Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?

Nguồn: Who is Geert Wilders, the surprise winner of the Dutch election?“, The Economist, 24/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo đã có một sự nghiệp lâu dài, nhưng đây là kết quả tốt nhất của ông

Ngày 22 tháng 11 Đảng Vì Tự do (PVV) chống người nhập cư của Geert Wilders đã về nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan , giành được 37 trong số 150 ghế trong quốc hội, tương đương 23,6% số phiếu bầu. Chiến thắng của ông là một bất ngờ lớn. Nhưng người được hưởng lợi từ việc đột ngột chuyển hướng sang cánh hữu này không phải là một nhân vật mới nổi. Wilders, 60 tuổi, là nghị sĩ tại vị lâu nhất trong quốc hội Hà Lan, ông gia nhập Quốc hội Hà Lan vào năm 1998 với tư cách là thành viên của Đảng Tự do trung hữu (VVD). Ông rời đảng đó vào năm 2004 vì ông cho là đảng này mềm mỏng với Hồi giáo, và thành lập PVV vào năm 2006. Ông luôn có được sự ủng hộ vững chắc của cử tri, nhưng hầu như dành toàn bộ sự nghiệp nghị sĩ của mình ở bên lề, bị ảnh hưởng bởi việc các đảng khác từ chối hợp tác với ông. Giờ đây, có nhiều khả năng điều này sẽ thay đổi. Continue reading “Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?”

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?

Nguồn: Thomas Grove, Alan Cullison & Bojan Pancevski,How Putin’s Right-Hand Man Took Out Prigozhin”, Wall Street Journal, 22/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên đường băng của một sân bay ở Moscow vào cuối tháng 8, Yevgeny Prigozhin đã đợi chiếc Embraer Legacy 600 của mình kiểm tra an toàn trước khi cất cánh. Vị chỉ huy nhóm lính đánh thuê đang trên đường trở về nhà ở St. Petersburg với chín người khác. Do sự chậm trễ, không ai trong cabin nhận thấy có một thiết bị nổ nhỏ đã được cài dưới cánh máy bay.

Khi chiếc máy bay cuối cùng cất cánh, nó đã leo lên độ cao 8,53km sau 30 phút, trước khi cánh nổ tung, khiến máy bay rơi xuống đất. Tất cả 10 người thiệt mạng, bao gồm Prigozhin, chủ sở hữu của nhóm bán quân sự Wagner. Continue reading ““Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?”

Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Từ một nhà kinh tế học cấp tiến thành nhân vật chính trong lễ nhậm chức Tổng thống tại Cung Quốc hội Argentina hôm 10/12/2023, sự trỗi dậy nhanh chóng của Javier Milei mở ra một kỷ nguyên mới của  nền chính trị Argentina. Khi ông tuyên bố tham gia chính trường vào năm 2020 với cam kết cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, ít ai có thể dự đoán rằng ba năm sau, nhà kinh tế với mái tóc bù xù và cựu bình luận viên truyền hình này có thể trở thành Tổng thống. Continue reading “Javier Milei và tương lai khó đoán của Argentina”

Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn. Continue reading “Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli”

Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?

Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không. Continue reading “Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?”

Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin

Nguồn: Mikhail Zygar, “The Man Behind Putin’s Warped View of History,” New York Times, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kể từ tháng này, tất cả học sinh trung học ở Nga sẽ bắt đầu học sách giáo khoa lịch sử mới. Trên các trang sách ấy, các em sẽ tìm thấy một bản tường thuật cực kỳ đơn giản về quãng thời gian 80 năm qua – từ cuối Thế chiến II đến nay – tất cả đều có dấu ấn của Điện Kremlin.

Người ta chẳng buồn che giấu chủ nghĩa xét lại. Trái ngược với những mô tả tiêu chuẩn trong sách giáo khoa Nga hơn 30 năm qua, Stalin được thể hiện như một nhà lãnh đạo khôn ngoan và hiệu quả, người có công giúp Liên Xô giành chiến thắng trong thế chiến và giúp dân thường có cuộc sống tốt hơn. Những đợt đàn áp vẫn được đề cập, nhưng dưới dạng những lời cáo buộc. Người đọc sẽ có cảm giác rằng các nạn nhân của Stalin đều có tội và phải chịu trừng phạt tương xứng. Continue reading “Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin”

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Nguồn: Yong Xiong & Nectar Gan, “China’s ousted foreign minister had an affair with TV host, FT reports”, CNN, 27/09/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên, cho rằng cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền  hình nổi tiếng và cùng nhau có một đứa con thông qua dịch vụ sinh hộ, qua đó cung cấp thêm thông tin về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích và cách chức không rõ nguyên nhân đối với ông Tần.

