Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?

Nguồn: Christina Lu, “How Much Leverage Does China Really Have Over Iran?,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington muốn Bắc Kinh kiềm chế Tehran, nhưng giới chuyên gia cho rằng điều đó không đơn giản.

Ngay từ trước khi Iran phóng hàng trăm máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, các quan chức Mỹ đã thúc giục Trung Quốc – một đối tác thương mại hàng đầu của Iran – sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tehran hạn chế các hành động khiêu khích của họ và của các lực lượng ủy nhiệm trên khắp Trung Đông. Continue reading “Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM

Trong nhận xét mà ông đưa ra vào ngày 29/03, ngay sau khi kết thúc đàm phán, Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, rõ ràng đã rất lạc quan. Ông giải thích rằng các cuộc thảo luận xoay quanh hiệp ước về tính trung lập của Ukraine đang bước vào giai đoạn thực tế, và rằng – bất chấp những điều khoản phức tạp do hiệp ước có nhiều bên đảm bảo tiềm năng – Putin và Zelensky có lẽ sẽ ký nó tại một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai gần. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P2)”

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)

Nguồn: Samuel Charap và Sergey Radchenko, “The Talks That Could Have Ended the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự kiện ngoại giao bí mật, tuy chỉ tồn tại ngắn ngủi, nhưng chứa đựng bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Rạng sáng ngày 24/02/2022, không quân Nga đồng loạt tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine. Cùng lúc đó, bộ binh và thiết giáp của Moscow từ phía bắc, phía đông, và phía nam tràn vào Ukraine. Trong những ngày tiếp theo, quân Nga đã cố gắng bao vây Kyiv.

Đó là những ngày và những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược vốn dĩ có thể dẫn đến việc Ukraine bị Nga đánh bại và khuất phục. Khi nhìn lại, thật kỳ diệu là điều đó đã không xảy ra. Continue reading “Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1)”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?

Nguồn: David Wallace-Wells, “What War by A.I. Actually Looks Like,” New York Times, 10/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng 11 vừa qua, tạp chí cánh tả +972Local Call của Israel đã công bố một cuộc điều tra gây lo ngại của nhà báo Yuval Abraham, về việc Lực lượng Phòng vệ Israel sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo để xác định các mục tiêu ở Gaza – điều mà một cựu quan chức tình báo mô tả là “nhà máy ám sát hàng loạt.”

Vào một thời điểm đang có hàng loạt những viễn cảnh về ngày tận thế do AI gây ra – những viễn cảnh đôi khi là về các hệ thống vũ khí tự động bất ngờ nổi loạn – chúng ta có lẽ mong đợi một phản ứng dữ dội và đáng báo động. Nhưng thay vào đó, báo cáo về một cuộc chiến đang được tiến hành một phần bởi AI lại chỉ tạo nên một gợn sóng nhỏ trong các cuộc tranh luận về cách thức tiến hành chiến tranh của Israel ở Gaza. Continue reading “Chiến tranh AI thực sự sẽ như thế nào?”

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Nguồn: Eliot A. Cohen, “The Coalition of Malevolent”, The Atlantic, 14/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuộc tấn công của Iran vào Israel chỉ là một chiến dịch trong một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Vợ tôi, một người lưu trữ hình ảnh, thường xuyên chỉ ra rằng tất cả hình ảnh tĩnh đều là kết quả của quá trình cắt xén kép – lát cắt theo thời gian (chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước hoặc sau khoảnh khắc đó) và lát cắt theo không gian (chúng ta không biết những gì xảy ra bên ngoài khung hình của nhiếp ảnh gia). Tương tự như vậy, các xung đột bạo lực, chẳng hạn như loạt 300 drone, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần đây của Iran nhằm vào Israel, cũng vậy. Để hiểu những gì chúng ta đang quan sát, chúng ta cần phải nhìn ra xa hơn khung hình của những thứ chúng ta nhìn thấy ban đầu. Continue reading “Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ””

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin

Nguồn: Casey Michel, “How Aleksandr Solzhenitsyn Became Putin’s Spiritual Guru,” Foreign Policy, 07/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện kỳ lạ về một anh hùng văn học toàn cầu, người đã truyền cảm hứng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Năm 1990, khi Liên Xô đang dần tiến tới sự tan rã cuối cùng, một nhà văn Nga nổi tiếng đã phác thảo một kế hoạch cho tương lai hậu Xô-viết. Như nhà văn này đã vạch ra, Nga phải cởi bỏ xiềng xích của thời Liên Xô bằng cách loại bỏ Đảng Cộng sản đang khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, ông nói thêm, Điện Kremlin nên để một loạt các thuộc địa cũ của Moscow, đặc biệt là ở những nơi như Baltic, Caucasus, và phần lớn Trung Á, được tự do. Continue reading “Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin”

Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn

Nguồn: Derek Grossman, “Putin’s embrace of Kim Jong Un has its limits,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm Triều Tiên sắp tới của Putin sẽ giúp quan hệ song phương trở nên sâu sắc hơn, nhưng Nga vẫn thận trọng.

