm thực hiện chúng hay không. Họ trả lời, ‘Có.’ Đức, đất nước bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Ba Lan, theo sau là các cuộc xâm lược liên tiếp và sự bạo tàn trong các trại tập trung, đã đầu hàng với lời thỉnh cầu những nước chiến thắng dành lòng cảm thông cho người dân và quân đội Đức.” Continue reading “07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Quyền lực mềm (Soft power)

sp

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Người được xem là “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” là Joseph Nye Jr., giáo sư Đại học Havard. Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm “là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc.” Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Continue reading “Quyền lực mềm (Soft power)”

Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?

0,,16748212_303,00

Nguồn: Dani Rodrik, “A Progressive Logic of Trade”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ được ưa thích rộng rãi tại Hoa Kỳ. Kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới hay vô số các thỏa thuận thương mại khu vực như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều không được công chúng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng sự chống đối (thương mại toàn cầu) dù rộng khắp lại cũng rất phân tán.

Hiện nay sự khác biệt là thương mại quốc tế đã trở thành một tâm điểm trong các cuộc tranh luận chính trị. Các ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders và Donald Trump đều biến việc phản đối các thỏa thuận thương mại thành nguyên tắc chủ yếu trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Và xét theo giọng điệu của các ứng viên khác, việc công khai ủng hộ toàn cầu hóa trong bầu không khí chính trị hiện nay sẽ là hành động tự sát trong bầu cử. Continue reading “Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?”

Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?

20-Myanmar

Nguồn:Why Myanmar’s path to democracy will be bumpy“, The Economist, 03/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/03 tại Naypyidaw, thủ đô được xây dựng có chủ đích và kỳ lạ của Myanmar, ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống dân cử đầu tiên của quốc gia này trong hơn 50 năm qua. Quốc hội bầu ông làm tổng thống chỉ hơn hai tuần trước. Trong hệ thống bầu cử phức hợp của Myanmar, người dân bầu ra Quốc hội, và sau đó các nghị sĩ quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Đảng của ông, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai viện của quốc hội vào cuối tháng 11/2015, cho phép họ bầu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn một cách dễ dàng. Thein Sein, Tổng thống tiền nhiệm, đã bàn giao quyền lực một cách hòa bình. Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội, lực lượng đã cai trị Myanmar trực tiếp hoặc thông qua đảng đại diện của nó kể từ năm 1962, cho biết ông ủng hộ sự chuyển đổi sang nền dân chủ của đất nước. Điều này có vẻ là một chiến thắng cho nền dân chủ Myanmar. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn như vậy. Continue reading “Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

05/05/1821: Napoleon qua đời

5173

Nguồn:Napoleon dies in exile”, History.com (truy cập ngày 5/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1821, Napoleon Bonaparte, cựu lãnh tụ người Pháp, người từng cai trị một đế chế trải rộng khắp châu Âu, đã qua đời khi đang là một tù nhân của Anh trên hòn đảo xa xôi Saint Helena ở phía Nam Đại Tây Dương.

Napoleon sinh ra ở đảo Corsica, và là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử, đã thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ của Quân đội Cách mạng Pháp trong những năm cuối thập niên 1790. Tới năm 1799, Pháp đang lâm chiến với hầu hết các nước châu Âu, và Napoleon đã về nước khi đang tham gia một chiến dịch ở Ai Cập để tiếp quản chính phủ Pháp và cứu dân tộc mình khỏi sự sụp đổ. Continue reading “05/05/1821: Napoleon qua đời”

Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á

str2_gnshunger2_cb_1(leadpic)-770x470

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s Troubled Water”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi. Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt Nam đến miền Trung Ấn Độ. Điều này đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị, bởi vì nó làm nổi bật tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.

Đợt hạn hán hiện nay ở các nước Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu Á) và Tây Nguyên của Việt Nam; 27 trong số 76 tỉnh của Thái Lan; một vài nơi tại Campuchia; hai thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon và Mandalay; và nhiều khu vực ở Ấn Độ, vốn là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số nước này. Continue reading “Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á”