Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “Elon Musk is an unguided geopolitical missile,” Financial Times, 02/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù ảnh hưởng của Musk đang lan rộng từ Ukraine đến Trung Quốc, ông ta vẫn thiếu khả năng định hình luật pháp.

Các doanh nghiệp lớn và tỷ phú thường tránh xa các tranh cãi chính trị. Nếu họ sử dụng quyền lực, họ thích làm điều đó trong bóng tối hơn.

Nhưng Elon Musk thì khác. Trong những tuần gần đây, ông đã lên tiếng ủng hộ Donald Trump và thực hiện một cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng với cựu tổng thống trên X, nền tảng mạng xã hội mà ông sở hữu. Musk cũng đang tham gia vào một cuộc đấu khẩu công khai gay gắt với Tòa án Tối cao Brazil, những người đã ra lệnh cấm X vào tuần trước. Ông còn tuyên bố rằng nội chiến là điều không thể tránh khỏi ở Anh, và phản ứng về vụ bắt giữ Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, tại Pháp bằng cách viết rằng: “Góc nhìn: Bây giờ là năm 2030 ở châu Âu và bạn đang bị xử tử vì thích một hình meme.” Continue reading “Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk”

Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Two Biggest Global Trends Are at War,” Foreign Policy, 06/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải học cách giải quyết những mâu thuẫn của trật tự thế giới mới.

Trong trường hợp khó xảy ra, là Donald Trump, Kamala Harris, hoặc các nhà lãnh đạo thế giới đầy tham vọng khác đến xin lời khuyên của tôi về chính sách đối ngoại, tôi rất sẵn lòng nói chuyện với họ về nhiều vấn đề. Đó là biến đổi khí hậu, cách đối phó với Trung Quốc, lý do tại sao chủ nghĩa bảo hộ là ngu ngốc, phải làm gì với Gaza, vai trò của các chuẩn mực, ý nghĩa thực sự của lý thuyết cân bằng mối đe dọa, và một loạt các chủ đề khác. Nhưng có lẽ tôi sẽ bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý của họ đến hai xu hướng cạnh tranh nhau trong nền chính trị thế giới, vốn đã bắt nguồn từ hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ trước. Hai xu hướng này mâu thuẫn với nhau theo những cách quan trọng, việc không đánh giá đúng cách chúng tương tác với nhau đã khiến nhiều quốc gia đi chệch hướng. Continue reading “Stephen Walt: Hai xu hướng lớn toàn cầu đang đối đầu nhau”

Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Asian Powers Set Their Strategic Sights on Europe, Foreign Policy, 10/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau 500 năm, tình thế đã đảo ngược, với một châu Âu rời rạc trở thành mục tiêu cho tham vọng địa chính trị ngày càng gia tăng của châu Á.

Điều thường được mô tả như “sự trỗi dậy của phần còn lại” – sự trỗi dậy tương đối của các cường quốc ngoài phương Tây – đã được cảm nhận rõ nét ở châu Á. Khi nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Vasco da Gama đến bờ biển Kerala ở tây nam Ấn Độ vào năm 1498, nó đánh dấu sự khởi đầu của 500 năm thống trị của châu Âu (và sau này là của Mỹ) đối với châu Á – với cả hàm ý thuộc địa, đế quốc và địa chính trị. Thời kỳ phi thực dân hóa từ giữa thế kỷ 20 trở đi đã không thay đổi nhiều sự thống trị của phương Tây, cũng không chấm dứt sự lệ thuộc của châu Á vào châu Âu. Continue reading “Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu Âu?”

Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?

Nguồn:What does Labour’s win mean for British foreign policy?”, The Economist, 03/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sir Keir Starmer đã gặp nhiều may mắn trên con đường trở thành thủ tướng Anh vào ngày 5 tháng 7. Ông cũng có thêm 2 may mắn nữa về mặt ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 7, Sir Keir và David Lammy, tân ngoại trưởng Anh, đã lên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, DC, để kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Và vào ngày 18 tháng 7, chỉ sau hai tuần làm việc, Sir Keir sẽ tổ chức một cuộc họp của Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC), một cuộc tụ họp lỏng lẻo của các quốc gia trong và xung quanh Liên minh Châu Âu, tại Cung điện Blenheim, một dinh thự rộng lớn theo phong cách Baroque, nơi Winston Churchill chào đời. Continue reading “Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

Nguồn: John Kampfner, “Keir Starmer Is Tony Blair, Minus the Optimism,” Foreign Policy, 03/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính phủ mới của Anh đang sao chép cuốn cẩm nang của thời kỳ “Đảng Lao động Mới,” nhưng bầu không khí của đất nước đã thay đổi trong thời gian đó.

