Featured

Báo cáo Thường niên 2024 và Kêu gọi tài trợ năm 2025

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report 2024

II. Hoạt động năm 2024

Trong năm 2024, Dự án xuất bản tổng cộng 954 bài, đạt trung bình 2,61 bài/ngày so với 2,18 bài/ngày trong năm 2023. Tổng số lượt đọc của trang đạt 8,3 triệu so với 7 triệu lượt trong năm 2023. Continue reading “Báo cáo Thường niên 2024 và Kêu gọi tài trợ năm 2025”

Thế giới hôm nay: 29/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đài truyền hình quốc gia CBC của Canada đã công bố kết quả tổng tuyển cử với chiến thắng thuộc về Đảng Tự do của Mark Carney. Hiện chưa rõ đảng này có giành đủ số ghế để thành lập chính phủ đa số hay không. Dù vậy, chiến thắng của Đảng Tự do vẫn là một cuộc lội ngược dòng ấn tượng. Chỉ mới tháng 12 năm ngoái, đảng này còn bị dẫn tới 24 điểm trong các cuộc thăm dò, trước khi Justin Trudeau tuyên bố ý định từ chức thủ tướng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài ba ngày của Nga là “một nỗ lực thao túng khác” và kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn ngay lập tức. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố ngừng bắn tại Ukraine từ ngày 8 tháng 5 trùng dịp kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ Hai tại châu Âu. Trong thời gian này, ông Putin dự kiến sẽ đón tiếp các lãnh đạo nước ngoài — bao gồm cả chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình — đến dự các sự kiện tưởng niệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2025”

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Tác giả: TS. Vũ Lê Thái Hoàng & TS. Ngô Di Lân

Những diễn biến lớn gần đây, từ đại dịch Covid-19 đến xung đột Nga-Ukraine, cũng như căng thẳng ở eo biển Đài Loan, là lời nhắc nhở rõ ràng về sự bất định cố hữu trong quan hệ quốc tế.

Ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy sự cấp thiết phải theo đuổi tự chủ chiến lược (TCCL) như một phản ứng thiết yếu trước môi trường quốc tế ngày càng biến chuyển khó lường.

Điều này là do mức độ tự chủ cao hơn cho phép các quốc gia kiểm soát tốt hơn các quyết sách đối ngoại của mình, từ đó giảm thiểu rủi ro đến từ môi trường quốc tế đầy biến động. Đối với các quốc gia vừa và nhỏ, TCCL được cho là phản ứng phù hợp nhất trước những thách thức và bất ổn đang gia tăng, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định”

Trump đang để mất Châu Á

Nguồn: Robert A. Manning, “Trump Is Losing Asia,” Foreign Policy, 21/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thiếu mạch lạc đang thúc đẩy sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Trong hơn một thập kỷ qua, động lực an ninh và kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương đã đi theo những hướng ngược nhau. Căng thẳng địa chính trị và chủ nghĩa dân tộc mang tính cạnh tranh đã củng cố vai trò của Mỹ như một người bảo đảm an ninh, trong khi sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đã khiến các nền kinh tế khu vực tích hợp chặt chẽ hơn với nhau và với chính Trung Quốc, đồng thời kéo chúng xa khỏi Mỹ, như Evan Feigenbaum và tôi từng lập luận 13 năm trước. Continue reading “Trump đang để mất Châu Á”

Thế giới hôm nay: 28/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông tin Volodymyr Zelensky sẵn sàng từ bỏ Crimea cho Nga như một phần của thỏa thuận hòa bình — mặc dù tổng thống Ukraine đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này. Trong khi đó, Sergey Lavrov tuyên bố nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia do Nga kiểm soát ở Ukraine đang “được kiểm soát rất tốt.” Ngoại trưởng Nga đưa ra phát biểu này khi đang phản hồi về đề xuất của ông Trump rằng Ukraine và Mỹ có thể cùng quản lý nhà máy sau một lệnh ngừng bắn.

Các công tố viên Canada đã buộc tội Kai-Ji Adam Lo, một cư dân 30 tuổi ở Vancouver, với cáo buộc giết ít nhất 11 người và làm hàng chục người khác bị thương sau khi anh ta lái xe lao vào đám đông tại một lễ hội đường phố của cộng đồng Philippines. Cảnh sát cho biết đây “không phải là hành động khủng bố” và rằng tài xế có tiền sử bệnh tâm thần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2025”

Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên của cuộc chiến thuế quan

Nguồn: John Ross, 罗思义:拜特朗普关税战所赐,中国对美经济增速优势扩大, Guancha, 17/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong vòng đối đầu đầu tiên, Trung Quốc đã giành chiến thắng mang tính giai đoạn

Trong năm 2025, lợi thế tăng trưởng của Trung Quốc so với Mỹ sẽ được nới rộng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong bối cảnh chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ, lợi thế tăng trưởng của Trung Quốc so với Mỹ sẽ càng được củng cố hơn nữa. Điều này sẽ gây ra những tác động quốc tế đáng kể đến cuộc chiến thuế quan của Trump, và do đó trở thành một thực tế quan trọng để đánh giá tình hình quốc tế. Continue reading “Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên của cuộc chiến thuế quan”

Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga

Nguồn: Alexander Gabuev, “The Russia That Putin Made,” Foreign Affairs, 17/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow, phương Tây, và việc chung sống không ảo tưởng.

Cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm thay đổi tiến trình lịch sử. Tất nhiên, tác động trực tiếp nhất là đối với những người dân Ukraine đang phải chịu đựng hành động xâm lược tàn bạo này. Nhưng cuộc chiến cũng đã thay đổi chính nước Nga, nhiều hơn những gì người ngoài cuộc có thể hiểu được. Không có lệnh ngừng bắn nào – ngay cả khi đó là lệnh ngừng bắn được làm trung gian bởi một tổng thống Mỹ yêu mến người đồng cấp Nga của mình – có thể đảo ngược việc Putin biến đối đầu với phương Tây thành nguyên tắc tổ chức cho cuộc sống của người Nga. Cũng không có sự chấm dứt hành động thù địch nào ở Ukraine có thể đảo ngược quan hệ sâu sắc của đất nước ông với Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga”

27/04/1865: Tàu hơi nước Sultana phát nổ khiến 1.700 người tử vong

Nguồn: Sultana steamship explosion kills 1,700, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tàu hơi nước Sultana đã phát nổ trên Sông Mississippi gần Memphis, khiến 1.700 hành khách tử vong, trong đó có nhiều lính Liên minh miền Bắc vừa giải ngũ. Cho đến nay, vụ tai nạn vẫn được xem là thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Sultana được hạ thủy tại Cincinnati vào năm 1863. Con tàu dài gần 80m và có sức chứa được phép là 376 hành khách và thủy thủ đoàn. Nó đã sớm được sử dụng để chuyên chở binh sĩ và vật tư tiếp tế dọc theo hạ lưu sông Mississippi. Continue reading “27/04/1865: Tàu hơi nước Sultana phát nổ khiến 1.700 người tử vong”

Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung

Nguồn: James Palmer, “Countries Face Pressure to Pick Sides in U.S.-China Trade War”,  Foreign Policy, 22/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh và Washington đang đặt các bên thứ ba vào thế khó.

Tiêu điểm tuần này: Thương chiến Mỹ – Trung khiến các nước lâm vào thế khó; Thoả thuận giữa Trung Quốc và Vatican lung lay sau sự ra đi của Giáo hoàng Francis; Các ứng dụng giao đồ ăn Trung Quốc tranh giành thị phần.

Mỹ – Trung đặt áp lực lên đối tác thương mại

Trước tình hình thương chiến Mỹ – Trung vẫn chưa đến hồi kết, cả hai bên đều đang tìm cách gây sức ép lên các bên thứ ba, buộc họ phải chọn phe. Mỹ hứa hẹn có thể giảm thuế – vốn đang ở mức cơ bản 10% cho đến khi thời hạn 90 ngày tạm hoãn thuế kết thúc vào tháng Bảy tới – cho những nước nào sẵn sàng hạn chế giao thương và đầu tư với Trung Quốc. Continue reading “Các nước đứng trước áp lực chọn phe trong thương chiến Mỹ – Trung”

26/04/1777: Quân Anh tấn công Danbury, Connecticut

Nguồn: British rampage Danbury, Connecticut, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Tướng William Tryon đã tấn công thị trấn Danbury, Connecticut, và bắt đầu phá hủy mọi thứ mà họ nhìn thấy. Gần như không vấp phải sự kháng cự nào từ phe Ái Quốc, những người lính Anh đã tàn phá, đốt cháy nhà cửa, trang trại, kho hàng, và hơn 1.500 túp lều.

Vụ phá hoại của quân Anh đã kéo dài gần một tuần trước khi tin tức này đến tai các nhà lãnh đạo của Quân đội Lục địa, trong đó có Tướng Benedict Arnold, người đang đồn trú tại New Haven gần đó. Cùng với Tướng David Wooster và Tướng Gold Silliman, Arnold đã dẫn đầu một đội quân hơn 500 lính Mỹ bất ngờ tấn công quân Anh ngay khi họ bắt đầu rút khỏi Danbury. Continue reading “26/04/1777: Quân Anh tấn công Danbury, Connecticut”

Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc

Nguồn:Pity American firms in China. Xi Jinping is hitting back”, The Economist, 15/04/2025.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia ở Washington có thể bị nhầm là những người vận động hành lang cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc. Họ thúc đẩy đất nước này mở cửa cho các ngân hàng, máy bay và chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ. Ví dụ, Boeing, một nhà sản xuất máy bay của Mỹ, bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ Trung Quốc ngay sau khi Richard Nixon đến thăm nước này vào năm 1972. Hiện tại, nhiều giám đốc điều hành người Mỹ tại Trung Quốc tin rằng họ đang chứng kiến ​​chính phủ của mình phá bỏ phần lớn thành quả đó. Continue reading “Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty Mỹ tại Trung Quốc”

Học thuyết pháp lý bảo thủ này sẽ ngáng đường Tổng thống Trump?

