Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’

Nguồn: Michael L. Ross và Erik Voeten, “Petrostate America”, Foreign Affairs, 12/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sức ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn, nổi bật với cuộc chiến thương mại, việc rút khỏi các hiệp ước quốc tế và sự khinh miệt đối với các đồng minh truyền thống. Phần lớn sự hỗn loạn này bắt nguồn từ quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và xu hướng dân túy của ông. Nhưng một yếu tố khác, thường bị bỏ qua và hầu như không liên quan đến những sở thích riêng của Trump, cũng đang tác động. Trong 15 năm qua, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một sự thay đổi sâu sắc với những tác động địa chính trị sâu rộng. Sau nhiều thập kỷ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã nổi lên như là nước xuất khẩu dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Kể từ đó, quốc gia này đã bắt đầu hành xử ít giống một bá quyền tự do hơn và giống một quốc gia dầu mỏ cổ điển hơn. Continue reading “Hệ lụy từ việc Mỹ trở thành ‘quốc gia dầu mỏ’”

Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào Nga truyền cảm hứng cho Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, “Ukraine’s audacious asymmetric attack on Russia inspires Taiwan,” Nikkei Asia, 13/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Máy bay không người lái và các cuộc tấn công do AI điều khiển đã trở thành hướng dẫn cho chiến lược tấn công của Đài Bắc chống lại Trung Quốc.

Các cuộc phản công táo bạo, sáng tạo, và rõ ràng là rất thành công của Ukraine vào các mục tiêu chiến lược trên khắp nước Nga đã thách thức các giả định và khái niệm truyền thống về chiến tranh bất đối xứng thời hiện đại – nghĩa là các chiến lược và chiến thuật phi truyền thống được một lực lượng áp dụng khi năng lực quân sự của các quốc gia có sự chênh lệch đáng kể.

Ngày 01/06 vừa qua, cơ quan tình báo Ukraine, hay SBU, đã thực hiện cái mà họ gọi là Chiến dịch Mạng Nhện. Cụ thể, họ đã phóng 117 máy bay không người lái được bố trí tại các địa điểm bí mật bên trong nước Nga. Kyiv tuyên bố đã phá hủy khoảng một phần ba số máy bay quân sự đã bắn tên lửa vào Ukraine, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược, dù các nguồn tin của Nga đã bác bỏ con số này. Bất kể thế nào thì rõ ràng là Ukraine đã thực hiện một cuộc trả đũa bất ngờ, gây sốc, và mang tính biểu tượng, thứ đã thay đổi tiến trình của cuộc chiến. Continue reading “Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào Nga truyền cảm hứng cho Đài Loan”

Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Israel Can’t Be a Hegemon”, Foreign Policy,  16/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Cuộc tấn công sâu rộng của Israel vào Iran là động thái mới nhất trong chiến dịch loại bỏ hoặc làm suy yếu từng đối thủ trong khu vực của nước này. Sau cuộc tấn công của Hamas vào tháng 10 năm 2023, Israel đã tiến hành một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ người dân Palestine khỏi vai trò là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, một nỗ lực đã bị nhiều tổ chức nhân quyền hàng đầu và các chuyên gia học thuật mô tả là hành động diệt chủng. Israel đã làm suy yếu ban lãnh đạo Hezbollah ở Lebanon thông qua các cuộc không kích, điện thoại cài bom và các phương tiện khác. Nước này đã tấn công lực lượng Houthi ở Yemen và ném bom Syria hậu Assad để phá hủy các kho vũ khí và ngăn chặn các lực lượng mà Israel coi là nguy hiểm thực hiện ảnh hưởng chính trị ở đó. Và các cuộc tấn công gần đây nhất vào Iran nhằm mục đích không chỉ gây thiệt hại hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của quốc gia đó. Tối thiểu, Israel muốn chấm dứt các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran; làm tê liệt khả năng phản ứng của Iran bằng cách giết chết các nhà lãnh đạo hàng đầu, quan chức quân sự, nhà ngoại giao và nhà khoa học của Iran; và, nếu có thể, lôi kéo Mỹ sâu hơn vào cuộc chiến. Tối đa, Israel hy vọng sẽ làm suy yếu chế độ đến mức sụp đổ. Continue reading “Tại sao Israel không thể trở thành một bá quyền ở Trung Đông?”

Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How the Israel-Iran war may develop,” Financial Times, 16/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Iran thua trong một cuộc xung đột truyền thống, họ có thể sẽ dùng đến các biện pháp trả đũa phi truyền thống.