Financial Times trích dẫn sáu người thân cận với Phó và giới làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), 40 tuổi, cựu người dẫn chương trình trò chuyện hàng đầu trên đài truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, đã có mối quan hệ tình ái với Tần, 57 tuổi. Continue reading “Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức”

Trích Tự truyện của Fidel Castro

Nguồn:  Tài liệu Trung văn (2007) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Fidel Castro, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Cuba, được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới hâm mộ. Cuộc đời của ông là một huyền thoại độc nhất vô nhị. Từ khi trở thành người đứng đầu nước Cộng hòa Cuba ở tuổi 33 cho tới nay khi đã ngoài tuổi 80, Fidel Castro chứng kiến biết bao sự kiện long trời lở đất, bao nhiêu bí mật quốc gia và quốc tế, nhất là sự kiện Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 suýt trở thành ngòi nổ dẫn tới Đại chiến thế giới lần thứ ba. Cuộc đời của Fidel Castro thực sự là nguồn tài liệu vô giá đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội cũng như tất cả những người bình thường trên thế giới này. Continue reading “Trích Tự truyện của Fidel Castro”

Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Nguồn: “Gordon Moore, a chip pioneer who set the stage for Google, Apple”, Nikkei Asia, 26/3/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Dự đoán của người đồng sáng lập Intel về tốc độ nâng cấp chip đã dẫn đường cho Thung lũng Silicon.

Sáu thập niên trước, Gordon Moore đã dự đoán chính xác về tốc độ tiến bộ của chip máy tính, điều vốn sẽ biến đổi cuộc sống hiện đại.

Bằng cách đó, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Intel, người vừa qua đời hôm thứ Sáu (24/3/2023) ở tuổi 94, đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Continue reading “Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời”

Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh hiện đang giám sát mọi mặt của an ninh Trung Quốc

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.

Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Continue reading “Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?

Nguồn: Who is Valery Gerasimov, Russia’s latest commander in Ukraine?  The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Nga ở Ukraine vừa có lãnh đạo mới. Hôm 11 tháng 1, chính phủ Nga đã công bố quyết định bổ nhiệm quân nhân cao cấp nhất của đất nước, Valery Gerasimov, làm tổng tư lệnh của cuộc chiến. Tướng Gerasimov lên thay cho tướng Sergei Surovikin, một vị tướng tàn nhẫn được bổ nhiệm tổng tư lệnh chính thức từ tháng 10. Điện Kremlin đã miêu tả lệnh bổ nhiệm này, ký bởi bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và được hẫu thuận bởi Putin, như một phần của nỗ lực mở rộng chiến dịch và sắp xếp lại cơ cấu chỉ huy. Để đáp lại, Bộ Quốc phòng Ukraine đã châm biếm: “Mỗi vị tướng Nga phải có ít nhất một cơ hội được thất bại ở Ukraine. Một vài trong số họ có thể đủ may mắn để thất bại hai lần.” Nhưng tướng Gerasimov là ai và tại sao ông được giao vị trí này? Continue reading “Valery Gerasimov, tư lệnh mới nhất của Nga tại Ukraine, là ai?”

12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln

Nguồn: Abraham Lincoln is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Tổng thống tương lai của Mỹ Abraham Lincoln đã chào đời ở Hodgenville, Kentucky.

Lincoln, một trong những tổng thống được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Kentucky và Indiana. Ông chỉ được đến trường học một năm, nhưng sau đó đã tự đọc sách với nỗ lực không ngừng để cải thiện hiểu biết của mình. Khi trưởng thành, ông sống ở Illinois và làm nhiều công việc khác nhau, từ nhân viên bưu cục, đến nhân viên khảo sát và nhân viên cửa hàng, trước khi tham gia chính trường. Ông phục vụ tại cơ quan lập pháp Illinois từ năm 1834 đến năm 1842, và tại Quốc hội từ năm 1847-1849, sau đó trở thành luật sư. Năm 1842, Lincoln kết hôn với Mary Todd; cặp đôi đã cùng nhau nuôi dạy bốn người con trai. Continue reading “12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln”

Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?

Nguồn: Who is Gautam Adani?”, The Economist, 31/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Người đàn ông giàu nhất Ấn Độ luôn né tránh sự chú ý của công chúng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Hindenburg Research – một công ty đầu tư nhỏ của Mỹ chuyên về bán khống – đã cáo buộc Adani Group, một tập đoàn khổng lồ của Ấn Độ, thực hiện một “cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp”. Tập đoàn này đã phủ nhận toàn bộ cáo buộc trong báo cáo của Hindenburg. Trước khi công bố báo cáo, giá trị thị trường của tập đoàn là 235 tỷ đô la và Gautam Adani, người sáng lập và ông chủ của nó, là người giàu thứ ba trên thế giới. Kể từ đó, 70 tỷ đô la giá trị thị trường của các công ty thuộc Adani Group đã bị quét sạch. Adani là ai, và đế chế của ông đã được gây dựng như thế nào? Continue reading “Tỉ phú Gautam Adani, người giàu nhất Ấn Độ, là ai?”

Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công

Nguồn: Gideon Rachman, “Joe Biden’s claim to presidential greatness,” Financial Times, 09/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như Truman và Johnson, Biden đã bị đánh giá thấp trong vai trò phó tổng thống, nhưng lại đang thể hiện xuất sắc trong Phòng Bầu dục.

