Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới

Nguồn:  Assaf Orion, “Israel and the Coming Long War”, Foreign Affairs, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong những tuần kể từ cuối tháng 7, khi lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Tehran và chỉ huy cấp cao của Hezbollah Fuad Shukr bị giết ở Beirut, đã có nhiều suy đoán về sự bùng nổ của một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông. Theo quan điểm này, nếu Iran và Hezbollah chọn trả đũa thông qua các cuộc tấn công trực tiếp lớn vào Israel, họ có thể biến chiến dịch hiện tại của Israel ở Gaza thành một cuộc chiến tranh khu vực. Trong kịch bản này, các lực lượng Israel sau đó sẽ tham gia vào các cuộc giao tranh cường độ cao trên nhiều mặt trận chống lại nhiều nhóm vũ trang, dân quân khủng bố và quân đội của một quốc gia có ngưỡng hạt nhân được trang bị một kho vũ khí khổng lồ gồm tên lửa tầm xa và drone. Continue reading “Israel và cuộc chiến trường kỳ sắp tới”

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Tác giả: Ngô Di Lân

Vào tháng 4 năm 2017, Lầu Năm Góc công bố Dự án Maven (Project Maven), một nỗ lực nhằm tận dụng sức mạnh của AI để phân tích lượng lớn dữ liệu do máy bay không người lái thu thập.[1] Sự ra đời của dự án này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc ứng dụng AI vào lĩnh vực quân sự, đồng thời cũng trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh tác động của công nghệ đối với tương lai của xung đột vũ trang.[2] Tuy nhiên, Dự án Maven chỉ là một trong nhiều ví dụ minh họa cho xu hướng ngày càng gia tăng của việc tích hợp AI vào các ứng dụng quốc phòng trên toàn cầu. Từ Mỹ đến Trung Quốc, từ Nga đến Israel, các cường quốc quân sự đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển và triển khai các hệ thống AI trong lĩnh vực quốc phòng. Cuộc chạy đua này không chỉ giới hạn ở các siêu cường, mà còn lan rộng đến cả các nước tầm trung, thậm chí cả các nước nhỏ, tạo ra một cục diện quân sự toàn cầu phức tạp, khó đoán định. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”

Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm

Nguồn:  M. Taylor Fravel, George Gilboy, và Eric Heginbotham, “China’s Defense Spending: The $700 Billion Distraction”, War on the Rock, 02/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đang khuếch đại những ước tính sai lệch về chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc, cho rằng con số này cao hơn nhiều so với thực tế. Trong những tính toán sai lầm này, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 700 tỷ USD, gần bằng mức ngân sách quốc phòng của Mỹ. Những ước tính phóng đại này đã thu hút sự chú ý ở Quốc hội, giới truyền thông và giới quốc phòng. Continue reading “Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm”

Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân

Nguồn: Chu Ba, “The U.S. and China Can Lead the Way on Nuclear Threat Reduction,” Foreign Policy, 20/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính sách “không sử dụng trước tiên” là hình mẫu cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò của vũ khí hạt nhân đã dần được nâng cao. Các kho vũ khí hạt nhân đang được tăng cường trên khắp thế giới, với nhiều quốc gia hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của họ. Hồi tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết liên minh này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ. Robert C. O’Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thúc giục ông tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân nếu ông giành được nhiệm kỳ mới, lập luận rằng điều đó sẽ giúp Mỹ “duy trì ưu thế về kỹ thuật và số lượng so với tổng dự trữ hạt nhân của Trung Quốc và Nga.” Continue reading “Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân”

Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?

Nguồn: Mick Ryan, “Can Ukraine Get Back on the Offensive?”, Foreign Affairs, 08/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuối năm 2023, quân đội Nga đã có cơ hội để thay đổi cục diện chiến tranh ở Ukraine. Lực lượng mặt đất của Kyiv đã kiệt sức trong cuộc phản công ở phía nam. Ukraine thiếu đạn dược và hệ thống đánh chặn phòng không, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếp tế. Cùng với đó, dự luật gây tranh cãi về việc mở rộng lệnh động viên quân sự bị trì hoãn ở quốc hội Ukraine, khi tình trạng thiếu nhân lực của Kyiv trở nên trầm trọng. Dự luật chỉ được thông qua vào tháng Tư sau nhiều tháng tranh luận và có hiệu lực vào tháng Năm. Tại Mỹ, sự ủng hộ dành cho Ukraine đang bị chia rẽ theo đảng phái, khiến gói viện trợ 61 tỷ USD bị trì hoãn tại Quốc hội. Continue reading “Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?”

Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?

Nguồn: Mark A. Milley và Eric Schmidt, “America Isn’t Ready for the Wars of the Future”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trên chiến trường Ukraine, tương lai của chiến tranh đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Hàng ngàn drone tràn ngập bầu trời. Những chiếc drone này và những người vận hành chúng đang sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để tránh chướng ngại vật và xác định các mục tiêu tiềm năng. Các mô hình AI cũng đang giúp Ukraine dự đoán địa điểm tấn công. Nhờ các hệ thống này, binh lính Ukraine đang phá hủy xe tăng và triệt hạ máy bay địch với hiệu quả mang tính hủy diệt. Các đơn vị Nga liên tục bị giám sát và đường dây liên lạc của họ dễ bị đối phương làm gián đoạn – giống như của Ukraine. Cả Nga và Ukraine đang chạy đua để phát triển các công nghệ tiên tiến hơn nữa để có thể chống lại các cuộc tấn công không ngừng và vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương. Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho các cuộc chiến tương lai?”

Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan

Nguồn: Iskander Rehman, “Britain’s Strange Defeat: The 1941 Fall Of Crete And Its Lessons For Taiwan, War on the Rock, 28/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào những giờ đầu tiên ngày 20 tháng 5 năm 1941, từng phi đội tiêm kích Messerschmitts và Stukas của Đức bất ngờ xuất hiện trên bầu trời xanh biếc không một gợn mây trên đảo Crete. Chúng tàn phá các khẩu đội phòng không khi những người bảo vệ hòn đảo đang còn mơ ngủ bằng những cuộc oanh tạc và ném bom bổ nhào khốc liệt, theo sau là một đội hình ném bom Dornier 17 và Junker 88 lũ lượt kéo đến. Đằng sau đội hình này là một đội quân trên không thực sự – hơn 70 tàu lượn chở quân từ Trung đoàn Bão tố của Sư đoàn Dù số 7 và từng đợt Junker 52 chở đầy những lính nhảy dù trẻ tuổi đang lo lắng. Continue reading “Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan”

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn

Nguồn: Masahiro Matsumura, “Taiwan must resolve its defense approach for help to be effective”, Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bất chấp việc phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ một cuộc tấn công của Trung Quốc, giới chức quốc phòng Đài Loan vẫn chia rẽ sâu sắc về chiến lược phòng thủ của hòn đảo này.

Với sự chênh lệch rõ rệt về sức mạnh quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Đài Bắc đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mua sắm các loại vũ khí phù hợp, đặc biệt khi nguồn lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với việc không thể tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn”

Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ

Nguồn: Thomas G. Mahnken, “A Three-Theater Defense Strategy”, Foreign Affairs, 05/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách mà Mỹ có thể chuẩn bị cho chiến tranh ở châu Á, châu Âu và Trung Đông.

Dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden, chiến lược quốc phòng của Mỹ đã được xây dựng dựa trên quan điểm lạc quan rằng Mỹ sẽ không bao giờ phải tham gia nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Dưới thời chính quyền Obama, trước tình trạng thắt lưng buộc bụng về tài chính, Bộ Quốc phòng đã từ bỏ chính sách đã có từ lâu là sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong hai cuộc chiến lớn để tập trung vào việc có đủ các công cụ để chiến đấu và chiến thắng trong một cuộc chiến. Động thái này đã đẩy nhanh xu hướng xây dựng một quân đội Mỹ nhỏ hơn. Nó cũng thu hẹp các lựa chọn có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, vì giành nguồn lực tham chiến ở nơi này sẽ ngăn cản hành động quân sự ở nơi khác. Continue reading “Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ”

Những bài học cũ và mới từ Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Joseph S. Nye, “Old and new lessons from the Ukraine War”, The Strategist, 07/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hai năm trước, tôi đã phác thảo ra tám bài học rút ra từ cuộc chiến tranh Ukraine. Mặc dù tôi đã cảnh báo rằng còn quá sớm để tự tin về bất kỳ dự đoán nào, nhưng những bài học này vẫn tương đối chính xác.