Chiến tranh là điều không thể đoán trước. Ngay cả Israel và Iran cũng không thể biết cuộc xung đột hiện tại của họ sẽ kết thúc như thế nào.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số phép ngoại suy. Đầu tiên là Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Thứ hai là Chiến tranh Iraq năm 2003. Và thứ ba là một loại xung đột mới, trong đó Iran sử dụng các biện pháp phi truyền thống để phản công Israel và phương Tây. Kịch bản này có thể là một cuộc chiến hỗn hợp, nhiều khả năng liên quan đến khủng bố hoặc thậm chí là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “Chiến tranh Israel-Iran có thể diễn biến như thế nào?”

Mối đe dọa thật sự từ Iran

Nguồn: Kenneth M. Pollack, “The Real Threat From Iran”, Foreign Affairs, 13/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Tối ngày 12 tháng 06, chính phủ Israel đã quyết định đánh cược vào một giải pháp quân sự để đối phó với việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân kéo dài hàng thập kỷ. Với khả năng vượt trội của Lực lượng Phòng vệ Israel, chiến dịch này có thể gây thiệt hại to lớn cho chương trình hạt nhân của Iran. Nhưng sau đó mới là khó khăn.

Iran có những lựa chọn hạn chế để đáp trả trực tiếp. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là Israel đã mở hộp Pandora: Phản ứng tồi tệ nhất của Iran, và cũng là khả năng cao nhất — một quyết định rút khỏi các cam kết kiểm soát vũ khí và nghiêm túc chế tạo vũ khí hạt nhân. Việc kiềm chế những cơn thịnh nộ đó về lâu dài có thể là thách thức thực sự đối với cả Israel và Mỹ. Nếu hai bên thất bại, cuộc đánh cược của Israel có thể đảm bảo một Iran có vũ khí hạt nhân thay vì ngăn chặn điều đó. Continue reading “Mối đe dọa thật sự từ Iran”

Tại sao thị trường vốn Trung Quốc kém phát triển?

Nguồn: Ngô Hiểu Cầu, Lý Đạo Quỳ,  吴晓求、李稻葵:为什么中国制造业全球领跑,资本市场却跟不上?, Guancha, 12/06/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Kinh tế học chính phủ và thị trường và buổi lễ ra mắt tạp chí “Nghiên cứu kinh tế học chính phủ và thị trường” được tổ chức trực tuyến vào ngày 10/6, Ngô Hiểu Cầu – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính quốc gia thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, và Lý Đạo Quỳ – Viện trưởng Viện Tư tưởng và Thực tiễn Kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Thanh Hoa đã có một cuộc thảo luận bàn tròn.

Ông Ngô Hiểu Cầu chỉ ra rằng, sự phát triển của thị trường vốn Trung Quốc tụt lại đáng kể so với nền kinh tế thực, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất hiện đại. Tầm ảnh hưởng toàn cầu của thị trường vốn Trung Quốc thua kém hai đến ba bậc so với vị thế của nước này trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ. Continue reading “Tại sao thị trường vốn Trung Quốc kém phát triển?”

Cuộc chiến chính trị khốc liệt bên trong quân đội Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s generals face a treacherous political battlefield,” Nikkei Asia, 12/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Số phận của một sĩ quan quân đội mất tích đã được xác nhận tại đám tang của người tiền nhiệm của ông.

Giờ đây, ba tháng sau khi biến mất khỏi tầm mắt của công chúng, có thể khẳng định rằng tướng Hà Vệ Đông đã bị thanh trừng. Sự việc đang làm dấy lên một loạt đồn đoán ở cả trong và ngoài Trung Quốc.

Sự sụp đổ của vị tướng có tầm ảnh hưởng lớn trong quân đội một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng nơi nguy hiểm nhất đối với các tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc không phải là sở chỉ huy chiến trường, nơi đạn có thể bay lạc, mà là cuộc chiến chính trị nội bộ, nơi người ta có thể mất đi tất cả. Continue reading “Cuộc chiến chính trị khốc liệt bên trong quân đội Trung Quốc”

Đài Loan chỉ còn 12 đối tác ngoại giao. Ai sẽ là người bỏ rơi họ tiếp theo?

Nguồn: Nathan Attrill, “Taiwan has 12 diplomatic partners left. Who’ll drop it next?”, The Strategist, 12/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Đằng sau cuộc chiến công khai của Đài Loan để được quốc tế công nhận là một cuộc cạnh tranh song song tại các quốc gia rải rác khắp Caribe và Thái Bình Dương. Đây là chiến dịch không ngừng nghỉ của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao—từng quốc gia một—cho đến khi Đài Bắc không còn quốc gia nào chính thức công nhận và không còn tiếng nói quốc tế. Kể từ năm 2016, Đài Loan đã mất đi sự công nhận của 10 quốc gia về tay Trung Quốc; chỉ còn 12 quốc gia. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu con số đó có giảm nữa hay không, mà là quốc gia nào sẽ rời bỏ tiếp theo. Continue reading “Đài Loan chỉ còn 12 đối tác ngoại giao. Ai sẽ là người bỏ rơi họ tiếp theo?”

Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ

Nguồn: Robert O. Keohane và Joseph S. Nye, Jr., “The End of the Long American Century”, Foreign Affairs, 02/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump và nguồn gốc của quyền lực Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng thực hiện những nỗ lực song song: vừa muốn đặt nước Mỹ lên trên thế giới, vừa muốn tách rời đất nước khỏi những ràng buộc quốc tế. Ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình bằng cách phô trương quyền lực cứng của Mỹ, đe dọa chiếm quyền kiểm soát Greenland của Đan Mạch, và ám chỉ rằng ông sẽ lấy lại Kênh đào Panama. Ông cũng thành công trong việc sử dụng lời đe dọa áp đặt thuế quan trừng phạt để gây sức ép lên Canada, Colombia, và Mexico về vấn đề nhập cư. Ngoài ra, ông còn rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Và vào tháng 4, ông khiến thị trường toàn cầu hỗn loạn khi công bố các mức thuế quan sâu rộng đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông lại thay đổi chiến thuật, rút lại hầu hết các mức thuế bổ sung, dù vẫn tiếp tục thúc đẩy cuộc thương chiến với Trung Quốc – mặt trận trung tâm trong cuộc tấn công hiện tại của ông chống lại đối thủ chính của Washington. Continue reading “Hồi kết cho thế kỷ dài của nước Mỹ”

Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?

Nguồn: Al Mauroni và Glenn Cross, “Will China Force a Rethink of Biological Warfare?”, War on the Rocks, 10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Bộ Quốc phòng Mỹ có còn đang chuẩn bị cho chiến tranh sinh học như thể vẫn là năm 1970?

Khi chuẩn bị cho chiến tranh sinh học, hầu hết các quốc gia đều hình dung các kịch bản trong đó kẻ thù công khai phun các chất hóa học truyền thống trên diện rộng để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những khả năng mang tính cách mạng trong khoa học đời sống và công nghệ sinh học đã làm thay đổi mối đe dọa. Cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc, kết hợp với các công nghệ mới nổi này, cho thấy những điểm yếu mới của các lực lượng phương Tây mà cho đến nay vẫn chưa được thừa nhận đầy đủ. Phần lớn là do chính phủ Mỹ tiếp tục dựa vào chiến lược chống vũ khí hủy diệt hàng loạt của thế kỷ 20. Đặc biệt, vì Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân lớn, nước này không thể bị đe dọa sau khi sử dụng vũ khí sinh học dễ dàng như một quốc gia phi hạt nhân. Với những điểm này, liệu Trung Quốc có thể bị răn đe không sử dụng các loại vũ khí sinh học tiên tiến như vậy trong một cuộc khủng hoảng khu vực ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là một cuộc xâm lược Đài Loan? Và nếu không, liệu có thể giảm thiểu thiệt hại từ một kịch bản như vậy không? Continue reading “Trung Quốc đang buộc chúng ta xem xét lại về chiến tranh sinh học?”

Mỹ chưa hiểu về đảng tịch của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Washington Doesn’t Understand About CCP Membership”, Foreign Policy, 10/06/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dựa trên mối liên hệ của sinh viên với đảng mà nhắm đến họ, nhìn chung là một sai lầm.

Tiêu điểm tuần này: Chính quyền Trump đảo ngược chính sách thị thực cho sinh viên Trung Quốc; Đàm phán thương mại Mỹ – Trung được nối lại ở London; Một thẩm phán Bắc Kinh biển thủ công quỹ.

Washington bị ám ảnh bởi vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông liên tục thay đổi quan điểm về việc hạn chế thị thực cho sinh viên Trung Quốc. Ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố sẽ “tích cực thu hồi” các thị thực này, nhất là đối với những sinh viên có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Mỹ chưa hiểu về đảng tịch của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang hình thành của chính quyền Trump 2.0

Tác giả: Ngô Di Lân & Hoàng Hiền Thương

Vào ngày 31/5/2025, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, đánh dấu tuyên bố chính sách đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ hai đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AĐD-TBD). Bài phát biểu của ông Hegseth dường như hé lộ một cách tiếp cận mạnh mẽ và quyết liệt hơn của Mỹ đối với khu vực, nhưng đồng thời đặt ra những lo ngại về tác động của cách tiếp cận này đối với cấu trúc an ninh khu vực. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang hình thành của chính quyền Trump 2.0”

Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine không quan trọng đến thế

Nguồn: Stephen M. Walt, “Ukraine’s Drone Attack Doesn’t Matter,” Foreign Policy, 09/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thật không may, chiến dịch ngoạn mục này không thay đổi được thực tế cơ bản.