Alexander Matsegora, Đại sứ Nga tại Triều Tiên, dự đoán năm nay sẽ là một “năm đột phá” cho quan hệ đối tác giữa hai nước.

Có lẽ ông ấy đúng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch tới thăm Bình Nhưỡng trong những tháng tới để gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, và đáp lại chuyến thăm của ông Kim vào tháng 9 năm ngoái tới vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chuyến thăm diễn ra, nó sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bình Nhưỡng kể từ năm 2000 khi ông tới gặp Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo hiện tại. Continue reading “Sự ủng hộ của Putin dành cho Kim Jong Un vẫn có giới hạn”

Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này

Nguồn: Mairav Zonszein, “The Problem Isn’t Just Netanyahu, It’s Israeli Society,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù đổ lỗi cho thủ tướng, nhưng phần lớn các công dân Israel gốc Do Thái vẫn ủng hộ các chính sách mang tính chất tàn phá của ông ở Gaza và các khu vực khác.

Khi Lãnh đạo đa số ở Thượng viện Chuck Schumer, một trong những nhà lập pháp ủng hộ Israel trung thành nhất ở nước Mỹ, và là quan chức gốc Do Thái cấp cao nhất ở Washington, lên tiếng kêu gọi lật đổ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay tại Thượng viện vào giữa tháng 3, đó là một thời khắc mang tính bước ngoặt đối với bất kỳ ai theo dõi vai trò của Israel trong nền chính trị Mỹ. Continue reading “Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này”

Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine, Gaza and the rise of identity geopolitics,” Financial Times, 25/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lương tâm toàn cầu chuyển động theo những cách thức bí ẩn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Gaza, một video TikTok của John Kirby đã được lan truyền rộng rãi. Ở phần đầu tiên, người phát ngôn Nhà Trắng tỏ ra điềm tĩnh khi mô tả thương vong của dân thường ở Gaza là một phần của thực tế chiến tranh “tàn bạo và xấu xí.” Còn trong phần thứ hai, ông lại nghẹn ngào khi mô tả nỗi kinh hoàng của mình trước cái chết của thường dân ở Ukraine.

Đối với những người chỉ trích chính quyền Biden, video đó đã tóm tắt thứ tiêu chuẩn kép của nước Mỹ. Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận về cách đối xử với Ukraine và Gaza đã bỏ qua một quan điểm rộng hơn về lòng trắc ẩn có chọn lọc. Những bi kịch ở Ukraine, Gaza và Israel đều được chú ý nhiều hơn các cuộc chiến và thảm hoạ nhân đạo ở những nơi khác trên thế giới. Continue reading “Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc”

Ai đang tấn công nước Nga?

Nguồn: Bret Stephens, “Who Is Blowing Up Russia?,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có hai giả thuyết hợp lý nhằm giải thích vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ngày 22/03/2024 vào một nhà hát bên ngoài Moscow, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng. Giả thuyết thứ nhất: đây là một công việc nội bộ – được dàn dựng bởi các cơ quan an ninh Nga, hoặc chí ít cũng được thực hiện với sự biết trước của họ.

Giả thuyết thứ hai là không phải vậy.

Trong các xã hội mở, các thuyết âm mưu thường chỉ dành cho kẻ lập dị. Nhưng trong các xã hội khép kín, chúng là một cách hợp lý (không phải lúc nào cũng đúng) để hiểu các hiện tượng chính trị. Continue reading “Ai đang tấn công nước Nga?”

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Trong không gian hậu Chiến tranh Lạnh các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ bó hẹp trong xung đột quân sự mà còn mở rộng thêm nhiều thách thức an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm… Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài gia tăng đi kèm với nhu cầu đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản ở nước sở tại. Từ đó các tổ chức an ninh tư nhân (PSC) ra đời cung cấp dịch vụ bảo an ở những điểm nóng. Trước những cái tên nổi tiếng như Wagner của Nga hay Blackwater của Mỹ, Trung Quốc cũng có những tổ chức an ninh tư nhân riêng nhưng cách thức hoạt động và nhiệm vụ thực hiện có những khác biệt so với các tổ chức an ninh tư nhân của hai siêu cường trên. Với quá trình triển khai sáng kiến BRI rộng rãi vai trò của các tổ chức an ninh tư nhân với Trung Quốc đương đại thể hiện ra sao? Xu hướng phát triển trong tương lai của những tổ chức này như thế nào? Continue reading “Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc”

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”