Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử

Nguồn: Paul Krugman, “Ukraine Aid in the Light of History,” New York Times, 23/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Bảy vừa qua, Hạ viện Mỹ cuối cùng đã vượt qua sự phản đối của phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) và thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine. Chính quyền Biden có lẽ đã chuẩn bị sẵn vật tư, chỉ còn chờ sự cho phép của Quốc hội, vậy nên chúng ta sẽ sớm thấy được tác động của bước đột phá về mặt lập pháp này. Continue reading “Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử”

Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin is waiting for Washington to go silent,” Financial Times, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội tái lập phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB.

Trong cuốn hồi ký First Person (Người thứ nhất), xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng Quân đóng gần đó đến bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được đã khiến ông bị sốc: “Chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moscow. Và Moscow đang im lặng.” Putin sau đó nói: “Khi ấy, tôi có cảm giác rằng đất nước này không còn tồn tại nữa. Rằng nó đã biến mất.” Continue reading “Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn

 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Katyn (tiếng Nga: Катын) là tên một cánh rừng nằm ở phía tây thành phố Smolensk của nước Nga, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Nơi đây vào tháng 4-5 năm 1940 từng xảy ra vụ xử bắn 25 nghìn người Ba Lan. Vụ thảm sát “lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ 20” này là kết quả thi hành hai văn bản: Quyết định số 13/144 do ban lãnh đạo cao nhất Liên Xô đứng đầu là Stalin thông qua ngày 5/3/1940 (Lạ thay, 5/3 cũng là ngày mất của Stalin 13 năm sau đó!) và Sắc lệnh số 00350 do Beria, Bộ trưởng Bộ Ủy viên Nhân dân Nội vụ Liên Xô ký. Điều đáng lên án nữa là trong một thời gian dài ban lãnh đạo Liên Xô từ Stalin cho tới Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa dối nhân dân Liên Xô và thế giới nhằm chối bỏ tội ác của họ trong vụ thảm sát này. Họ nói quân đội phát xít Đức sau khi tiến vào đất Liên Xô (22/6/1941) đã gây ra vụ giết người đó. Continue reading “Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn”

Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Why Europe Can’t Get Its Military Act Together”, Foreign Policy, 21/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trên con đường tự chủ quân sự.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ở châu Âu khi ông phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử rằng ông sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với bất kỳ nước nào mà ông cho là không hoàn thành nghĩa vụ quốc phòng. Các nước châu Âu vốn đã lo lắng về khả năng ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và những phát biểu mới nhất này đã khiến mối lo ngại đó tăng cao. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Van der Leyen nói với tờ Financial Times vài ngày sau đó rằng châu Âu đang phải đối mặt với một thế giới “ngày càng khắc nghiệt hơn” và “chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn và chi tiêu theo cách của châu Âu”. Continue reading “Tại sao châu Âu chưa thể tự chủ quân sự?”

Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?

Nguồn: Janan Ganesh, “How Europe should negotiate with Donald Trump,” Financial Times, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump bị ám ảnh bởi tiền bạc nhưng hồ sơ cho thấy không phải lúc nào ông ta cũng cứng rắn trong đàm phán.

Có lẽ bởi vì nó không mang tính tục tĩu hay gây sốc, nên tuyên bố đáng chú ý nhất mà Donald Trump đưa ra kể từ khi rời nhiệm sở đã không thu hút được sự chú ý của thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News hồi mùa hè năm ngoái, khi được hỏi liệu ông có bảo vệ Đài Loan bằng vũ lực hay không, ông nói hòn đảo này, nơi kiếm bộn tiền từ chất bán dẫn, “đã cướp mất công việc kinh doanh của chúng ta.” Continue reading “Châu Âu nên đàm phán với Donald Trump như thế nào?”

Tại sao nước Anh không còn khả năng tự vệ?

Nguồn: Eliot Wilson, “Britain can no longer defend itself“, The Spectator, 17/02/2024.

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Lục quân Anh có 152.800 quân. Chính phủ Tony Blair đã cắt giảm số lượng này xuống còn 110.000 binh sĩ, đến thời chính phủ David Cameron lại giảm còn 87.000 quân. Chưa hết, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã đẩy nhanh kế hoạch để giảm số lượng binh sĩ xuống còn 82.000 người. Tuy nhiên, có một số báo cáo cho thấy lục quân sẽ sớm chỉ còn 67,800 binh sĩ. Continue reading “Tại sao nước Anh không còn khả năng tự vệ?”

Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine

Nguồn: Nicolai N. Petro, “Ukraine Has a Civil Rights Problem,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình đoàn kết thời chiến cũng không thể giúp hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Nửa cuối năm 2022, khi việc Ukraine chiến thắng Nga vẫn còn là một viễn cảnh xa vời, những tiếng nói chất vấn các chính sách đối nội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là rất hiếm. Tuy nhiên, giờ đây, dù những lời chỉ trích chiến lược quân sự của Kyiv vẫn là điều cấm kỵ, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến những cuộc tranh luận thẳng thắn trên mạng xã hội Ukraine về tương lai của đất nước sau chiến tranh, và ai sẽ là người xây dựng tương lai ấy. Continue reading “Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine”

Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?

