Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?

Patrick

Nguồn:What we know about Saint Patrick“, The Economist, 16/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù Thánh Patrick là ai, ông chắc chắn cũng không bao giờ mong đợi sự ồn ào mà mình tạo ra 15 thế kỷ sau khi ông qua đời. Trên khắp thế giới, ngày được dành riêng cho vị Thánh bảo hộ của xứ Ireland (17/3) hiện được xem là một dịp kỷ niệm sôi động, hầu như chỉ mang tính thế tục về tất cả mọi thứ liên quan đến Ireland hoặc được cho là như vậy. Lễ diễu hành hàng năm trên Đại lộ Số 5 New York thường được mô tả là cuộc diễu hành quần chúng lâu đời nhất của nước Mỹ. Dù xuất phát từ trước cuộc Cách mạng Mỹ, sự kiện này chỉ bắt đầu sôi động kể từ những năm cuối thế kỷ 19, khi những người Ireland Công giáo di cư, chạy trốn khỏi nghèo khổ và đói khát, bắt đầu khẳng định bản sắc của mình. Những tập quán khác thì xuất hiện gần đây hơn: chỉ khoảng 50 năm qua, sông Chicago mới được nhuộm một màu xanh lá cây để đánh dấu dịp lễ này. Vậy Thánh Patrick là ai? Continue reading “Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?”

Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?

HandChart

Nguồn: Anatole Keletsky, “When Things Fall Apart”, Project Syndicate, 31/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới ngày nay tồn tại một cảm giác về ngày tận thế, một dự cảm sâu sắc về sự tan rã của những xã hội đã từng ổn định trước kia. Những dòng dưới đây được trích trong tác phẩm bất hủ The Second Coming [Sự trở lại lần thứ hai] của đại thi hào W.B. Yeats:

“Mọi thứ đều tan vỡ; trung tâm không thể chống đỡ được

Sự vô chính phủ bao trùm lên khắp thế giới

Những điều tốt nhất thì thiếu niềm tin, trong khi điều tồi tệ nhất

Lại tràn đầy đam mê

Và loài quái thú hung dữ, thời của chúng cuối cùng cũng tới

Lê bước về Bethlehem để được tái sinh?”[1]

Yeats đã viết những dòng này vào tháng 1 năm 1919, hai tháng sau khi Thế chiến I kết thúc. Ông đã dự cảm rằng hoà bình sẽ sớm biến mất bởi những nỗi kinh hoàng lớn hơn. Continue reading “Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?”

Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông

indn

Nguồn: Abhijit Singh, “India’s Strategic Stakes in the South China Sea”, Asia Policy No. 21, January 2016.

Biên dịch: Trần Quang

Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ muốn Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng của nước này và ngừng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Trong trung và dài hạn, việc truyền bá sức mạnh biển trên chiến trường Thái Bình Dương nằm trong những lợi ích của Ấn Độ.

Sau các cuộc tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải gần đây của Hải quân Mỹ ở Biển Đông vào tháng 11/2015, sự ổn định trên biển ở Đông Nam Á là chủ đề thảo luận nóng trong các giới chiến lược ở châu Á. Việc tàu USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Subi ở quần đảo Trường Sa được thực hiện sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua cùng khu vực, dẫn đến những lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông”

Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ

ctvt

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang  là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Continue reading “Đồng chí B nói về âm mưu chống VN của bè lũ phản động TQ”

Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh

ch-150

Vấn đề biên giới giữa các quốc gia dân tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giải quyết các tranh chấp, phân định biên giới giữa các nước lớn có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực, thế giới vì các siêu cường, cường quốc và quan hệ giữa họ luôn giữ vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế. Nga (Liên Xô trước đây) và Trung Quốc là hai nước lớn có chung đường biên giới. Trước và trong Chiến tranh Lạnh, giữa hai quốc gia đã xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ và vấn đề biên giới chưa được giải quyết hoàn toàn để lại những kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Bài viết phân tích những nét chính về vấn đề biên giới Nga (Liên Xô) – Trung Quốc thời kỳ  trước và trong Chiến tranh Lạnh và rút ra một số nhận xét về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề biên giới Nga-Trung thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