Vào tháng 2 năm 2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine, ông dự tính sẽ nhanh chóng chiếm được thủ đô Kyiv và thay đổi chính phủ, giống như những gì Liên Xô đã làm ở Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968. Nhưng cuộc chiến vẫn đang diễn ra ác liệt, và không ai biết khi nào hoặc nó sẽ kết thúc như thế nào. Continue reading “Những bài học cũ và mới từ Chiến tranh Ukraine”

Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích

Nguồn: Keith L. Carter, Jennifer Spindel, và Matthew McClary, “How Ukraine Can Do More With Less”, Foreign Affairs, 29/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến tranh Ukraine bước sang mùa xuân thứ ba, các nhà lãnh đạo từ Brazil, Trung Quốc, Vatican và những nơi khác đã kêu gọi Ukraine đàm phán với Nga. Lập luận cho rằng lực lượng Ukraine khó có thể xuyên thủng các phòng tuyến kiên cố của Nga, và Kyiv nên công nhận một cách thực tế việc Nga sáp nhập lãnh thổ. Ukraine đã thành công trong việc sử dụng drone để do thám và tấn công các mục tiêu của Nga, nhưng chỉ riêng drone thì không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Vì vậy, bị cản trở bởi sự thiếu hụt vũ khí và nhân sự, Ukraine sẽ không thể giành lại lãnh thổ. Nga đã thành công biến cuộc chiến này thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, nơi Moscow nắm giữ nhiều lợi thế: dân số đông hơn, năng lực công nghiệp quốc phòng lớn hơn và hệ thống phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng ở Donbas, Kherson và đặc biệt là Crimea. Xét đến sự mệt mỏi của các quốc gia phương Tây và sự không nhất quán trong việc hỗ trợ về vật chất, đây là kiểu chiến tranh mà Ukraine đơn giản là không thể thắng.

Continue reading “Ukraine nên tiến hành chiến tranh du kích”

Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận

Nguồn: 晨枫(Thần Phong), “本次演习,和2022年8月的有什么不同?”, GuanCha, 26/05/2024

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 5, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A” gồm các lực lượng như lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa ở eo biển Đài Loan; phía Đông, Nam, Bắc của đảo Đài Loan và xung quanh các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu và Đông Dẫn.

Cuộc tập trận này được “khởi đầu lạnh” (Cold Start) mà không báo trước, điều này thể hiện đầy đủ sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của PLA ở tiền tuyến. PLA phải luôn cảnh giác trước phong trào đòi độc lập cho Đài Loan, đồng thời chống Đài Loan độc lập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với PLA. Continue reading “Tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan nhìn từ hai cuộc tập trận”

Hải quân Mỹ không thể đóng tàu chiến

Nguồn: Gil Barndollar và Matthew C. Mai, “The U.S. Navy Can’t Build Ships”, Foreign Policy, 17/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hàng thập kỷ phi công nghiệp hóa và thu hẹp quy mô khiến nước Mỹ không còn các xưởng đóng tàu để đóng và bảo trì hạm đội.

Sau nhiều thập kỷ thiếu định hướng chiến lược và những thất bại tốn kém trong việc mua sắm trang thiết bị, Hải quân Mỹ đang lao thẳng vào một cơn bão không thể tránh khỏi. Mặc dù Bộ Quốc phòng ra rả tuyên bố Trung Quốc là “thách thức to lớn”, nhưng nhiều thập kỷ phi công nghiệp hóa và thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc phân định ưu tiên giữa các quân chủng và các mối đe dọa khác nhau đã khiến Hải quân Mỹ không được trang bị tốt để chống chịu một cuộc xung đột cường độ cao kéo dài ở Thái Bình Dương. Mỹ không thể theo kịp tốc độ đóng tàu của Trung Quốc và sẽ tụt hậu hơn nữa trong những năm tới. Điều đó đặt Hải quân Mỹ và yêu cầu chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Mỹ – ngăn chặn chiến tranh ở Thái Bình Dương – vào tình thế như thế nào? Continue reading “Hải quân Mỹ không thể đóng tàu chiến”

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Nguồn: Nguyen The Phuong, “Vietnam’s Defense Strategy: A Maritime-Oriented Continental Perspective”, The Diplomat, 10/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hướng ra biển, làm thế nào để Việt Nam có thể cân bằng giữa việc tập trung vào biên giới phía tây trên đất liền và vùng biển phía đông?

