Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn truyền hình Pháp năm 1964

Đây là 1 đoạn Video mà đài truyền hình Pháp phỏng vấn Bác Hồ. Bác đã trả lời 1 cách chính xác cũng như kiên quyết về tình hình lúc đó. Bác đã nói:”Dân tộc Việt Nam là môt, đất nước Việt Nam là một” để nói lên tình đoàn kết của nhân dân VN trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Và Bác cũng đã trả lời rất kiên quyết là : “Không bao giờ!!!” khi phóng viên hỏi VN có lệ thuộc vào Trung Quốc. Qua Video chúng ta cũng có thể thấy khả năng ngoại ngữ rất tốt của Bác. Bác Hồ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

Nguồn: Youtube

24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập

The Library of Congress

Nguồn:Library of Congress established,” History.com (truy cập ngày 23/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã thông qua một đạo luật để dành riêng 5.000 USD cho việc mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội,” qua đó thành lập nên Thư viện Quốc hội. Những cuốn sách đầu tiên, đặt hàng từ London, đã đến nơi vào năm 1801 và được lưu trữ ở Điện Capitol, trụ sở đầu tiên của thư viện.

Danh mục thư viện đầu tiên, được lập vào tháng 4 năm 1802, liệt kê 964 đầu sách và 9 bản đồ. Mười hai năm sau, quân đội Anh xâm chiếm thành phố Washington và đốt cháy Điện Capitol, bao gồm cả Thư viện Quốc hội khi đó chứa 3.000 cuốn sách. Continue reading “24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70

ikjCpwgKFCr4

Tác giả: Minh Xuân

Nội chiến kết thúc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (ROC)  hay còn gọi là Đài Loan đặt đại bản doanh ở Đài Bắc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập một chế độ mới ở Bắc Kinh tháng 10 cùng năm. Mặc cho những xung đột khó dung hoà giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong suốt gần 50 năm qua, Trung Quốc cho rằng chỉ có “một Trung Quốc” duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc; họ cũng phản đối ý tưởng một Đài Loan độc lập. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1949-1970. Đây là giai đoạn mà Đài Loan gặp nhiều khó khăn song họ cũng gặt hái được nhiều thành công và tồn tại như một chính thể được các đồng minh phương Tây hậu thuẫn. Continue reading “Chính sách đối ngoại Đài Loan giai đoạn 1949-70”

Charles de Gaulle: Anh hùng và Tổng thống của Pháp

001215507-1

Tác giả: Phạm Văn Tuấn & Võ Thị Diệu Hằng

Tướng de Gaulle là một nhà lãnh đạo quân sự và một vị chính khách của nước Pháp. Trước Thế Chiến Thứ Hai, ông nổi tiếng là một nhà chiến thuật chủ trương dùng xe thiết giáp phối hợp với máy bay chiến đấu. Khi Thế Chiến kể trên xẩy ra, ông de Gaulle mang cấp bậc Thiếu Tướng, là nhà lãnh đạo của Chính Phủ Pháp Tự Do, hoạt động lưu vong tại nước Anh trong các năm từ 1944 tới năm 1946.

Sau cuộc nổi dậy của một số tướng lãnh Pháp tại Algiers vào năm 1958, Tướng de Gaulle đã kêu gọi thiết lập một hiến pháp mới và ông là Tổng Thống đầu tiên của Nền Cộng Hòa Thứ Năm của nước Pháp, phục vụ từ năm 1958 tới năm 1969. Continue reading “Charles de Gaulle: Anh hùng và Tổng thống của Pháp”

Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)

sd

Tác giả: Trần Nam Tiến

Quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của mình trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Kể từ khi thuật ngữ này ra đời vào nửa cuối thế kỷ 18 cho đến nay, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã tuyên bố nguyên tắc quyền tự quyết như là việc cấm thôn tính lãnh thổ hoặc thay đổi lãnh thổ mà không xét đến nguyện vọng của dân cư có liên quan, vừa là tiêu chí để hợp thức hóa các chính phủ một cách dân chủ. Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)”

Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới

Entrepreneurship

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Elmira Bayrasli, “Entrepreneurship as a Diplomatic Tool”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy

Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ bất hoà từ lâu. Bị chia rẽ bởi quá khứ đau thương, hai quốc gia láng giềng này không có quan hệ ngoại giao, và biên giới hai nước vẫn trong tình trạng đóng cửa.

