Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “Trump 2.0 Could Give China a Headache in Southeast Asia,” Foreign Policy, 20/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính quyền đa dạng trong khu vực có thể hòa hợp hơn với chính quyền Trump mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này. Continue reading “Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á”

Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên

Nguồn: Lee Hee-ok và Cho Sungmin, “China Should Be Worried About North Korea,” Foreign Affairs, 12/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để biến Bắc Kinh thành đối tác trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng?

Tháng trước, Nhà Trắng xác nhận rằng Triều Tiên – một quốc gia có ít đồng minh và ít tiền – đã bắt đầu gửi hàng nghìn binh lính tham gia cùng lính Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí cho Moscow: theo tờ Times of London, một nửa số đạn pháo mà Nga sử dụng trong cuộc chiến này đến từ Triều Tiên. Nhưng việc gửi quân đánh dấu một cấp độ phối hợp mới. Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy quan hệ đang ấm lên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến đi đầu tiên tới Triều Tiên sau hơn hai thập kỷ. Continue reading “Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên”

Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”

Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan

Nguồn:  James B. Steinberg, “The Upside to Uncertainty on Taiwan”, Foreign Affairs, 16/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hầu như có sự đồng thuận chung rằng Eo biển Đài Loan đã nổi lên như điểm nóng dễ xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể quy mô và cường độ các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, để đáp trả những gì họ cho là sự khiêu khích từ chính quyền hòn đảo này và Mỹ. Đáp lại, Đài Loan đã tăng ngân sách quốc phòng và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, trong khi Mỹ cũng tăng tốc các hoạt động quân sự trong khu vực. Các chuyên gia, học giả, và thậm chí cả các quan chức chính phủ đã đưa ra một loạt kịch bản thảm khốc liên quan đến Đài Loan, từ phong tỏa kinh tế làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu đến chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường, cho dù được kích hoạt bởi một cuộc xâm lược có chủ ý hay một vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các loại tàu và máy bay. Trong một cuộc điện đàm năm 2022 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về hòn đảo này: “Những kẻ đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi.” Continue reading “Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan”

Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?

Nguồn: Shiu Sin-por (Thiệu Thiện Ba), 邵善波:谁当选美国总统对中国都一样?咱们还是不能大意, Guancha, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thu hút sự chú ý của toàn cầu sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần sau, ngày 5/11. Việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở một số bang và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của cử tri trên khắp nước Mỹ, với số người đi bỏ phiếu sớm lên đến hàng chục triệu người.

Cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên đang diễn ra vô cùng khốc liệt, phần lớn cử tri đều đã có quyết định của riêng mình vào giai đoạn cuối cùng này. Do vậy, cả hai bên đều đang tập trung khích lệ người ủng hộ đi bỏ phiếu, đồng thời dùng những nỗ lực cuối cùng để giành được sự ủng hộ của cử tri trung lập ở một số bang dao động. Kết quả bỏ phiếu ở 7 bang dao động này sẽ quyết định Trump hay Harris sẽ là người chiến thắng. Continue reading “Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?”

Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc

Nguồn: Paul Huang, “Taiwanese Missile Units Are Giving Away Their Positions to China,” Foreign Policy, 21/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Đài Loan vẫn chưa thích nghi với thời đại tình báo nguồn mở.

Lại là một ngày bình thường ở Đài Loan, khi Trung Quốc phát động một đợt tập trận quân sự mới. Trong lúc các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc một lần nữa hung hăng bay vòng quanh Đài Loan, Đài Bắc đã điều động quân đội của mình đến các vị trí phòng thủ trên khắp hòn đảo. Một trong số những vị trí quan trọng nhất là một nhóm các đơn vị mặt đất di động mang theo tên lửa chống hạm để ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm lược. Tuy nhiên, người Đài Loan không biết rằng các hoạt động của họ đã bị lộ, và những nơi ẩn náu được cho là bí mật của họ đã bị tình báo Trung Quốc theo dõi một cách dễ dàng. Nếu đây là một cuộc chiến thực sự, họ sẽ chỉ còn cách sự hủy diệt vài giây. Continue reading “Các đơn vị tên lửa Đài Loan đang tự tiết lộ vị trí của họ cho Trung Quốc”

Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?