Nguồn: Who is Geert Wilders, the surprise winner of the Dutch election?“, The Economist, 24/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo đã có một sự nghiệp lâu dài, nhưng đây là kết quả tốt nhất của ông

Ngày 22 tháng 11 Đảng Vì Tự do (PVV) chống người nhập cư của Geert Wilders đã về nhất trong cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan , giành được 37 trong số 150 ghế trong quốc hội, tương đương 23,6% số phiếu bầu. Chiến thắng của ông là một bất ngờ lớn. Nhưng người được hưởng lợi từ việc đột ngột chuyển hướng sang cánh hữu này không phải là một nhân vật mới nổi. Wilders, 60 tuổi, là nghị sĩ tại vị lâu nhất trong quốc hội Hà Lan, ông gia nhập Quốc hội Hà Lan vào năm 1998 với tư cách là thành viên của Đảng Tự do trung hữu (VVD). Ông rời đảng đó vào năm 2004 vì ông cho là đảng này mềm mỏng với Hồi giáo, và thành lập PVV vào năm 2006. Ông luôn có được sự ủng hộ vững chắc của cử tri, nhưng hầu như dành toàn bộ sự nghiệp nghị sĩ của mình ở bên lề, bị ảnh hưởng bởi việc các đảng khác từ chối hợp tác với ông. Giờ đây, có nhiều khả năng điều này sẽ thay đổi. Continue reading “Geert Wilders, người chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Hà Lan, là ai?”

Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu

Nguồn: David Shedd và Ivana Stradner, “Russia’s Second Front in Europe”, Foreign Affairs, 7/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây phải ngăn Putin kích động xung đột ở Balkan.

Cuối tháng 9, Serbia đã triển khai vũ khí tiên tiến tại biên giới với Kosovo, trong một trong những đợt tăng cường quân sự lớn nhất kể từ khi kết thúc cuộc chiến Serbia-Kosovo gần một phần tư thế kỷ trước. Tại Mỹ, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia gọi đây là “đợt huy động chưa từng có tiền lệ của các đơn vị pháo binh, xe tăng, và bộ binh cơ giới tiên tiến của Serbia.” Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gọi điện cho Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, yêu cầu “xuống thang ngay lập tức.” Continue reading “Tây Balkan: Mặt trận thứ hai của Nga ở châu Âu”

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong suy nghĩ của mọi người, để dập tắt một cuộc đảo chính quân sự, hầu như bao giờ cũng phải sử dụng vũ lực, và do đó khó tránh khỏi đổ máu, tàn phá. Nhưng để dập tắt cuộc đảo chính năm 1961 của các tướng lĩnh cấp cao chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Algeria, Tổng thống Pháp De Gaule (Đờ-Gôn) đã sử dụng một thứ “vũ khí” duy nhất là … những chiếc đài thu thanh bán dẫn! Continue reading “Tổng thống De Gaule dập tắt âm mưu đảo chính năm 1961 như thế nào?”

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nguồn: Jo Inge Bekkevold, “No, the World Is Not Multipolar,” Foreign Policy, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Continue reading “Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Nguồn: Margarita Konaev và Owen J. Daniels, “The Russians Are Getting Better,” Foreign Affairs, 06/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đã học được gì ở Ukraine?

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã diễn ra chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của các đồng minh và những người ủng hộ nước này. Quân đội Ukraine đã tỏ ra cực kỳ thành thạo trong việc nhanh chóng kết hợp các khả năng và công nghệ mới vào hoạt động của mình, chiến đấu dũng cảm và tương đối hiệu quả để chống lại kẻ thù có quân số vượt trội và không thực sự quan tâm đến tổn thất của chính mình hay các luật về chiến tranh. Dù vậy, mỗi bước tiến đều diễn ra rất chậm và mỗi phần lãnh thổ được giải phóng đều phải trả giá đắt. Phải sau ba tháng chiến đấu cam go, Ukraine mới bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể, xuyên thủng một số phòng tuyến của Nga ở phía đông nam đất nước, và giành lại lãnh thổ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Continue reading “Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?”

Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Nguồn: Justin Scheck và Thomas Gibbons-Neff, “Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo,” New York Times, 12/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống. Continue reading “Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine”

Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Châu Âu “già nua”

Vài năm gần đây, hình ảnh về một châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội châu Âu.

Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị châu Âu đã lỗi thời.

Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy. Nhưng trước hết, chúng tôi muốn điểm qua cội nguồn của những quan niệm đã làm nảy sinh định kiến này. Continue reading “Giá trị châu Âu: Những gợi ý cho sự phát triển”

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Tác giả: Cao Chí Khải (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ghi chú của biên tập viên Thời báo Hoàn cầu: Cuộc khủng hoảng Ukraine đã leo thang toàn diện trong hơn một năm, chiến tranh liên miên đã đem lại tổn thất to lớn cho cả Ukraine và Nga. Trung tuần tháng 7 vừa qua, ông Cao Chí Khải (Gao Zhikai), phó giám đốc Globalization Think Tank (CCG), đã đến Kiev, thủ đô Ukraine, để nghiên cứu và điều tra tình hình thực địa. Mới đây, ông đã kể lại cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở đó, cũng như cảm xúc của ông sau khi giao tiếp với người Ukraine thuộc các ngành nghề khác nhau. Cao Chí Khải mong rằng chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, mong rằng người dân Ukraine có thể sống một cuộc sống hòa bình, hài hòa, phát triển và thịnh vượng. Ông nói: “Hòa bình sẽ không đến một cách dễ dàng, nhưng hoà bình đáng được giành lấy bằng tất cả mọi cố gắng.” Bài viết này được biên soạn dựa trên lời kể của ông Cao Chí Khải. Continue reading “Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev”