Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

Nguồn: Salil Tripathi, “Gautam Adani and the New Indian Capitalism,” Foreign Policy, 26/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gautam Adani xuất thân từ Gujarat, Ấn Độ, nhưng ông lại giống với các ông trùm Đông Nam Á trong quá khứ, những người đã thành lập các công ty độc quyền thông qua sự bảo trợ chính trị.

Mọi việc đã từng rất tốt đẹp đối với Gautam Adani. Năm 2022, ông trở thành người giàu thứ hai thế giới. Đầu năm nay, tờ India Today vinh danh ông là người đàn ông của năm với một bộ hồ sơ bóng bẩy, đi kèm là danh hiệu “vua tăng trưởng”. Hồi tháng 1, Tập đoàn Adani dự kiến sẽ thực hiện đợt chào bán cổ phiếu tiếp theo với hy vọng thu được 2,4 tỷ USD. Vị doanh nhân và tập đoàn của ông dường như bất khả chiến bại. Đọc tiếp “Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Đọc tiếp “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến

Nguồn: Derek Grossman, “Modi’s Multipolar Moment Has Arrived,” Foreign Policy, 06/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đang được cả hai phe săn đón, Ấn Độ rõ ràng là ngư ông đắc lợi trong cuộc chiến của Nga.

Trong mọi cuộc khủng hoảng, luôn có ai đó được hưởng lợi. Trong trường hợp cuộc xâm lược Ukraine của Nga, người đó là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bằng cách từ chối lên án Moscow và tham gia các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu, Modi đã nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Các cường quốc khác – Mỹ, Nga, và Trung Quốc – đều đang ráo riết lấy lòng Ấn Độ, hy vọng sẽ loại bỏ lợi thế chiến lược của các đối thủ của họ. Một khi trở thành tâm điểm chú ý, Modi và chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông chắc chắn sẽ tìm cách duy trì động lực này. Nhiều khả năng, mục tiêu của họ sẽ là xây dựng vai trò siêu cường độc lập cho Ấn Độ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống quốc tế đa cực, và sau cùng là củng cố vị thế mới của nước này bằng chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đọc tiếp “Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến”

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

Nguồn: Ukraine-Krieg: China abkoppeln? Europas neues Bewusstsein für Asien – WELT, 7/5/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Phần lớn nền kinh tế Nga đã bị loại khỏi hệ thống kinh tế phương Tây. Đức và EU đang chịu một áp lực lớn nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi Nhật Bản là một đồng minh chủ chốt, thì một liên minh đáng mong muốn khác lại tiềm ẩn những rủi ro mới.

Khi Trung Quốc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, châu Âu đã tìm kiếm các đồng minh ở những khu vực khác của châu Á. Trong tuần tới, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen dự kiến ​​sẽ đến Tokyo để cùng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Nhật Bản. Điều này đã được tiết lộ bởi hai nhà ngoại giao giấu tên, qua đó xác nhận thông tin từ báo chí Nhật Bản về cuộc họp. Đây là lần đầu tiên bộ đôi này bay đến Đông Á cùng nhau kể từ khi họ nắm quyền lãnh đạo EU không lâu trước khi bùng phát đại dịch corona. Đọc tiếp “Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á”

Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?

Nguồn:  Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo của nước này giữa lúc Bắc Kinh tìm kiếm một tuyến đường nhanh hơn để đến Ấn Độ Dương.

Hãy quên đi cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có một cuộc chiến “nóng” hơn nhiều đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng tại vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Trên biển, Trung Quốc đang cố gắng bao vây Ấn Độ bằng một loạt các liên minh và căn cứ hải quân được biết đến với tên gọi “Chuỗi ngọc trai”. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong chiến lược thống trị Ấn Độ Dương và cả Ấn Độ chính là eo biển Malacca, một đường biển hẹp ngăn cách Singapore và Sumatra nơi rất nhiều tuyến giao thông hàng hải phải đi qua. Đọc tiếp “Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?”

Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s strategic options for dealing with China”, The Strategist, 10/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Sau cuộc đụng độ tháng trước tại cao nguyên Galwan thuộc vùng Ladakh làm 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng (số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng không được công bố), hai nước đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dai dẳng kéo dài trên tuyến tranh chấp thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngay cả khi có nhiều báo cáo cho rằng hai bên đã rút quân tại khu vực xảy ra đổ máu. Quan trọng hơn, cuộc giao tranh mới đây cho thấy một xu hướng dịch chuyển trên quy mô lớn đối với địa chính trị châu Á.

Nhìn sơ qua, nhận định này có vẻ hơi quá đà. Dù gì thì Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng dùng quả đấm để nói chuyện với nhau trong quá khứ. Mặc dù hai nước chưa đạt được một sự dàn xếp căn cơ đối với đường biên giới dài 3.500 km đang tranh chấp, nhưng không bên nào nổ súng qua bên kia Đường kiểm soát thực tế (LAC) trong suốt 45 năm qua. Trong khi đó, thương mại song phương đã tăng lên mức 92,5 tỉ USD trong năm 2019 so với mức 200 triệu USD năm 1990. Đọc tiếp “Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc”

Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: KB Teo, “China-India Galwan Conflict: The Perils of Nationalism”, RSIS Commentary, 02/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Từ năm 1949, quan hệ Trung – Ấn đã luôn chông gai, trắc trở. Trong những năm 1950, hai nước cùng nhau theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Mối quan hệ này trở nên xấu đi với chiến tranh Trung – Ấn vào tháng 10/1962. Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện với các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào năm 2018 và 2019, tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa được giải quyết.

Vào ngày 16/06/2020, ẩu đả đẩm máu đã nổ ra giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại cao nguyên Galwan, Ladakh, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây cao 4.300 mét so với mặt nước biển với tuyết phủ trắng xoá các dãy núi.  Khu vực này nằm ngay cạnh Aksai Chin và sát tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Đọc tiếp “Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc”

Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn

Nguồn: Russell Goldman, “India-China Border Dispute: A Conflict Explained“, The New York Times, 17/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong vụ ẩu đả với phía Trung Quốc là cuộc đụng độ chết chóc nhất trong nhiều thập niên giữa hai quốc gia sỡ hữu vũ khí hạt nhân, nhưng đây không phải là lần đầu tiên.

Không có bên nào nổ súng trong cuộc đụng độ mặc dù đây là lần chạm trán dữ dội nhất trong nhiều thập niên giữa quân đội hai nước dọc đường biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya.

Thay vào đó, quân lính của hai quốc gia có vũ khí hạt nhân sử dụng vũ khí làm từ những gì tìm thấy được ở vùng đất khắc nghiệt cao 4.200m so với mực nước biển. Đọc tiếp “Lịch sử xung đột biên giới Trung – Ấn”

Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?

Nguồn: India and China have their first deadly clashes in 45 years”, The Economist, 16/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai đội quân đều có súng, pháo và xe tăng ở phía sau. Nhưng ở đằng trước, họ chỉ cầm gậy gộc và đá, khi màn đêm buông xuống vào ngày 15 tháng Sáu. Nhưng thế là đủ chết người. Khi cuộc ẩu đả kết thúc, và những tảng đá cuối cùng được ném đi, ít nhất 20 lính Ấn Độ nằm chết trong thung lũng Galwan đẹp như tranh vẽ trên núi Ladakh. Thương vong phía Trung Quốc vẫn chưa rõ bao nhiêu. Đây là những trường hợp tử vong do xung đột đầu tiên ở vùng biên giới nhiều đồi núi giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong 45 năm qua, chấm dứt kỷ nguyên mà trong đó hai cường quốc châu Á đã quản lý sự khác biệt giữa họ với nhau mà không phải đổ máu. Đọc tiếp “Xung đột chết người tại biên giới Trung – Ấn: Điều gì đang xảy ra?”

Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á

Tác giả: Robert D. Blackwill & Ashley J. Tellis | Giới thiệu: Ngọc Tú

Trong hai thập kỷ qua, Washington đã đặt nhiều hi vọng vào Ấn Độ trên vũ đài thế giới. Rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên, xét theo tất cả các biểu hiện bề ngoài, Ấn Độ là một cường quốc đã sẵn sàng. Và với tư cách là nền dân chủ lớn nhất thế giới, theo những hi vọng đó, nước này hứa hẹn sẽ trở thành đối tác quan trọng của Mỹ vào thời điểm cuộc cạnh tranh giữa các bên thách thức đang ngày càng gia tăng.

Gần 20 năm trước, cũng dựa trên những kỳ vọng như vậy, Washington đã bắt đầu giải quyết những bất đồng từ lâu đã kìm hãm mối quan hệ Mỹ-Ấn trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh và cho đến những năm 1990. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, các quan chức Mỹ không còn khăng khăng yêu cầu Ấn Độ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, cho phép Washington và New Delhi ký kết một thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt và mở đường cho các khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ – cả về ngoại giao, kinh tế và quân sự – nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Ấn Độ. Đọc tiếp “Ấn Độ: Hi vọng lớn nhất của Mỹ ở châu Á”

Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana (Kazakhstan) tháng 6 năm 2017, Ấn Độ và Pakistan được kết nạp, đưa số thành viên chính thức của SCO lên con số 8. Sau thượng đỉnh Astana, Quỹ Nghiên cứu Người Quan sát (Observer Research Foundation) của Ấn Độ tiến hành cuộc thảo luận rộng rãi về chuyên đề “Khuynh hướng của Ấn Độ sau khi gia nhập SCO” được đăng tải trên các trang mạng. Các cựu đại sứ của Ấn Độ, như Rakesh Sud, Ajai Malhotra, Puntsag Stobdan, Ashok Kant, Nandan Unnikrinshnan, có dịp bày tỏ quan điểm của mình tại cuộc thảo luận này. Đọc tiếp “Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”

Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?

Nguồn: Why are Indians falling out of love with gold?, The Economist, 20/05/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Lễ hội Akshaya Tritiya của người Hindu, được tổ chức vào ngày 07 tháng 05 năm nay, được coi là thời điểm tốt lành để mua vàng. Những hàng người bên ngoài các cửa hàng trang sức Ấn Độ trở nên dài đến nỗi các lều tạm đã được dựng lên để đáp ứng cơn sốt này. Nhân viên thu ngân đếm bằng tay hàng núi tiền trong điều kiện ồn ào như trong một nhà hàng thức ăn nhanh bận rộn. Các nhân viên bán hàng phục vụ một mức cầu cao đáng kể. Nhìn chung, người Ấn Độ mua nhiều vàng hơn bất kỳ dân tộc nào khác ngoại trừ người Trung Quốc (quốc gia này đã chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2014). Các hộ gia đình Ấn Độ được cho là có một kho vàng trị giá 800 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Ấn Độ đã không còn lớn như trước đây. Sức mua đối với kim loại quý này đã giảm khoảng một phần năm kể từ mức đỉnh vào năm 2010. Tại sao vàng lại mất đi sự huy hoàng của nó? Đọc tiếp “Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?”

Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Đọc tiếp “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan

Nguồn: Why Kashmir is the flashpoint for Indo-Pakistani confrontations”, The Economist, 01/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những ngày gần đây đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Pakistan và Ấn Độ trong hai thập niên qua. Một vụ đánh bom tự sát ở Kashmir (bởi một người Kashmir Ấn Độ), tiếp theo là các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của các máy bay chiến đấu Ấn Độ và Pakistan, đã khiến hai cường quốc có vũ khí hạt nhân đứng trước bờ vực của một cuộc đối đầu thảm khốc. Tại sao Kashmir là điểm nóng giữa hai nước? Đọc tiếp “Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan”

Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s China Problem in Pakistan”, Project Syndicate, 04/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta chỉ có thể hy vọng rằng những căng thẳng mới nhất giữa Ấn Độ và Pakistan, vốm nổ ra sau một cuộc tấn công khủng bố vào tháng trước giết chết hơn 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ và làm bị thương một số người khác ở quận Pulwama của bang Jammu và Kashmir, sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Nhưng dù cuộc khủng hoảng đang diễn ra có kết thúc như thế nào đi nữa, cuộc xung đột giữa hai nước đã đưa ra ánh sáng một nhân tố thứ ba: Trung Quốc.