Việt Nam là một quốc gia lục địa hướng biển. Việt Nam là một nước lục địa do tiến trình phát triển lịch sử của nước này luôn dựa trên nền tảng chủ yếu là lục địa. Văn hóa chiến lược của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư duy lục địa bị chi phối bởi tầng lớp cầm quyền Nho giáo chống giao thương trong giai đoạn phong kiến. Trong thế kỷ 20, Việt Nam chủ yếu đối phó với các mối đe dọa an ninh trên bộ và chiến tranh chủ yếu diễn ra trên đất liền. Vị trí địa lý và văn hóa gần gũi với Trung Quốc đã tạo ra mối quan hệ yêu-ghét giữa Việt Nam và người khổng lồ ở phía bắc, vốn đã chi phối tư duy chiến lược an ninh của Việt Nam theo hướng lục địa trong nhiều thế kỷ. Continue reading “Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển”

Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine

Nguồn: Jack Watling, “American Aid Alone Won’t Save Ukraine”, Foreign Affairs, 02/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Để tồn tại, Kyiv cần phải xây dựng các lữ đoàn mới và buộc Moscow phải đàm phán.

Sau nhiều tháng trì hoãn, việc Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine đã tạo ra cho Kyiv một phao cứu sinh cần thiết. Tuy nhiên, chỉ gói viện trợ này thôi thì không thể giải quyết những vấn đề lớn hơn của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Lực lượng Ukraine đang bảo vệ tiền tuyến trải dài khoảng 600 dặm ở phía nam và phía đông của đất nước, và sự trì trệ kéo dài ở Washington đã khiến quân đội Ukraine bị dàn mỏng nghiêm trọng. Làn sóng vũ khí và đạn dược của Mỹ sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho cuộc tấn công mùa hè sắp tới của Nga. Gói viện trợ cũng cung cấp cho các lực lượng Ukraine đủ vật tư để hỗ trợ cho việc lên kế hoạch quân sự có hệ thống hơn cho mùa hè và mùa thu. Continue reading “Chỉ viện trợ của Mỹ sẽ không cứu được Ukraine”

Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc

Nguồn: Iida Masafumi, “China’s Chilling Cognitive Warfare Plans,” The Diplomat, 05/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh đang bước vào một lĩnh vực mới và rất đáng sợ.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những cuộc thảo luận sôi nổi về chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức (cognitive warfare), tập trung vào Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Theo một bài viết ngày 05/10/2022 trên Nhật báo PLA, chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức là xung đột trong lĩnh vực nhận thức được hình thành từ ý thức và suy nghĩ của con người, được cho là sẽ định hình thực tế theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bằng cách tác động đến phán đoán của con người, thay đổi ý tưởng, và gây ảnh hưởng đến tâm trí con người thông qua việc xử lý có chọn lọc và truyền bá thông tin. Nói cách khác, mục đích là đạt được lợi thế trong chiến tranh bằng cách tác động đến nhận thức của dân thường, quân nhân, và các nhà lãnh đạo chính trị, những người bị nhắm mục tiêu thông qua nhiều phương tiện khác nhau như phổ biến thông tin sai lệch và tấn công qua mạng, gây hoang mang xã hội, giảm động lực chiến đấu, mất tinh thần quân sự, và – đối với các nhà lãnh đạo chính trị – là giảm khả năng suy xét. Continue reading “Kế hoạch chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức của Trung Quốc”

Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?

Nguồn: Paul Dibb & Richard Brabin-Smith, “Why the US will stay dominant in undersea warfare”, The Strategist, 26/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Một số nhà bình luận tại Úc gần đây đã đưa ra những tuyên bố vội vàng về sự suy tàn của tàu ngầm Mỹ, cho rằng các công nghệ tiên tiến sẽ khiến tàu ngầm dễ bị tổn thương. Những người khác lại tranh luận rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ hiện nay ồn ào hơn tàu ngầm Trung Quốc và sẽ dễ dàng bị Trung Quốc phát hiện.

Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?”

Chuyển động Quốc Phòng (20/04 – 26/04/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (20/04 – 26/04/2024)”

Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/04 – 19/04/2024)”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”