IMF1

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Giới thiệu chung

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944. Cho tới tháng 9 năm 2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.  Continue reading “Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”

Các thách thức đối ngoại của tân tổng thống Mỹ

USF

Nguồn: Christopher R.Hill, “Expecting the unexpected in America”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi tổng thống mới của Hoa Kỳ bắt đầu làm việc vào tháng 1 năm 2017, một số vấn đề rõ ràng trong chính sách đối ngoại sẽ chờ đợi sẵn, trong đó vài vấn đề đã tồn tại lâu hơn những vấn đề khác. Một vài trong số này sẽ là những vấn đề nan giải ai cũng biết, như: Bắc Triều Tiên và tham vọng hạt nhân của nước này, Trung Quốc với tham vọng toàn cầu, nước Nga cùng các tham vọng đầy thù hận, và dĩ nhiên là Trung Đông với những tham vọng bất bình thường.

Tuy nhiên, thông thường những khủng hoảng chào đón vị tổng thống mới lại là những cái mà không ai trông chờ. Khi George W. Bush vào Nhà Trắng năm 2001, ông đã kỳ vọng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng, triển khai hệ thống phòng chống tên lửa, và chấm dứt một số nghĩa vụ kiểm soát vũ khí đa phương tồn tại trước đó từ lâu. Nhưng chính quyền Bush đã phải đối mặt với các vấn đề hoàn toàn không được dự đoán trước, bao gồm Afghanistan và Iraq, tiêu tốn mất 8 năm sau đó của nước này. Continue reading “Các thách thức đối ngoại của tân tổng thống Mỹ”

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

160302115458_stalin_624x351_afp_nocredit

Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã ‘bỏ lỡ cơ hội’ bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền. BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn ‘The Last Days of Stalin’ (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào “cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953”. Continue reading “Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ”

Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông

asaudi

Nguồn: Andrew Scott Cooper, “How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself”, The New York Times, 12/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Ả-rập Xê-út. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.

Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Ả-rập Xê-út đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng. Continue reading “Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông”

Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông

jpan

Nguồn: Yoji Koda, “Japan’s Perceptions of and Interests in the South China Sea“, The National Bureau of Asia Research, 01/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với Nhật Bản, Biển Đông không đơn giản chỉ là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ven biển, nó còn đặt ra một vấn đề lớn có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, làm xói mòn sự ổn định hiện tại và có khả năng đưa khu vực và thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Các hành động quyết đoán và cậy quyền của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á – đặc biệt là ở biển Hoa Đông và Biển Đông – đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, lập trường không giống ai và đơn phương của Trung Quốc đối với các vấn đề về biển, mà họ khẳng định được hỗ trợ bởi cách diễn giải rộng lớn hơn, và đôi khi tự cho mình là trung tâm của nước này về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các nguyên tắc quốc tế được thiết lập khác, đã làm cho các nước khu vực và các bên quyền lợi khác như Mỹ, khó xử. Đồng thời, những tranh chấp ở Biển Đông có nguy cơ leo thang thành những xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông”

Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?

crimenia

Nguồn:What the original Crimean war was all about“, The Economist, 18/03/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê hồng Hiệp

Vào ngày 16/03/2014, người Crimea đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý đầy vấn đề để ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo này đã khiến Nga quay sang chống lại Mỹ và EU, một tranh chấp ngoại giao tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Crimea, một vùng đất nằm trên bờ Biển Đen, là đối tượng cho cuộc tranh cãi giữa Nga và phương Tây. Ngày 28/03/1854 – 160 năm trước đây – Anh, một siêu cường thời đó, đã tuyên chiến với Nga. Cuộc xung đột sau đó đã diễn ra chủ yếu ở Crimea khi quân đội Anh và các đồng minh bao vây căn cứ hải quân chính của Nga ở Biển Đen tại Sebastopol. Vậy mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea là gì? Continue reading “Mục đích ban đầu của cuộc chiến Crimea 1854 là gì?”

Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ

obor

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tham vọng của Trung Quốc là từ một cường quốc khu vực có ảnh hưởng toàn cầu thành một cường quốc toàn diện. Một trong những công cụ chủ yếu thực hiện tham vọng đó là dự án “một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết sẽ tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy. Continue reading “Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ”

Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ

indiaw

Nguồn: Aman Sethi, “India’s Water Wars”, The New York Times, 01/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Xe tải quân đội đi dọc những con đường làng bụi bặm, lính bắt đầu bắn, đám đông bắt đầu náo loạn và cuối cùng thì quân đội Ấn Độ đã kiểm soát được kênh đào Munak, nguồn cung cấp ba phần năm lượng nước sạch cho New Delhi.

Sự kiện này xảy ra cuối tháng trước ở Haryana, tiểu bang có biên giới với New Delhi ở ba hướng. Người biểu tình thuộc tầng lớp Jat chặn đường ô tô và đường sắt, đốt xe buýt, cửa hàng và nhà cửa, và chặn nguồn nước cho 18 triệu dân thủ đô. Họ đòi hỏi được đưa vào chương trình hỗ trợ cho các tầng lớp (thấp) của Ấn Độ, tìm cách để được làm những công việc trong chính phủ. Continue reading “Cuộc chiến nguồn nước của Ấn Độ”

5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan

3k

Nguồn: David Cunningham, “Five myths about the Ku Klux Klan”, The Washington Post, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, trong chương trình “State of the Union” của CNN, hành động phủ nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo nhóm Ku Klux Klan (KKK) David Duke của Donald Trump đã khơi lại cuộc tranh luận về vai trò của KKK trong chính trị quốc gia. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Lịch sử của KKK đã trải qua nhiều thăng trầm, từ việc tổ chức này được thành lập sau Nội chiến với nguồn gốc khủng bố, cho tới cú hồi sinh ngoạn mục như một phong trào bản địa (nativist) hồi những năm 1920, và sau đó trở lại là một nhóm chống đối dân quyền tàn bạo trong những năm 1960. Ngày nay, các chi bộ KKK vẫn tiếp tục tuyển mộ thêm các nhóm nhỏ thành viên. Dù những chiếc mũ trùm trắng, áo choàng và cây thập tự bốc cháy của KKK tiếp tục là những biểu tượng đại diện cho khủng bố sắc tộc và thuyết người da trắng thượng đẳng (white supremacy), nhiều hiểu lầm đã xuất hiện. Dưới đây là năm hiểu lầm phổ biến nhất. Continue reading “5 hiểu lầm về phong trào Ku Klux Klan”

12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản

Op Eagle Pull

Nguồn:U.S. Embassy in Cambodia evacuated,” History.com (truy cập ngày 11/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975 tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ cùng các nhân viên của ông đã rời khỏi Phnom Penh khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nỗ lực di tản mang tên Chiến dịch Đại bàng. Vào ngày 3 tháng 4, khi các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ áp sát để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô, quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho cuộc di tản đại sứ quán sắp diễn ra.

Một nhóm gồm 11 lính thủy quân lục chiến đã bay vào thành phố để chuẩn bị bãi đáp cho các máy bay trực thăng di tản của Hoa Kỳ. Vào ngày mùng 10, Đại sứ Hoa Kỳ Gunther Dean đề nghị với Washington rằng cuộc di tản phải diễn ra trước ngày 13 tháng 4. Continue reading “12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản”

Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng

thinking

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Learning Without Theory”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tình trạng thế giới? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho các quốc gia trở nên cạnh tranh hơn, tăng trưởng trở nên bền vững hơn và bao trùm hơn (inclusive – tức tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ tăng trưởng – NBT), đồng thời có sự bình đẳng hơn giữa các giới?