Nguồn: Aaron Tang, “Will This Conservative Legal Doctrine Undo Trump’s First Months in Office?, New York Times, 20/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một học thuyết pháp lý được những nhân vật bảo thủ tại Tối cao Pháp viện Mỹ ủng hộ nhằm hạn chế phạm vi hoạt động của các cơ quan quản lý giờ đây đang được những người phản đối Tổng thống Trump sử dụng để thách thức những tuyên bố không có hồi kết của ông về quyền lực của tổng thống.

Quả là một cú xoay chuyển tình thế. Continue reading “Học thuyết pháp lý bảo thủ này sẽ ngáng đường Tổng thống Trump?”

Trump, Vance, và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump, Vance and the attack on American universities,” Financial Times, 21/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cáo buộc bài Do Thái của Nhà Trắng chỉ là một chiến thuật vụ lợi nhằm theo đuổi một cuộc tấn công rộng hơn vào quyền tự do học thuật.

Giờ đây, mọi chuyện hẳn đã rõ ràng. Cuộc tấn công của chính quyền Trump vào các trường đại học Mỹ không nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, mà là nỗ lực đưa các tổ chức nuôi dưỡng tư duy độc lập vào tầm kiểm soát của chính phủ.

Theo phong trào của Trump, các trường đại học là trái tim của giới tự do của Mỹ. Nếu muốn đánh bại chủ nghĩa tự do, các trường đại học hàng đầu cần phải bị hạ gục. Continue reading “Trump, Vance, và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ”

Thế giới hôm nay: 24/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cáo buộc ông làm suy yếu đàm phán hòa bình. Trước đó, ông Zelensky đã kêu gọi một “lệnh ngừng bắn vô điều kiện,” bác bỏ một đề xuất của Mỹ vốn sẽ công nhận việc Nga sáp nhập Crimea và cấm Ukraine gia nhập NATO. Phó tổng thống Mỹ, J.D. Vance, cho biết Mỹ sẽ “rút lui” nếu Ukraine và Nga không đạt được thỏa thuận.

Ủy ban châu Âu đã phạt Apple và Meta tổng cộng 700 triệu euro (798 triệu USD) vì không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, một luật nhằm ngăn các công ty công nghệ cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan hành pháp của EU cho biết các hạn chế trong App Store của Apple và mô hình “đồng ý hoặc trả tiền” của Meta là phản cạnh tranh. Joel Kaplan, giám đốc phụ trách toàn cầu của Meta, cáo buộc EU “cố tình kìm hãm các doanh nghiệp thành công của Mỹ.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/04/2025”

Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 14-15/4/2025, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm thu hút nhiều chú ý tới Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của ông trong vòng chưa đầy 18 tháng. Chuyến thăm này, một phần của chuyến công du Đông Nam Á bao gồm cả Malaysia và Campuchia, chứng kiến ông ​​Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, bao gồm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ký hàng chục thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quan hệ kinh tế. Trong bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao với cả hai nước, chuyến thăm dường như báo hiệu một đỉnh cao mới trong quan hệ Việt -Trung, với cả hai bên nhấn mạnh sự đoàn kết và lợi ích kinh tế chung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài ngoại giao hào nhoáng này là những căng thẳng dai dẳng, đáng chú ý nhất là về tranh chấp Biển Đông và việc trung chuyển hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam, cho thấy chuyến thăm này không phải là một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Continue reading “Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn”

23/04/1985: Coca Cola ra mắt New Coke nhưng nhanh chóng thất bại

Nguồn: New Coke debuts, one of the biggest product flops in history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, Coca-Cola tuyên bố rằng họ sẽ thay đổi công thức của loại nước giải khát đặc trưng của công ty lần đầu tiên sau 99 năm. Chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, phiên bản New Coke ngọt hơn đã vấp phải sự phản đối dữ dội của người tiêu dùng, mà các chuyên gia gọi là sai lầm tiếp thị của thế kỷ.