Nguồn:  Ju Hyung Kim, “What Would Be Japan’s Role in a New Korean War?”, War on the Rock, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa tầm xa, nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan, cùng với các phản ứng quân sự của Mỹ, đang chi phối các cuộc thảo luận về an ninh Đông Á, việc thành lập Khung hợp tác an ninh ba bên (Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản) gần đây đã làm dấy lên câu hỏi liệu nó có bao gồm các kế hoạch hành động chi tiết cho các tình huống bất ngờ trong khu vực, chẳng hạn như xung đột toàn diện đồng thời trên Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan hay không. Với các chi tiết cụ thể của Khung hợp tác an ninh ba bên vẫn còn được giữ bí mật, và sự không chắc chắn về việc liệu nó có phát triển thành một tổ chức tương đương NATO ở Đông Á (Tổ chức Hiệp ước châu Á – Thái Bình Dương, một khái niệm do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đề xuất vào những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa), vẫn chưa rõ ba nền dân chủ lớn trong khu vực – Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ cùng nhau ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy như thế nào. Continue reading “Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?”

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru

Nguồn: Trần Cương, 陈刚:窜访台湾、建立亚洲版北约,日本真要“石破”天惊了?, Guancha, 28/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Năm nay là lần thứ 5 Ishiba Shigeru (67 tuổi) tham gia cuộc bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bốn lần trước, ông đều thất bại và lần này là một trận sống mái.

Mặc dù công chúng đặt nhiều kỳ vọng vào Ishiba nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý kiến ​​của công chúng với 368 nghị viên LDP trong Quốc hội và 1,05 triệu đảng viên của LDP. Một ngày trước cuộc bầu cử, truyền thông Nhật Bản đưa tin về thái độ của Aso Taro, vị chính khách 84 tuổi được mệnh danh là “kẻ lập vua” (kingmaker) của đảng này: Continue reading “Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru”

Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping has Shigeru Ishiba walking a diplomatic tightrope,” Nikkei Asia, 03/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức trong bối cảnh các doanh nghiệp lo ngại về an toàn ở Trung Quốc.

Một sự kiện đã xảy ra vào đêm trước cuộc bầu cử để tìm ra lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản vào ngày 27/09, khi Shigeru Ishiba giành chiến thắng ngoạn mục.

Sự kiện này diễn ra tại buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Continue reading “Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao”

Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Nguồn: Dư Đông Huy, 中评关注:中美最新战略沟通之同与不同, CRNTT, 29/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc. Continue reading “Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất”

Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc

Nguồn: Ian Seow Cheng Wei, “What Is Driving Thailand and China’s ‘Falcon Strike’ Air Force Exercises?”, The Diplomat, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thần thoại Trung Quốc và Thái Lan đều có những sinh vật bay huyền thoại: rồng và quái thú nửa người nửa đại bàng Garuda. Khi Trung Quốc và Thái Lan thực hiện cuộc tập trận không quân chung đầu tiên vào năm 2015, họ đã đặt tên cho nó là “Falcon Strike”, một sự gợi nhớ đến thần thoại phong phú của cả hai quốc gia.

Vào tháng tám, Bộ Quốc phòng Trung Quốc (MND) đã công bố cuộc tập trận “Falcon Strike 2024” sắp tới, dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Udorn Thani, một cơ sở quân sự cũ của Mỹ gần Vịnh Thái Lan. Cuộc tập trận, bắt đầu vào ngày 19 tháng 8, sẽ chứng kiến ​​hai lực lượng không quân tham gia các cuộc tập trận mô phỏng “hỗ trợ xuyên biên giới, triển khai lực lượng, phòng thủ không quân chung, [và] tấn công chung.” Continue reading “Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc”

Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Nguồn: Wang Jisi, Hu Ran, và Zhao Jianwei, “Does China Prefer Harris or Trump,” Foreign Affairs, 01/08/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vì sao các chiến lược gia Trung Quốc lại cho rằng ít có sự khác biệt giữa hai ứng cử viên

Trong những tuần gần đây, các biến động trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay từ trước mùa hè, các nước đã tính toán đến những hệ quả từ việc cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, hoặc ngược lại, những gì mà một nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joe Biden có thể mang đến. Với nhiều nước, hai kịch bản này mở ra những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau về địa chính trị và vai trò tương lai của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ?”

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Nguồn: Changwook Ju và Joshua Byun, “China’s Nuclear Taboo Isn’t as Strong as It Seems,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kết quả nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về một lý thuyết đã có từ lâu.

Cấm kỵ hạt nhân (nuclear taboo), một thuật ngữ do nhà khoa học chính trị Nina Tannenwald đặt ra vào những năm 1990, đã trở thành một trong những ý tưởng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ quốc tế đương đại, xuất hiện không chỉ trên các ấn phẩm học thuật lớn mà còn trong các tuyên bố của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và bài giảng của những người đoạt giải Nobel. Khái niệm này cho rằng sau Thế chiến II, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân đã trở nên đáng bị chỉ trích đến mức các nhà lãnh đạo sẽ tránh xa lựa chọn này ngay cả khi nó hợp lý về mặt chiến lược. Continue reading “Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng”

Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Derek Grossman, “Russia Is a Strategic Spoiler in the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh và Washington tranh giành quyền bá chủ, Moscow vẫn có ảnh hưởng đáng gờm.

Dù phần lớn chính sách đối ngoại của Nga đang tập trung vào Trung Đông, Châu Phi, và kể từ tháng 2/2022 là việc chinh phục Ukraine, Moscow gần đây đã cho thấy rằng họ vẫn có sự hiện diện đáng gờm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc, Triều Tiên, và Việt Nam để củng cố các quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Ngoài ra, Putin cũng gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moscow, trong một cuộc gặp mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi là “một đòn giáng tàn khốc vào những nỗ lực hòa bình.” Continue reading “Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn

Nguồn: Masahiro Matsumura, “Taiwan must resolve its defense approach for help to be effective”, Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bất chấp việc phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ một cuộc tấn công của Trung Quốc, giới chức quốc phòng Đài Loan vẫn chia rẽ sâu sắc về chiến lược phòng thủ của hòn đảo này.

Với sự chênh lệch rõ rệt về sức mạnh quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Đài Bắc đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mua sắm các loại vũ khí phù hợp, đặc biệt khi nguồn lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với việc không thể tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?

Nguồn: Audrey Thill, “How Myanmar’s Wood Funds Its Brutal Military”, Foreign Policy, 11/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Theo số liệu từ Dự án Dữ liệu Vị trí và Sự kiện Xung đột Vũ trang, Myanmar được xếp hạng là nơi bạo lực nhất thế giới, đứng trên cả Syria và Palestine. Kể từ cuộc đảo chính năm 2021, cộng đồng quốc tế đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm hạn chế khả năng làm giàu từ tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh doanh của các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Một số chuyên gia cho rằng chế độ quân sự hiện tại đang yếu hơn so với trước đây, một phần là do thành công của mặt trận thống nhất các tổ chức vũ trang dân tộc vốn đã phối hợp tấn công chính quyền từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, chiến dịch “bốn vết cắt” tàn bạo và không ngừng nghỉ của quân đội cho thấy khả năng chống chịu của họ trước lực lượng kháng chiến  và sự cô lập về kinh tế. Continue reading “Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?”

Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Lyle Goldstein, “China Is Drawing Lessons From D-Day for an Invasion of Taiwan”, The Diplomat, 06/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lễ kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ Normandy trở thành một dịp trang trọng hơn bao giờ hết khi tình hình an ninh châu Âu ngày nay vẫn đang gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên, việc suy ngẫm kỹ về chiến thắng vang dội của quân Đồng minh trên các bãi biển nước Pháp 80 năm trước thực sự có thể mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng với thực tế mới của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan”