Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?

Nguồn: Edward White, “How China cornered the market for clean tech,” Financial Times, 09/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Phần thứ hai của loạt bài về năng lượng tái tạo cho thấy rằng Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, từ đó mang lại cho nước này đòn bẩy địa chính trị.

Cuối năm ngoái tại Bắc Kinh, các quan chức từ một số cơ quan công nghệ, thương mại, và quốc phòng của Trung Quốc đã được triệu tập tới một loạt các cuộc họp bí mật với một mục đích duy nhất: phản ứng trước những hạn chế sâu rộng của Mỹ về bán chip máy tính cho các công ty Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?”

Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu

Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023

Biên dịch: Lê Như Ngọc

Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”

Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới

Nguồn: The world’s interest bill is $13trn—and risingThe Economist.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau thập niên 2010 với lãi suất đầy ưu đãi, giá cả tăng cao đang khiến các ngân hàng trung ương trở nên bận rộn hơn. Trong quý đầu năm 2021, lãi suất chính sách ở 58 nền kinh tế giàu và mới nổi chỉ ở mức trung bình 2,6%. Nhưng đến quý cuối năm 2022, con số này đã tăng lên 7,1%. Trong khi đó, tổng nợ ở các nước trên cũng tăng lên mức 298 nghìn tỷ đô la, tương đương 342% tổng GDP, so với mức 255 nghìn tỷ đô la, tương đương 320% GDP thời trước đại dịch.

Thế giới càng mắc nợ nhiều thì càng nhạy cảm hơn với lãi suất tăng. Để đánh giá tác động của vay mượn và lãi suất tăng, The Economist đã ước tính hóa đơn lãi suất của các công ty, hộ gia đình và chính phủ ở 58 nước trên. Tổng cộng các nền kinh tế này chiếm hơn 90% GDP toàn cầu. Hóa đơn lãi suất của họ đạt 10,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2021, tương đương 12% GDP. Nhưng chỉ một năm sau, con số này đã lên tới 13 nghìn tỷ đô la, tương đương 14,5% GDP. Continue reading “Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới”

Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi

Nguồn: Matt Davls, “Is Rwanda in line to become one of Africa’s major tech hubs?”, Big Think, 18/10/2019.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Trong vài thập niên qua, Châu Phi đã và đang thay đổi. Bất chấp lịch sử các thất bại do chủ nghĩa thực dân, tham nhũng, và nội chiến, các quốc gia ở châu lục này đã bắt đầu chứng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài và hàng loạt công ty địa phương khởi nghiệp mới.

Cụ thể, bối cảnh công nghệ của Châu Phi dường như đặc biệt phát triển mạnh. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Partech Africa, các công ty công nghệ khởi nghiệp Châu Phi đã huy động được 1,163 tỷ đô la vốn cổ phần vào năm 2018, tăng 108% so với năm trước. Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung tại gần 450 trung tâm công nghệ rải rác khắp châu lục này. Hiện tại, Rwanda đang nỗ lực để nổi bật trong nhóm này. Continue reading “Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi”

Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm. Continue reading “Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?”

Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane

Nguồn: Aidan Arasasingham, Emily Benson, Matthew P. Goodman, và William A. Reinsch, “IPEF Advances at Negotiations in Brisbane,” CSIS, 16/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ngày 10 đến 15/12/2022 vừa qua, các nhà đàm phán thương mại đại diện cho 14 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã gặp nhau trong vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên của Khuôn khổ Kinh tế vì Sự Thịnh vượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) ở Brisbane, Australia. Sau sự kiện ra mắt vào tháng 5 tại Tokyo, cuộc họp quan chức cấp cao vào tháng 7 tại Singapore, và hội nghị bộ trưởng vào tháng 9 tại Los Angeles, vòng đàm phán kéo dài 6 ngày này tại Brisbane đã chứng kiến việc những bản dự thảo đầu tiên về một số trụ cột và chủ đề phụ được phát cho các bên làm cơ sở đàm phán IPEF. Continue reading “Cập nhật tiến độ đàm phán IPEF sau hội nghị ở Brisbane”

Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?

Nguồn: “What is a recession?”, The Economist, 12/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đây là một định nghĩa gây tranh cãi – và mang tính chính trị.

Những người biên tập Wikipedia không thể thống nhất với nhau về định nghĩa của “suy thoái” (recession). Tháng trước, trang web đã cấm những người dùng mới và chưa đăng ký không được chỉnh sửa chủ đề này trên trang của họ, sau màn tranh cãi gay gắt về việc liệu sự sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp có phải là chỉ dấu cho thấy một cuộc suy thoái hay không. Bài viết được chỉnh sửa 24 lần trước đó trong năm 2022, nhưng lên tới 180 lần trong vòng một tuần. Không chỉ giới hạn trong cộng đồng không chuyên có quan tâm đến kinh tế, cuộc tranh luận đã trở thành chủ đề trong những cuộc đối đầu chính trị. Vào ngày 12/8, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh thông báo rằng nền kinh tế của đất nước đã thu hẹp trong quý thứ hai của năm; các nhà dự báo kinh tế cho rằng sự sụt giảm sẽ còn tiếp tục ở phía trước. Vậy, điều gì tạo thành một cuộc suy thoái kinh tế? Continue reading “Thế nào gọi là suy thoái kinh tế?”

Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít

Nguồn: Anja EttelHolger Zschäpitz, “Atomkraft zurückholen, Fracking starten – Deutschland muss pragmatisch handeln”, WELT, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một cuộc phỏng vấn với WELT (Thế giới), Joseph Stiglitz khuyên nước Đức nên cởi mở hơn về các giải pháp năng lượng thay thế và để giảm nhẹ nỗi lo lắng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người đoạt giải Nobel cũng giải thích điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu Mỹ thực sự đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít.

Trước đó chúng tôi chỉ đề nghị một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 15 phút với Joseph Stiglitz tại cuộc họp năm nay của những người đoạt giải Nobel Kinh tế ở Lindau. Nhà kinh tế Hoa Kỳ được trao giải Nobel năm 2001 đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi về chiến tranh và lạm phát.

Đáng ngạc nhiên là Stiglitz lại tin vào châu Âu hơn là về quê hương Hoa Kỳ của ông. Ông khuyên chính phủ Đức hãy hành động một cách thực dụng hơn. Continue reading “Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?

Nguồn: Jim O’Neill, “The UK needs a coherent economic strategy,” Financial Times, 24/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Đảng Bảo thủ phải chọn ra một nhà lãnh đạo có thể mang đến giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề về năng suất.

Vậy là đã hơn 12 năm kể từ khi Đảng Bảo thủ giành lại quyền lực. Trong lúc các thành viên của đảng này cân nhắc về nhà lãnh đạo thứ tư của mình, đất nước đang khẩn thiết mong đợi sự lựa chọn của họ – thủ tướng tiếp theo – sẽ có tầm nhìn đáng tin cậy trong việc giải quyết những thách thức to lớn.

Hai ứng viên của vòng bỏ phiếu cuối cùng, Liz Truss và Rishi Sunak, phải suy nghĩ về cách họ vạch ra một con đường có tính xây dựng hơn cho Vương quốc Anh so với những gì đã được thực hiện sau sự tàn phá kinh tế của khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn là nền tảng cho chiến thắng bầu cử của Đảng Bảo thủ hai năm sau đó. Continue reading “Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”