Vụ tấn công mới nhất ở Jammu và Kashmir, giáp biên giới Pakistan, đã đặt ra những câu hỏi mới về việc Trung Quốc tiếp tục bảo vệ tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM) có trụ sở ở Pakistan. JeM đã nhanh chóng tuyên bố đứng đằng sau vụ đánh bom, được thực hiện bởi một kẻ đánh bom liều chết 21 tuổi, người đã kích nổ khoảng 300 kg RDX trong một cuộc tấn công vào một đoàn xe cảnh sát gồm 78 xe. Đọc tiếp “Trung Quốc: Cái gai của Ấn Độ ở Pakistan”

Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á

Tác giả: Rahul Mishra | Biên dịch: Đinh Nho Minh

East of India, South of China: Sino-Indian Encounters in Southeast Asia. Tác giả: Amitav Acharya. Oxford và New Delhi: Oxford University Press, 2017. Bìa cứng: 260 trang.

Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ qua. Sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á là một vấn đề được các học giả tranh cãi nhiều, đặc biệt là sau khi Ấn Độ bắt đầu chính sách “Hướng Đông” từ năm 1992 (đổi thành “Hành động Hướng Đông” năm 2014). Chính sách “Láng giềng tốt” và sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được khởi động gần đây càng đưa quan hệ Trung-Ấn vào tâm điểm.

Mặc dù đã có nhiều sách nghiên cứu về sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, hầu như toàn bộ những cuốn sách này chỉ nhìn từ phía New Delhi hoặc Bắc Kinh, hoặc cả hai. Trong bối cảnh đó, cuốn sách của Amitav Acharya mới mẻ ở chỗ nó nhìn vấn đề từ góc độ của Đông Nam Á. Vậy nên cuốn sách mới có tên Phía Đông Ấn Độ, Phía Nam Trung Quốc: Cạnh Tranh Trung-Ấn ở Đông Nam Á. Đọc tiếp “Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương

Tác giả: Dhruva Jaishankar | Biên dịch: Đinh Nho Minh

India and China at Sea: Competition for Naval Dominance in the Indian Ocean. David Brewster chủ biên. New Delhi: Oxford University Press, 2018. Bìa cứng: 256 trang.

Năm 2017, Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA-N) chính thức khai trương cảng hải quân tại nước ngoài đầu tiên dưới dạng một trạm tiếp tế ở Djibouti. Cho tới gần đây, Bắc Kinh luôn kiên quyết cho rằng họ sẽ không áp đặt ảnh hưởng quân sự trên trường quốc tế giống như Mỹ và các cường quốc khác đã làm. Tuy nhiên, giữa những năm 2000, người ta bắt đầu lo ngại về “chuỗi ngọc trai”, tên gọi của chuỗi các cảng có thể được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự được Trung Quốc xây hoặc đầu tư ở Ấn Độ Dương. Mặc dù có thể những mối lo ngại này hơi bị thổi phồng, nó vẫn có cơ sở. Ngoài Djibouti, việc Trung Quốc phát triển các cơ sở hạ tầng cảng khác ở những khu vực do Trung Quốc kiểm soát, cũng như sự tăng cường hoạt động của PLA-N ở khu vực Ấn Độ Dương, đã khiến nhiều nơi, trong đó có New Delhi, quan ngại về ý định của Bắc Kinh. Đọc tiếp “Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Đọc tiếp “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Đọc tiếp “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Đọc tiếp “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”