Tình hình xuất nhập khẩu năm 2013 của Việt Nam

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 2 reply threads
  • Author
    Posts
    • #1716
      Trangreenwood
      Moderator

      Mình thích tìm hiểu về vấn đề xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, cơ cấu ngành hàng… nên muốn đăng bài về chủ đề này.
      Bài này nói về tình hình chung trước, sau đó sẽ có những bài về từng ngành/mặt hàng nổi bật riêng.

      Trong năm vừa qua thì Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép…
      Một số mặt hàng nguyên liệu như sắt thép, hóa chất cũng tăng.
      Các mặt hàng như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá và xăng dầu thì lại giảm so với năm 2012.
      Thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU, Mỹ và Asean.

      Trong khi đó, về mặt hàng nhập khẩu, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, điện thoại các loại và linh kiện (tăng 59.5%)
      Trung uốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Asean rồi Hàn, Nhật.

      Thông tin cụ thể mọi người xem ở đây nhé, nguồn là http://www.tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/Tinh-hinh-xuat-nhap-khau-nam-2013/39079.tctc
      Xuất khẩu hàng hóa

      Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung cả năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%).

      Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 81,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 tăng 18,2%.

      Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép… Xuất khẩu của khu vực này trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%.

      Trong năm 2013, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện đạt 21,5 tỷ USD, tăng 69,2%; hàng dệt, may đạt 17,9 tỷ USD, tăng 18,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 10,7 tỷ USD, tăng 36,2%; giày dép đạt 8,4 tỷ USD, tăng 15,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 17,8%; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù đạt 1,9 tỷ USD, tăng 27,6%; hóa chất tăng 32,4%; rau quả tăng 25,7%; hạt điều tăng 12,9%; hạt tiêu tăng 13,4%.

      Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá là: Thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 6 tỷ USD, tăng 9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,9 tỷ USD, tăng 7,8%; sắt thép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 8%; dây điện và dây cáp đạt 0,7 tỷ USD, tăng 10%; sản phẩm hóa chất đạt 0,7 tỷ USD, tăng 5,2%.

      Kim ngạch xuất khẩu dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá và xăng dầu giảm so với năm 2012, trong đó dầu thô đạt 7,2 tỷ USD, giảm 11,9%; gạo đạt 3 tỷ USD, giảm 18,7%; cà phê đạt 2,7 tỷ USD, giảm 26,6%; cao su đạt 2,5 tỷ USD, giảm 11,7%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 32,8%.

      Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (Năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%). Nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% (Năm 2012 đạt 43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (Năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm 14,7%). Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (Năm 2012 đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).

      Về thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4 % (tương đương 4,1 tỷ USD) so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với năm 2012 như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 56% (2,75 tỷ USD); giầy dép tăng 10,5% (245 triệu USD); hàng dệt may tăng 11,2% (243 triệu USD).

      Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3% (4 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng như: Hàng dệt may tăng 14% (973 triệu USD); giầy dép tăng 16,9% (340 triệu USD); gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,3% (167 triệu USD).

      Tiếp đến là ASEAN đạt 18,5 tỷ USD, tăng 6,3% (1,1 tỷ USD) với các mặt hàng chủ yếu: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 75,2% (992 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7% (414 triệu USD). Nhật Bản ước tính đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,8% (496 triệu USD). Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, tăng 19,9% (1,1 tỷ USD). Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 2,1% (269 triệu USD).

      Nhập khẩu hàng hóa

      Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.

      Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực này chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.

      Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ USD, tăng 16%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%.

      Một số mặt hàng nguyên liệu tăng khá như: sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 11,5%; hóa chất 3 tỷ USD, tăng 6,7%; kim loại thường đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,1%; sợi dệt đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,5%; thuốc trừ sâu đạt 0,8 tỷ USD, tăng 12,1%; thủy sản đạt 0,7 tỷ USD, tăng 6,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 3,2%, xăng dầu đạt 7 tỷ USD, giảm 22,1%; phân bón đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,6%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, giảm 24,8%; cao su đạt 0,7 tỷ USD, giảm 13,9%.

      Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may…

      Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2013 ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% (tương đương 7,8 tỷ USD), đây là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD.

      Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc tăng so với năm 2012: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 25,5% (1,2 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 73,6% (2,3 tỷ USD); máy vi tinh sản phẩm điện từ và linh kiện tăng 36,8% (1,1 tỷ USD).

      Thị trường ASEAN ước tính đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8% (589 triệu USD) với kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 56,3% (1,2 tỷ USD); máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 7,9% (16,9 tỷ USD).

      Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 20,8 tỷ USD, tăng 34,1% (5,3 tỷ USD) với các sản phẩm chủ yếu như: Máy vi tính tăng 60,3% (1,8 tỷ USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 62,8% (993 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 78,2% (918 triệu USD). Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 0,18% (21 triệu USD). Thị trường EU ước tính đạt 9,2 tỷ USD, tăng 4,2% (373 triệu USD). Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,1% (296 triệu USD).

      Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2012, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 131,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 92%, tăng so với mức 90,9% của năm 2012, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy, móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải chiếm 36,7%, tăng so với mức 35,3%; phụ tùng và nhiên vật liệu chiếm 55,3%, giảm so với mức 55,6% của năm 2012. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,5 tỷ USD, chiếm 8%, giảm so với mức 9% của năm 2012.

      Trong mười một tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa thực hiện là 763 triệu USD. Tháng 12 xuất siêu ước tính 100 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.

      Như vậy xuất siêu năm nay hoàn toàn thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài. Mặc dù xuất khẩu khu vực này phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp.

      Xuất, nhập khẩu dịch vụ

      Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2012, trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 9,9%; dịch vụ vận tải 2,2 tỷ USD, tăng 5,8%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 13,2 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2012, trong đó dịch vụ vận tải đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,6%; dịch vụ du lịch đạt 2 tỷ USD, tăng 10,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2013 là 2,7 tỷ USD, giảm 12,9% so với năm 2012 và bằng 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2012.

      Theo gso.gov.vn

    • #1727
      phuonghoang94
      Participant

      Thanks to Mod @Tranggreenwood!
      Nội dung bài viết của bạn có rất nhiều thông tin hữu ích, mình sẽ sử dụng nội dung của bài cho những bài viết của minh.
      Chúng ta có thể phân tích sâu hơn một chút, liên quan nhiều hơn đến kinh tế quốc tế. Chẳng hạn: “VỚi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện ( những mặt hàng chứa hàm lượng tri thức cao) có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%. ” thì có thể cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng nền kinh tế tri thức được không? Tại sao?

    • #2285
      Trangreenwood
      Moderator

      <cite>@phuonghoang94 said:</cite>
      Thanks to Mod @Tranggreenwood!
      Nội dung bài viết của bạn có rất nhiều thông tin hữu ích, mình sẽ sử dụng nội dung của bài cho những bài viết của minh.
      Chúng ta có thể phân tích sâu hơn một chút, liên quan nhiều hơn đến kinh tế quốc tế. Chẳng hạn: “VỚi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện ( những mặt hàng chứa hàm lượng tri thức cao) có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%. ” thì có thể cho rằng kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng nền kinh tế tri thức được không? Tại sao?

      Thông tin cho thấy có 1 sự dịch chuyển sang các ngành có hàm lượng tri thức cao hơn. Nhưng chưa đủ để cho thấy mình đang có chiều hướng ổn định và lâu dài.
      Vì để gọi là tri thức vì phải xem cơ cấu từng ngành hàng như thế nào.

      Ví dụ như ngành cơ khí, điện tử, hiện mình chỉ xuất các mặt hàng máy móc, thiết bị gia công, tiến hành lắp ráp chứ chưa có xuất con chip hay phần mềm gì.

      Ngay cả mặt hàng may mặc, mình cũng may, khâu… chứ không có thiết kế.

      Nên nói có xu hướng tri thức thì hiện giờ mới có nhen nhún lên thôi, để đạt được thì còn rất rất lâu! :cry:

Viewing 2 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.