Coca-Cola, từng là công ty nước giải khát bán chạy nhất thế giới, đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ đối thủ Pepsi, và họ muốn tái tạo năng lượng cho thương hiệu. Trong các cuộc nếm thử mù, người tiêu dùng thường thích New Coke hơn Pepsi và Coke nguyên bản. Continue reading “23/04/1985: Coca Cola ra mắt New Coke nhưng nhanh chóng thất bại”

Thế giới hôm nay: 23/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng từ cuộc chiến thương mại do Donald Trump phát động. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ năm 2025 từ 2,7% xuống còn 1,8% và cũng giảm dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc, Ấn Độ, và nhóm G7. Quỹ này cho biết lạm phát và bất ổn kinh tế đã làm tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ từ 25% lên gần 40%.

Hơn 20 người đã bị bắn chết khi đang tham quan một địa điểm du lịch ở Pahalgam, một thị trấn thuộc phần lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào dân thường trong nhiều năm qua ở khu vực Himalaya vốn thường xuyên xảy ra bạo lực ly khai. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm. Cảnh sát và binh sĩ đang truy lùng thủ phạm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2025”

Sáp nhập tỉnh thành: Cuộc cách mạng mới của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong bức tranh hành chính của Việt Nam khi thông qua một kế hoạch toàn diện nhằm giảm số lượng tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương từ 63 xuống còn 34 thông qua sáp nhập. Ban Chấp hành cũng bật đèn xanh cho việc bãi bỏ chính quyền cấp huyện để thiết lập hệ thống chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm cấp  tỉnh và cấp xã. Số lượng các xã, hiện lớn hơn 10.000, sẽ được tinh gọn 60–70% . Việc tinh gọn này sẽ được áp dụng cho hệ thống ngành dọc của các cơ quan và thể chế nhà nước, bao gồm lực lượng quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát và các tổ chức quần chúng, khi các cơ quan cấp huyện của các ngành này sẽ bị xóa bỏ. Continue reading “Sáp nhập tỉnh thành: Cuộc cách mạng mới của Việt Nam”

Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump

Nguồn: Yuval Noah Harari, “Yuval Noah Harari: Trump’s world of rival fortresses,” Financial Times, 18/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà sử học, triết gia, và tác giả Yuval Noah Harari bình luận về quan điểm của Tổng thống Mỹ về tình trạng hỗn loạn toàn cầu hậu tự do, trong đó kẻ yếu luôn phải đầu hàng kẻ mạnh.

Điều đáng ngạc nhiên về các chính sách của Donald Trump là mọi người vẫn còn ngạc nhiên về chúng. Các tít báo luôn thể hiện sự sững sờ và hoài nghi bất cứ khi nào Trump tấn công một trụ cột khác của trật tự tự do toàn cầu – chẳng hạn như bằng cách ủng hộ các yêu sách của Nga đối với lãnh thổ Ukraine, cân nhắc việc sáp nhập Greenland, hoặc gây hỗn loạn tài chính bằng các thông báo về thuế quan. Tuy nhiên, các chính sách của ông rất nhất quán và tầm nhìn của ông về thế giới đã được xác định rõ ràng, đến mức ở giai đoạn này, chỉ có sự tự lừa dối có chủ ý mới có thể giải thích cho bất kỳ sự ngạc nhiên nào. Continue reading “Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump”

22/04/1886: Ohio hình sự hóa hành vi dụ dỗ của các giáo viên nam

Nguồn: Ohio criminalizes seduction by male teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1886, tiểu bang Ohio đã thông qua một đạo luật hình sự hóa hành vi dụ dỗ (seduction) của tất cả nam giới trên 18 tuổi làm giáo viên hoặc người hướng dẫn học viên nữ. Luật này thậm chí còn cấm nam giới quan hệ tình dục đồng thuận với học viên nữ (ở mọi lứa tuổi) mà họ đang hướng dẫn. Hình phạt cho hành vi không tuân thủ là từ 2 đến 10 năm tù. Continue reading “22/04/1886: Ohio hình sự hóa hành vi dụ dỗ của các giáo viên nam”

Thế giới hôm nay: 22/04/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giáo hoàng Francis đã qua đời ở tuổi 88 sau khi bị đột quỵ và suy tim tại nhà riêng ở Vatican. Đức Thánh Cha đã trải qua nhiều tháng sức khỏe yếu, từng phải nhập viện hồi tháng 2 vì viêm phế quản. Hôm Chủ Nhật Phục Sinh, ông đã xuất hiện trong thời gian ngắn tại Quảng trường Thánh Phêrô để dự Thánh lễ. Mật nghị sắp tới với 135 hồng y có thể sẽ chọn một người rất khác để kế nhiệm vị giáo hoàng có tư tưởng tự do này.

Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây áp lực lên Jerome Powell, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho rằng hiện tại “gần như không có lạm phát” nên ông Powell cần hạ lãi suất. Ông Trump cũng cáo buộc ông Powell giúp đỡ Kamala Harris, đối thủ Dân chủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống, bằng cách cắt giảm lãi suất vào cuối năm ngoái. Đồng đô la suy yếu sau những phát biểu của ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/04/2025”