Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay

Nguồn: Matthew Mpoke Bigg, “关于现在的北约,你应该知道的七个问题”, New York Times, 12/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Ba (11/7), các nhà lãnh đạo Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc hội nghị thượng đỉnh thường niên của họ tại Vilnius, thủ đô Litva. Trong chương trình nghị sự của hội nghị, phản ứng đối với cuộc chiến Nga-Ukraine chiếm phần chủ yếu.

Cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi NATO được thành lập cách đây 74 năm đã kích hoạt lại tổ chức này, đưa NATO trở về vai trò một liên minh tác chiến trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Nga-Ukraine cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa về viện trợ quân sự cho chính phủ Ukraine và việc Thụy Điển và Ukraine xin gia nhập NATO. Continue reading “Bảy vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?

Nguồn: What is the Vienna Convention?”, The Economist, 23/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi đầu tháng này thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thẩm vấn Michael Kovrig, người đang được Bộ ngoại giao Canada biệt phái sang làm việc cho một tổ chức quốc tế khi Trung Quốc bắt giữ ông này hồi tháng 12. Các vụ bắt giữ ông Kovrig và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada, diễn ra sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông Trudeau nói khi thẩm vấn ông Kovrig, Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì? Continue reading “Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?”

Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The who, where and when of secessionProject Syndicate, 29/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, người Kurd ở miền bắc Iraq đã bỏ phiếu với tỉ áp đảo ủng hộ việc giành độc lập cho Khu vực người Kurd ở nước này. Với khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác trên bốn quốc gia (Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran), các nhà dân tộc chủ nghĩa lập luận rằng họ xứng đáng nhận được sự công nhận của thế giới. Tại Tây Ban Nha, khoảng 7,5 triệu người Catalonia cũng nêu lên vấn đề tương tự.

Việc các cuộc trưng cầu cho thấy không giống như người Kurds, người Catalonia chịu sự chia rẽ sâu sắc trong vấn đề này có quan trọng không? Việc những nước sát khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq có thể dùng vũ lực để chống lại phong trào ly khai có ý nghĩa gì không? Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết: Ai, ở đâu và khi nào?”

Quyền lực mềm (Soft power)

sp

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Người được xem là “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” là Joseph Nye Jr., giáo sư Đại học Havard. Định nghĩa ban đầu của Joseph Nye về quyền lực mềm “là khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc.” Đến năm 1999, ông đưa ra một khái niệm cụ thể hơn “Quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình. Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức độ rất lớn.” Continue reading “Quyền lực mềm (Soft power)”

Quyền lực (Power)

power

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Quyền lực là phương tiện để bảo đảm sự an ninh và tồn tại, thực hiện lợi ích và là mục tiêu mà mọi quốc gia tìm kiếm. Quyền lực theo đó thể hiện qua khả năng của một quốc gia trong việc thực hiện một hành động nào đó. Mặc dù đối với chủ nghĩa hiện thực, quyền lực là khái niệm cốt lõi, nhưng những học giả theo trường phái này vẫn không thống nhất được với nhau cách hiểu về quyền lực. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc nhìn nhận khái niệm quyền lực là một khái niệm mang tính tĩnh hay động. Continue reading “Quyền lực (Power)”

Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)

p011yjv8

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Ngoại giao pháo hạm là việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Ngoại giao pháo hạm xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên thế giới  của các cường quốc Châu Âu (khoảng nửa sau thế kỷ 19). Trong thời kỳ này, các cường quốc Châu Âu thường cho tàu chiến neo đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến này còn được lệnh biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển. Continue reading “Ngoại giao pháo hạm (Gunboat diplomacy)”

Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)

tumblr_mzgfp9Ziut1s4nh1ho1_1280

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Theo cách hiểu truyền thống hoạt động ngoại giao nhằm củng cố mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ khác. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và khoa học công nghệ cũng như sự phân công lao động quốc tế đã làm cho kinh tế trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Kinh tế đồng thời trở thành yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Chính vì vậy, quan hệ kinh tế trở thành “chất keo” trong quan hệ chính trị giữa các nước.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20, hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu kinh tế đã hình thành và được biết đến với tên gọi là ngoại giao thương mại. Thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” cũng bắt nguồn từ đây và trở nên phổ biến. Vậy ngoại giao kinh tế cụ thể nghĩa là gì? Continue reading “Ngoại giao kinh tế (Economic diplomacy)”

Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)

piece-1-3-1024x622

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Thuật ngữ “ngoại giao con thoi” xuất hiện lần đầu trên tờ New York Times vào tháng 01 năm 1974 nhằm miêu tả hoạt động ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Với nỗ lực hoà giải xung đột ở Trung Đông sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Henry Kissinger đã thực hiện chuyến công du “con thoi” tới các nước tham gia cuộc xung đột, tiêu biểu là Israel và Ai Cập, nhằm thuyết phục các bên chấm dứt các hành động thù địch và đàm phán các thỏa thuận hòa bình. Continue reading “Ngoại giao con thoi (Shuttle diplomacy)”

Ngoại giao (Diplomacy)

diplomacy

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

“Ngoại giao” theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.