Chiến dịch Spider’s Web (Mạng Nhện) – cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đầy kịch tính và gây sốc của Ukraine vào các căn cứ không quân nằm sâu bên trong nước Nga – đã minh họa một số chủ đề đặc trưng cho cuộc chiến kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược bất hợp pháp vào năm 2022. Đây là một ví dụ về sự bền bỉ, sáng tạo, và táo bạo của Ukraine, những phẩm chất đã khiến Moscow ngạc nhiên nhiều hơn một lần. Nó cho thấy sự bất tài và tự mãn của giới an ninh quốc gia và tình báo Nga, những cơ quan đã không thể lường trước hoặc phát hiện ra nỗ lực của Ukraine khi họ đưa hơn 100 máy bay không người lái gây chết người và các thiết bị điều khiển từ xa vào sâu trong lãnh thổ Nga, đến gần các căn cứ không quân nơi máy bay ném bom chiến lược được triển khai. Hiệu suất trên chiến trường của Nga đã được cải thiện so với những ngày đầu của cuộc chiến, nhưng bộ máy an ninh quốc gia của nước này vẫn dễ bị tổn thương. Continue reading “Cuộc tấn công bằng drone của Ukraine không quan trọng đến thế”

Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số

Nguồn: Rohit Chopra, “Stablecoins Come at a Price,” Foreign Policy, 05/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc mở rộng quy mô của đồng đô la kỹ thuật số sẽ trao nhiều quyền lực hơn vào tay các ông trùm công nghệ và có khả năng làm suy yếu an ninh Mỹ.

Dù các đảng phái lớn trong Quốc hội Mỹ hiện nay hiếm khi đồng thuận với nhau, nhưng có một vấn đề mà tất cả đều quan tâm: stablecoin. Các chính trị gia ở cả hai đảng đều muốn đẩy nhanh quá trình phát triển stablecoin để củng cố vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Khác với các tài sản đầu cơ có giá trị biến động, stablecoin được thiết kế để luôn có giá trị là 1 đô la – đúng như tên gọi của nó là “đồng tiền ổn định” (stable). Stablecoin có tiềm năng khắc phục các vấn đề trong hệ thống thanh toán của Mỹ, nhưng cuộc tranh luận về việc sử dụng nó hiện chỉ gói gọn trong bối cảnh chính sách tiền mã hóa và những cáo buộc xung đột lợi ích nhắm vào gia đình Tổng thống Donald Trump. Những nhân vật hàng đầu ủng hộ tiền mã hóa, với sự hỗ trợ của chính quyền Trump, đang gây sức ép toàn diện để thay đổi luật pháp Mỹ nhằm cấp phép hoạt động quốc gia cho việc phát hành stablecoin. Continue reading “Rủi ro từ việc mở rộng quy mô đồng đô la kỹ thuật số”

Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc

Nguồn:The mystery of China’s missing military”, The Economist,  10/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Quân đội Trung Quốc chưa bao giờ giỏi giao tiếp. Trong suốt 15 năm chuyên mục của chúng tôi đưa tin từ Bắc Kinh, cách duy nhất để yêu cầu bình luận từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc là gửi fax. Phản hồi thường mất vài tuần, nếu có. Các cuộc họp báo thường kỳ mà họ tổ chức vào năm 2011 vẫn bị chi phối bởi các câu hỏi đã được sắp đặt trước từ truyền thông nhà nước. Các quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) phải có sự cho phép đặc biệt để nói chuyện với người nước ngoài. Và những quân nhân được phép nói chuyện với người nước ngoài thường là những chuyên gia “xử lý người ngoài” được đào tạo đặc biệt để quản lý các cuộc tiếp xúc với người bên ngoài—và tiết lộ càng ít thông tin về PLA càng tốt. Continue reading “Sự vắng mặt bí ẩn của quan chức quân đội Trung Quốc”

Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “What Musk can learn from Ma and Khodorkovsky,” Financial Times, 09/06/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong cuộc đối đầu quyền lực giữa một nhà lãnh đạo quốc gia và một tỷ phú, chính trị gia luôn là người chiến thắng.