Có lẽ mọi công dân Anh đều nhớ họ đã ở đâu vào cái đêm Tony Blair trở thành thủ tướng. Tối ngày 01/05/1997, các lái tàu của hệ thống tàu điện ngầm London đã thông báo kết quả bầu cử cho hành khách. Nhiều người ăn mừng với những chai rượu vang sủi trên đường phố. Và những cử tri trung thành với đảng đã tập hợp tại khu phức hợp văn hóa Southbank bên bờ sông Thames, nơi bài hát của chiến dịch tranh cử, “Things Can Only Get Better” (Mọi chuyện sẽ chỉ tốt đẹp hơn) của D:Ream vang lên. Continue reading “Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động”

Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện

Nguồn: “The Xi-Putin partnership is not a marriage of convenience”, The Economist, 14/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào tháng 3 năm ngoái, khi chia tay Vladimir Putin trước cửa Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một lời chia sẻ với tổng thống Nga. Sử dụng cụm từ “bách niên biến cục,” tức là một sự thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự thế giới, ông Tập nói: “Chúng ta hãy cùng nhau thúc đẩy điều đó.” Ngày 16/5 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau lần thứ 43. Nga đã trở thành một đối tác quan trọng hơn bao giờ hết trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và có những dấu hiệu cho thấy liên kết quân sự cũng sâu sắc hơn. Tính đến giữa tháng 5 năm 2024, Mỹ đã hai lần thắt chặt trừng phạt đối với thương mại Trung-Nga. Chính phủ của ông Tập phản ứng giận dữ, kêu gọi phương Tây “ngưng bôi nhọ và kiềm chế Trung Quốc.” Continue reading “Quan hệ Trung-Nga không đơn thuần là một cuộc hôn nhân thuận tiện”

Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu”

Nguồn: Comfort Ero, “The Trouble With “the Global South”, Foreign Affairs, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây đã hiểu sai điều gì về phần còn lại của thế giới.

Cách đây không lâu, các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các thủ đô phương Tây khác vẫn không nghĩ nhiều về khả năng phần còn lại của thế giới có thể có những quan điểm khác biệt với quan điểm của họ. Có một số trường hợp ngoại lệ: các chính phủ mà phương Tây xem là “đối tác tốt” – nói cách khác, những nước sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích kinh tế hoặc an ninh của Mỹ và phương Tây – vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ của phương Tây ngay cả khi họ không cai trị theo các giá trị phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách phương Tây đều kỳ vọng rằng theo thời gian, các nước đang phát triển sẽ áp dụng cách tiếp cận của phương Tây đối với dân chủ và toàn cầu hóa. Rất ít nhà lãnh đạo phương Tây tỏ vẻ lo lắng rằng các quốc gia phi phương Tây sẽ chống đối các chuẩn mực của họ, hoặc xem sự phân bổ quyền lực quốc tế là một tàn tích bất công của quá khứ thuộc địa. Những nhà lãnh đạo bày tỏ quan điểm như vậy, chẳng hạn như Hugo Chávez của Venezuela, thường bị xem là kẻ lập dị với ý tưởng lạc hậu so với thời đại. Continue reading “Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu””

Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “In praise of mass immigration,” Financial Times, 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tỷ lệ nhập cư cao là dấu hiệu cho thấy một xã hội lành mạnh và năng động.

“Khi nhìn về phía trước, tôi chợt thấy có linh cảm. Giống như người La Mã, tôi như đang thấy sông Tiber sủi đầy máu…”

Đó là lời cảnh báo hồi năm 1968 của Enoch Powell về nguy cơ nhập cư ồ ạt vào Anh. Giờ đây, những người xem chính trị gia quá cố của Đảng Bảo thủ như một nhà tiên tri sẽ cảm thấy như mình được minh oan. Phản đối làn sóng nhập cư đang ngày càng trở thành vấn đề trọng tâm trong nền chính trị phương Tây. Continue reading “Tại sao nhập cư hàng loạt tốt cho các xã hội Phương Tây?”

Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về “ngày sau” trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng. Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì – đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Ả Rập láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Continue reading “Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”

Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc”

Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””

Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.

Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”