Trải qua nhiều thế kỷ, việc tiến hành công tác ngoại giao chính thức thường được thực hiện qua việc cử các phái đoàn ngoại giao đến các quốc gia khác nhau. Điều này tạo nên hệ thống liên lạc rõ ràng tuân thủ theo các nguyên tắc được công nhận giữa các quốc gia hữu quan như: trao đổi đại sứ, duy trì hoạt động các đại sứ quán ở thủ đô và sự tham gia vào các cuộc họp hay đàm phán. Continue reading “Ngoại giao (Diplomacy)”

Liên Hiệp Quốc (United Nations)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977. Continue reading “Liên Hiệp Quốc (United Nations)”

Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)

Westphalia

Tác giả: Đào Minh Hồng

Vào nửa đầu thế kỷ 17, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mình với  sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hình thành nên những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu. Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ 16 đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân giáo), nó đã trở thành một cuộc chiến giành quyền lực ở châu Âu. Continue reading “Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)”

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

no-nukes.-no-wars.-fund-human-needs

Tác giả: Lê Thành Lâm

Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã hai lần được đưa ra sử dụng khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki (ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945) làm hơn 210.000 người chết. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng nghìn người vẫn tiếp tục chết sau đó vì tác động của phóng xạ. Chính sự kiện bi thảm này đã mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang gắn liền với cuộc Chiến tranh Lạnh, đe dọa cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.

Nhằm khắc phục tình trạng này, những nỗ lực nhằm giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng đã liên tục được đàm phán và phát triển ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, ngày 01 tháng 07 năm 1968 được coi là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT), một trong những nỗ lực quốc tế quan trọng hướng đến mục tiêu trên. Vào ngày này, hơn 50 quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia Hiệp ước. Đến năm 1975, tại hội nghị đầu tiên xem xét lại Hiệp ước, đã có 95 quốc gia ký kết. Continue reading “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”

Hiến chương Liên Hiệp Quốc (UN Charter)

nyh-06-27-1945-un-charter

Tác giả: Chu Duy Ly

Hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26 tháng 06 năm 1945 ở San Francisco, Hoa Kỳ, tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế gồm 50 nước thành viên đầu tiên. Hiến chương có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – Cộng hòa Trung Hoa (sau này được thay thế bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Pháp, Liên Xô (sau này được thay thế là Liên Bang Nga), Anh, Hoa Kỳ và phần lớn các nước khác. Ngày nay Liên Hiệp Quốc có 192 quốc gia thành viên.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc là hiệp ước nền tảng của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, có vai trò như một bản hiến pháp đối với một quốc gia. Hiến chương quy định những nội dung bao quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế thành viên… Tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiến chương. Theo đó, Hiến chương quy định rằng nghĩa vụ đối với Liên Hiệp Quốc cao hơn tất cả các nghĩa vụ trong các hiệp ước khác. Continue reading “Hiến chương Liên Hiệp Quốc (UN Charter)”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Chủ nghĩa hiện thực (Realism)

18lah16wzpxnopng

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau:

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. Continue reading “Chủ nghĩa hiện thực (Realism)”

Chính sách đối ngoại (Foreign policy)

Guardian readers views on US foreign policy

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng. Continue reading “Chính sách đối ngoại (Foreign policy)”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”

Các cấp độ phân tích (Levels of analysis)

flags

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cấp độ phân tích là thuật ngữ xuất hiện trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vào tháng 04 năm 1960 khi David Singer bình luận về cuốn sách của Keneth Waltz có tựa đề Con người, Nhà nước và Chiến tranh (Man, the State, and War) xuất bản năm 1959. Sau đó, David Singer đã phát triển ý tưởng này trong một bài báo đăng trong tạp chí World Politics vào năm 1961. Continue reading “Các cấp độ phân tích (Levels of analysis)”