Cách thứ nhất là dựa vào một lý thuyết đúng về mối quan hệ giữa hành động và kết quả và sau đó thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống gặp phải, chúng ta thiếu một lý thuyết như thế, hoặc giả sử có một lý thuyết thì chúng ta cũng không chắc chắn rằng nó đúng hay sai. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có nên trì hoãn việc hành động cho đến khi chúng ta biết rõ là hành động nào sẽ có hiệu quả? Nhưng làm thế nào chúng ta biết được điều đó nếu chúng ta không hành động? Và nếu chúng ta hành động, thì làm thế nào để đánh giá là liệu chúng ta đã làm đúng hay sai? Continue reading “Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng”

Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?

11-legalisation-1

Nguồn:The difference between legalization and decriminalisation“, The Economist, 18/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến chống lại cần sa dường như đang dần dần đi đến hồi kết. Ngày 26/02/2014, việc sở hữu và trồng một lượng nhỏ cần sa trở nên hợp pháp ở Washington DC. Hai ngày trước đó, việc sở hữu cần sa đã trở nên hợp pháp tại Alaska. Hiện tại, bốn tiểu bang, cũng như thủ đô Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa việc sử dụng nhằm mục đích giải trí của cần sa, và hơn 19 bang đã hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế (thuật ngữ này thường được giải thích khá rộng). Uruguay cũng đã hợp pháp hóa loại ma túy này. Những nơi khác thì đưa ra một cách tiếp cận khác, phi hình sự hóa chứ không hợp pháp hóa. Continue reading “Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?”

Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?

 vn

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Các chỉ tiêu đánh giá quốc gia thất bại

Từ năm 2005 trở đi, hàng năm tạp chí chính trị học nổi tiếng thế giới Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại, xuất bản tại Mỹ) đều công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số Quốc gia thất bại.[1]

Chỉ số Quốc gia thất bại (Failed States Index – FSI) do Quỹ Hòa Bình (Fund for Peace, một thinktank ở Mỹ, độc lập với tạp chí Foreign Policy) tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau được công khai từ đầu năm đến cuối năm của gần 180 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo đạc từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được đánh giá theo Chỉ số quốc gia thất bại. Continue reading “Việt Nam: Quốc gia thành công hay thất bại?”

11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ

Idi Amin

Nguồn:Idi Amin overthrown,” History.com (truy cập ngày 10/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, nhà độc tài Uganda Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô Kampala khi quân đội Tanzania và các lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến vào. Hai ngày sau, Kampala sụp đổ và một chính phủ liên minh của những người lưu vong cũ đã lên nắm quyền.

Amin, thống lĩnh quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền kiểm soát đất nước châu Phi này vào năm 1971. Là một bạo chúa và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ông đã đưa ra một chương trình diệt chủng để thanh tẩy Uganda khỏi các nhóm sắc tộc Lango và Acholi của đất nước. Continue reading “11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ”

Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?

civil war

Nguồn:Vers une nouvelle intervention en Libye?”, Le Monde Diplomatique, 02/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Sau khi thỏa thuận giữa các Nghị viện đối địch nhau được kí kết, việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia đã mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya. Cuộc can thiệp quân sự nhằm chống lại Tổ chức Nhà nước hồi giáo này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực và khiến đối thoại vốn rất mong manh giữa các phe phái đối lập ở đất nước này đổ vỡ.

Việc kí kết hôm 17/12 một thỏa thuận hòa giải dân tộc giữa đại diện của hai Nghị viện Libya tại Skhirat, Maroc, dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã mở đường cho việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia gồm 32 bộ trưởng do doanh nhân gốc Tripoli Fayez Sarraj lãnh đạo. Điều này đã chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đối thoại bắt đầu từ tháng 9/2014. Continue reading “Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?”