Tom Wolfe từng đặt ra thuật ngữ “những bậc thầy của vũ trụ” như một cách để châm biếm giới tài phiệt Phố Wall. Elon Musk có lẽ đã hiểu cụm từ này theo nghĩa đen khi ông nuôi hy vọng “thuộc địa hóa” Sao Hỏa.

Nhưng Musk vừa phải trở về mặt đất theo một cách phũ phàng. Sau khi bất hòa với Donald Trump, người đàn ông giàu nhất thế giới đã nhận ra rằng mình thậm chí còn không phải là chủ nhân của Washington – chứ đừng nói đến vũ trụ. Continue reading “Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk”

Đã đến lúc đồng minh của Mỹ tự cứu lấy mình

Nguồn: Malcolm Turnbull, “America’s Allies Must Save Themselves”, Foreign Affairs, 06/06/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Kể từ khi trở lại nhiệm sở, Tổng thống Donald Trump đã tấn công trật tự thế giới do Mỹ tạo ra sau Thế chiến II. Ông đã thách thức chủ quyền của các đồng minh và đối tác bằng cách đe dọa mua Greenland, sáp nhập Canada và chiếm Kênh đào Panama. Cuộc chiến thương mại toàn cầu của ông được thiết kế để mang lại lợi ích cho Mỹ bất chấp tổn hại đến tất cả các đối tác thương mại. Ông đã rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới. Thông qua việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, chính quyền Trump đã từ bỏ các cam kết lưỡng đảng lâu đời đối với phát triển quốc tế. Và cách ông hành xử với Ukraine – nỗ lực của ông nhằm dồn người Ukraine vào một thỏa thuận hòa bình thay vì sử dụng sức mạnh của Mỹ để buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán – đã làm bẽ mặt bên yếu hơn và bị hại, đồng thời lấy lòng kẻ xâm lược. Continue reading “Đã đến lúc đồng minh của Mỹ tự cứu lấy mình”

Các kịch bản và động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025

Nguồn: Michael Pettis, “How to Predict China’s Economic Performance for 2025: A Sectoral Approach”, Carnegie China, 21/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Tăng trưởng GDP ở Trung Quốc về cơ bản rất khác so với phần lớn các quốc gia.

Cứ vài tuần hoặc vài tháng một lần, các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng toàn cầu lớn lại cập nhật các dự báo về tăng trưởng GDP của Trung Quốc và điều chỉnh chúng theo số liệu mới. Trong năm 2025, vòng lặp điều chỉnh này vẫn tiếp tục diễn ra theo khuôn mẫu quen thuộc: các mức dự báo được điều chỉnh tăng hoặc giảm dựa trên số liệu hàng tháng, chuyển dịch động lực thương mại toàn cầu, hoặc dựa trên những động thái chính sách của Bắc Kinh. Continue reading “Các kịch bản và động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025”

Đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung sẽ cải thiện quan hệ Trung-Hàn?

Nguồn: Hwang Jae-ho, 黄载皓:未来中韩关系的走向,可能与这一群体脱不开干系, Guancha, 05/06/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Bế tắc chính trị kéo dài suốt sáu tháng qua ở Hàn Quốc cuối cùng đã khép lại khi ứng cử viên của Đảng Dân chủ Đồng hành (DPK) Lee Jae-myung đắc cử tổng thống mới của Hàn Quốc với 49,42% số phiếu bầu.

Sự kiện này đánh dấu việc Hàn Quốc sẽ bước vào một giai đoạn mới của chính trường quốc nội trong cái được gọi là “kỷ nguyên Lee Jae-myung”. Không chỉ vậy, đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung còn được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để quan hệ Trung-Hàn đạt được ổn định và cải thiện, đồng thời tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện địa chính trị của khu vực Đông Bắc Á. Continue reading “Đường lối ngoại giao thực dụng của Lee Jae-myung sẽ cải thiện quan hệ Trung-Hàn?”

Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Question mark hangs over Xi Jinping regime’s strength,” Nikkei Asia, 05/06/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc giữ im lặng về việc liệu có cuộc họp quan trọng nào của Bộ Chính trị được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Trong một diễn biến kỳ lạ làm dấy lên câu hỏi về sức mạnh và sự ổn định của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các phương tiện truyền thông chính thức đã không đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc liệu có cuộc họp hàng tháng quan trọng nào được tổ chức vào tháng 5 hay không.

Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm 24 quan chức cấp cao nhất của đảng, được cho là sẽ nhóm họp mỗi tháng một lần. Khi cơ quan này họp vào ngày 25/04, Tân Hoa Xã đã đưa tin về cuộc họp ngay cuối ngày hôm đó. Continue reading “Nghi vấn về sức mạnh của chế độ Tập Cận Bình”