Người ta cần gì để trở thành một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ? Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Dân chủ có những đặc điểm giống nhau đến kinh ngạc. Franklin Roosevelt, John Kennedy, và Barack Obama đều là những nhà hùng biện xuất sắc xuất thân từ Harvard, với phong cách của giới quý tộc.

Các phó tổng thống mà họ chọn cũng có nhiều điểm chung. Harry Truman, Lyndon Johnson, và Joe Biden đều đã tạo dựng sự nghiệp của mình tại Thượng viện – và đều thiếu sức hút cùng xuất thân hào nhoáng như những vị tổng thống mà họ từng làm việc cùng. Khi còn là phó tổng thống, cả ba đôi khi bị các nhân viên của Roosevelt, Kennedy, và Obama đối xử với thái độ khinh bỉ chẳng chút e dè. Continue reading “Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công”

‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm

Nguồn: “Wie der „Vater der Atombombe“ zum „Verräter“ gemacht wurde”, WELT, 19/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà vật lý Robert Oppenheimer là người lãnh đạo chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos. Năm 1954, ông trở thành nạn nhân của phong trào chống cộng sôi sục vốn định hình nước Mỹ vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Việc xem xét lại vụ việc này mất tới 68 năm.

Sau 25.041 ngày ông mới chính thức được phục hồi danh dự. Ngày 27 tháng 5 năm 1954, sau gần bốn tuần điều trần bí mật, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ đã rút lại tuyên bố vô can của cựu chủ tịch J. Robert Oppenheimer, và trên thực tế tuyên bố ông là kẻ phản bội. Mãi đến ngày 16 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, mới chính thức tuyên bố cuộc điều tra này phạm sai lầm và hủy bỏ kết quả điều tra. Việc này diễn ra chậm 55 năm, vì nhà vật lý, đồng thời là nhà tổ chức khoa học lỗi lạc Oppenheimer đã qua đời ngày 18 tháng 2 năm 1967. Continue reading “‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm”

Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Tóm tắt: Aleksandr Gelievich Dugin (Александр Гельевич Дугин), giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow Lomonosov, là nhà hoạt động chính trị có tư tưởng gây ảnh hưởng rất đáng kể ở Nga khoảng 30 năm nay. “Học thuyết Tân Á Âu” của ông là sự kế thừa những ý tưởng chống phương Tây của Nga có từ thế kỷ XIX, nhưng được tô đậm thêm bằng hoài niệm về quá khứ của nước Nga thời Sa hoàng vĩ đại và một phần thời Liên bang Xô viết hùng mạnh. Luận thuyết cơ bản của Dugin là, nhân tố địa lý mới là nguyên nhân cốt lõi tạo ra sức mạnh Nga xưa và nay chứ không phải nhân tố kinh tế. Dugin kêu gọi người Nga phải có sứ mệnh phục hưng quá khứ, chống lại phương Tây và NATO, chinh phục các dân tộc xung quanh và vĩnh viễn làm chủ trung tâm lục địa Á Âu. Học thuyết Tân Á Âu của Dugin được nhiều người Nga cổ súy và đã trở thành nhân tố tinh thần đáng kể ở Nga từ năm 2008 đến nay, nhưng bị dư luận thế giới coi là nhân tố gây hệ luỵ hết sức tiêu cực cho nước Nga, châu Âu và thế giới, nhất là từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Continue reading “Học thuyết Tân Á-Âu của Aleksandr G. Dugin và hệ lụy địa chính trị của nó”

Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường

Nguồn: David Shambaugh, “China’s Underestimated Leader,” Foreign Affairs, 30/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cùng điểm lại di sản của Giang Trạch Dân.

Khi ông trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc ngay sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã bị nhiều nhà phân tích xem là lãnh đạo của thời kỳ quá độ, người sẽ chỉ cầm quyền trong thời gian ngắn. Vào thời điểm được thăng chức đột ngột, dù đã từng là Bí thư Thành ủy và Thị trưởng Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị được hai năm, nhưng Giang vẫn là một nhân vật tương đối ít người biết đến, ngay cả ở Trung Quốc. Ông không có người bảo trợ chính trị ở cấp cao, không có liên hệ thực sự với các phe phái chính trong đảng, không có quan hệ với quân đội, và cũng chưa từng làm việc ở nơi nào khác ngoài Thượng Hải. Giang được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn theo đề nghị của các nguyên lão khác trong đảng, vì ông là một ứng viên mà tất cả các phe đều có thể ủng hộ sau cuộc thanh trừng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp tàn bạo ở Thiên An Môn. Continue reading “Giang Trạch Dân: Nhà lãnh đạo tầm vóc dù từng bị xem thường”

Putin đang ngày càng giống Stalin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.

Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng. Continue reading “Putin đang ngày càng giống Stalin”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78

Nguồn: Seth Mydans, “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78,” New York Times, 23/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi. Continue reading “Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78”