Bất chấp điều đó, vào tháng 11 năm 2014, một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Armenia để tham dự sự kiện Triển lãm Khởi nghiệp Cuối tuần, một sự kiện nơi mà các doanh nhân nhiệt huyết hoàn thiện và giới thiệu các ý tưởng của mình tới các nhà đầu tư và các chuyên gia. Trong một nhóm chung, những người Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi làm việc cùng nhau để xây dựng những dự án đầu tư mạo hiểm. “Chúng tôi không quan tâm đến việc là người Armenia hay Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc trở thành những doanh nghiệp tốt nhất”,  một thành viên người Thổ Nhĩ Kỳ nói. Continue reading “Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới”

Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan

extr

Nguồn: Diego Gambetta & Steffen Hertog, “Extremism’s Strange Bedfellow”, Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, chúng ta đang gắn các đảng chính trị cực hữu với làn sóng chống Hồi giáo (Islamophobia) sôi sục. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, mối liên hệ giữa phe cực hữu, đặc biệt là ở châu Âu, và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vô cùng sâu sắc, với việc những người trung thành của cả hai nhóm đều cùng có chung một số đặc điểm.

Những mắt xích này thường rất rõ ràng. Amin al – Husseini, một học giả Hồi giáo (mufti)[1] ở Jerusalem từ 1921 đến 1937, duy trì mối quan hệ gần gũi với chế độ phát xít ở Ý và Đức. Nhiều thành viên Đảng Quốc xã ẩn náu ở Trung Đông sau Thế chiến II, và một số người thậm chí còn cải sang đạo Hồi. Và Julius Evola, nhà tư tưởng phản động người Ý, người truyền cảm hứng cho cánh hữu thời hậu chiến ở châu Âu, tuyệt đối ngưỡng mộ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và sự hy sinh quên mình mà nó đòi hỏi. Continue reading “Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan”

Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?

AppleMark

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Anti-Trade America?”, Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy chống thương mại trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 báo trước một cuộc rút lui nguy hiểm của Mỹ khỏi các vấn đề của thế giới. Nhân danh việc làm giảm tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ, ứng viên tổng thống của cả hai đảng sẽ ngăn cản hy vọng gia nhập tầng lớp trung lưu của hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển. Nếu sức hấp dẫn chính trị của chính sách chống thương mại vẫn tiếp tục tồn tại, đây sẽ là bước ngoặt lịch sử trong các vấn đề kinh tế toàn cầu, một bước ngoặt mang tín hiệu xấu cho tương lai lãnh đạo của Mỹ. Continue reading “Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?”

Tại sao AK-47 phổ biến như vậy?

AK-47

Nguồn: “Why did the AK-47 become so popular?“, The Economist, 08/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mikhail Kalashnikov qua đời vào ngày 23/12/2013, ở tuổi 94. Tuy nhiên, phát minh đã 66 tuổi của ông, khẩu Avtomat Kalashnikova, vẫn đang còn sống. Được phát minh vào năm 1947 và lần đầu tiên được sử dụng bởi lực lượng quân đội Liên Xô vào năm 1949, súng trường tấn công AK-47 và các phiên bản phái sinh khác của nó hiện đang được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang tại hơn 80 quốc gia, và tại nhiều quốc gia hơn nữa bởi những người dùng súng tự do. Không ai thực sự biết có bao nhiêu khẩu súng đang được lưu hành: 100 triệu khẩu là một phán đoán hợp lý. Nếu tính theo tỉ lệ trên toàn bộ số súng của thế giới – một con số khác mà không ai có thể đoán chắc được – thì các khẩu Kalashnikovs có lẽ chiếm hơn một phần mười tất cả số lượng vũ khí. Tại sao một phát minh cũ của Liên Xô lại vẫn đang chiếm ưu thế trong chiến tranh hiện đại như vậy? Continue reading “Tại sao AK-47 phổ biến như vậy?”

Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran

Mousavi

Nguồn: Robin Wright, “The Bride Wore Green: What a Wedding Says about Iran’s Future”, The New Yorker, 08/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc một bộ váy lộng lẫy màu xanh và một chuỗi ngọc trai dài xuống đến hông, Narges Mousavi lấy chồng vào ngày thứ Sáu vừa qua ở Tehran. Cô dâu, một họa sĩ, sinh ra trong một gia đình tinh hoa cách mạng. Cha của cô, Mir-Hossein Mousavi, là thủ tướng Iran trong 8 năm. Trong thập niên 1980, ông lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo non trẻ qua 8 năm chiến tranh đẫm máu với Iraq trong thời gian mà phần lớn thế giới đứng về phía Saddam Hussein, và vào năm 2009 ông tranh cử tổng thống. Mẹ của cô dâu là Zahra Rahnavard, một điêu khắc gia và là nữ hiệu trưởng đại học đầu tiên của nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong chiến dịch tranh cử của chồng bà, giới truyền thông Iran so sánh hình ảnh sống động của bà Rahnavard với Michelle Obama. Continue reading “Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran”

20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ

tdih-april20-HD_still_624x352

Nguồn:20/04/1980: Castro announces Mariel Boatlift”, History.com (truy cập ngày 20/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1980, chế độ Castro tuyên bố rằng tất cả người dân Cuba có nhu cầu di cư đến Hoa Kỳ đều được tự do lên tàu tại cảng Mariel, phía tây của thủ đô Havana, qua đó khởi đầu sự kiện Di tản bằng thuyền từ cảng Mariel (Mariel Boatlift). 125.000 người tị nạn Cuba từ Mariel đã đặt chân đến Florida vào ngày hôm sau.

Vụ di tản đã bị thúc đẩy bởi tình trạng thiếu nhà ở và việc làm do tình hình kinh tế ốm yếu của Cuba, dẫn đến những căng thẳng âm ỉ nội bộ trên hòn đảo này. Ngày 1 tháng 4, Hector Sanyustiz và bốn người khác đã lái một chiếc xe buýt đâm xuyên qua hàng rào Đại sứ quán Peru và được cấp tị nạn chính trị. Các lính bảo vệ người Cuba trên đường phố đã nổ súng. Một người lính bảo vệ đã bị chết trong sự cố này. Continue reading “20/04/1980: Castro cho dân Cuba tự do di tản sang Mỹ”

5 lý do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Á

south-korea-su-military-exercises

Nguồn:  “These 5 Facts Explain the Increasingly Tense Geopolitics in Asia”, Time magazine, 14/03/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mặc dù tình hình địa chính trị ở châu Á có vẻ tương đối ổn định trong năm 2016, đặc biệt so với những điểm nóng khác, trên thực tế không thiếu những xung đột âm ỉ đang diễn ra. Năm thực tế dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể về thực trạng an ninh dễ biến động ở châu Á.

  1. Mỹ

Dù cách xa hẳn một đại dương rộng lớn nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á vẫn tỏ ra vượt trội. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện có tổng cộng 150.600 nhân viên quân sự nước này đồn trú trên khắp thế giới, trong đó khoảng 50.000 ở Nhật Bản và gần 28.000 đóng quân ở Hàn Quốc. Continue reading “5 lý do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Á”

Donald Trump của La Mã cổ đại

donald-trump8

Nguồn: Philip Freeman, “Ancient Rome’s Donald Trump,” Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa dân túy có một lịch sử lâu đời và đầy màu sắc trong nền chính trị Mỹ, từ Huey Long phe cánh tả và George Wallace phe cánh hữu, đến gần đây hơn là Ross Perot năm 1992 và nay là Donald Trump. Nhưng gốc rễ của chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện cách đây hơn hai thiên niên kỷ, thời điểm Cộng hòa La Mã bắt đầu cáo chung.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Cộng hòa La Mã được cai trị bởi các gia đình chính trị lâu đời cùng các nhà môi giới chính trị thân tín – những người biết cách giữ ổn định quần chúng nhân dân. Những cuộc bầu cử vẫn được tổ chức, song cố tình được dàn xếp sao cho giai cấp thống trị đạt được số phiếu phổ thông cao nhất. Nếu giới quý tộc La Mã – những người đi bỏ phiếu trước – chọn ra một người để nắm quyền, thì các quan chức thường không còn mảy may bận tâm tới những lá phiếu bầu của các tầng lớp thấp hơn. Continue reading “Donald Trump của La Mã cổ đại”

Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị

27197_04bc_10

Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.

Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”

Cái chết của Chủ nghĩa Tự do

2933-1710_s885x516

Ngun: Roger Cohen, “The Death of Liberalism”, The New York Times, 14/04/2016.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chủ nghĩa tự do đã chết. Hay ít nhất thì cũng đang bị tròng dây vào cổ. Mặc dù đã đứng trên đỉnh vinh quang từ cách đây một phần tư thế kỉ, khi nền dân chủ tự do dường như đã chiến thắng dứt khoát trước những xứ thiên đường độc tài đẫm máu, song giờ đây chủ nghĩa tự do đang bị tấn công từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chủ nghĩa dân tộc & chủ nghĩa chuyên quyền, được trợ đỡ bằng công nghệ, đã cùng nhau thiết đặt những hình thức kiểm soát & thao túng mới lên loài người, vì sau cùng thì sự mềm yếu của loài người trước lòng tham, định kiến, ngu xuẩn, chi phối, phục tùng, và sợ hãi đâu có biến mất sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Continue reading “Cái chết của Chủ nghĩa Tự do”

Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump

pw

Nguồn: Chris Patten, “From Tolstoy to Trump,” Project Syndicate, 18/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những mối ưu tư của Lev Tolstoy là bản chất và những giới hạn của quyền lực. Điều gì đã khiến Pháp trở thành một kẻ thù đáng gờm, đặc biệt là đối với Nga? Câu hỏi này là trọng tâm cuốn tiểu thuyết vĩ đại của ông, Chiến tranh và hòa bình, mãnh liệt đến nỗi Tolstoy đôi khi vẫn cho rằng cuốn sách của ông không phải là tiểu thuyết, mà là một nghiên cứu về triết học của lịch sử.

Về những giới hạn của quyền lực, Tolstoy có lẽ đã suy nghĩ nhiều hơn một chút về cái mà sau này Thống chế Anh Quốc thời Thế chiến II Bernard Law Montgomery gọi là quy tắc đầu tiên về chiến tranh. “Đừng tiến vào Moskva.” Mùa đông là một nhân tố thực tế đáng gờm hơn cả những vị tướng người Đức đã giúp Nga trong cuộc phòng thủ thành công trước Napoleon (một bài học mà Hitler, may mắn thay, đã không để ý đến). Continue reading “Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump”

Sự từ bỏ Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản

925012-japan-self-defence-forces-day

Nguồn: Emily S. Chen, “The Surrender of Japan’s Peace Constitution”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị Quốc hội Nhật sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, trong đó quy định Nhật Bản từ bỏ việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp. Được Hoa Kỳ soạn thảo sau Thế chiến II, Hiến pháp này, theo lời ông Abe, có “một số nội dung không còn phù hợp tình hình hiện tại”. Ông đặc biệt quan ngại về điều khoản cấm Nhật duy trì “các lực lượng lục quân, hải quân và không quân” với lập luận rằng quy định này trực tiếp mâu thuẫn với sự tồn tại của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Nếu nhìn thoáng qua thì đề xuất của ông Abe dường như không phù hợp với quan điểm của người dân. Theo kết quả thăm dò, khoảng 50,3% công chúng Nhật phản đối sửa đổi Điều 9. Chỉ 37,5% số người được hỏi ủng hộ. Tuy nhiên, tin tốt lành với ông Abe là sự phản đối, dù chiếm đa số, lại không quá mạnh mẽ. Có vẻ như người dân không lo ngại về việc Abe muốn lèo lái đất nước theo hướng nào bằng việc tại sao ông lại đưa đề xuất này làm ưu tiên hàng đầu. Continue reading “Sự từ bỏ Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản”