Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “Trump 2.0 Could Give China a Headache in Southeast Asia,” Foreign Policy, 20/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính quyền đa dạng trong khu vực có thể hòa hợp hơn với chính quyền Trump mới.

Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1 tới sẽ mang lại cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Đông Nam Á. Một mặt, chính quyền mới dường như đang chuẩn bị tái khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, tập trung vào việc chống lại Trung Quốc, đồng thời tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác trên khắp khu vực. Một số quốc gia, cụ thể là Philippines và Việt Nam, sẽ hoan nghênh cách tiếp cận này. Những quốc gia khác, như Indonesia và Singapore, có thể lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh trong khu vực của họ. Tuy nhiên, việc Trump giảm ưu tiên thúc đẩy các giá trị – chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền – ở nước ngoài để ủng hộ một cách tiếp cận mang tính giao dịch nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ nhận được sự hoan nghênh lớn hơn, đặc biệt là từ các chế độ chuyên chế và bán chuyên chế bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, các chính sách tiềm năng của Trump có thể đưa Mỹ vào vị thế tốt hơn để cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc trong khu vực này. Continue reading “Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á”

Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra

Nguồn: Francesca Regalado, “Old missteps haunt Thailand’s billionaire Shinawatras,” Nikkei Asia, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường của nhà Shinawatra đã làm nổi bật quan hệ căng thẳng giữa tiền bạc và quyền lực ở Thái Lan.

Sự sụp đổ và trỗi dậy của hai thủ tướng mới nhất của Thái Lan có thể được minh họa thông qua mức giá cổ phiếu của các công ty của gia đình họ trong tuần định mệnh tháng 8 khi Srettha Thavisin bị lật đổ và Paetongtarn Shinawatra được bầu làm người kế nhiệm. Continue reading “Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra”

Vì sao Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?

Nguồn: Văn Thiếu Khanh, 柬埔寨“退群”,想要摆脱越南的控制?, Huxiu, 09/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Việc Việt Nam coi Lào và Campuchia nằm trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình vốn không phải điều gì bí mật. Dưới ảnh hưởng phức tạp của bối cảnh lịch sử, tình cảm dân tộc, môi trường trong và ngoài khu vực, tham vọng địa chính trị của Hà Nội lại một lần nữa gây sóng gió trên bán đảo Đông Dương trong thời gian gần đây.

Ngày 20/9, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã công bố quyết định về việc Campuchia sẽ rút khỏi khuôn khổ hợp tác “Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam” (CLV-DTA, sau đây gọi tắt là thỏa thuận Tam giác), đồng thời đã gửi thông báo chính thức tới Việt Nam và Lào. Continue reading “Vì sao Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?”

Cuộc đua AI ở Đông Nam Á

Nguồn: Sarosh Nagar và Sergio Imparato, “The Global AI Market No One Is Watching,” The Diplomat, 28/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao thế giới nên chú ý đến cuộc đua AI ở Đông Nam Á?

Bản báo cáo mới được công bố gần đây của Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của thế giới đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Hầu hết sự chú ý toàn cầu đối với AI đều đang đổ dồn vào Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia với nhiều nhà phát triển mô hình nền tảng hàng đầu thế giới. Một số khu vực khác cũng nhận được sự chú ý đáng kể – từ Đạo luật AI của Châu Âu, đến các nỗ lực của Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp mới đến Vùng Vịnh. Continue reading “Cuộc đua AI ở Đông Nam Á”

Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc

Nguồn: Ian Seow Cheng Wei, “What Is Driving Thailand and China’s ‘Falcon Strike’ Air Force Exercises?”, The Diplomat, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thần thoại Trung Quốc và Thái Lan đều có những sinh vật bay huyền thoại: rồng và quái thú nửa người nửa đại bàng Garuda. Khi Trung Quốc và Thái Lan thực hiện cuộc tập trận không quân chung đầu tiên vào năm 2015, họ đã đặt tên cho nó là “Falcon Strike”, một sự gợi nhớ đến thần thoại phong phú của cả hai quốc gia.

Vào tháng tám, Bộ Quốc phòng Trung Quốc (MND) đã công bố cuộc tập trận “Falcon Strike 2024” sắp tới, dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Udorn Thani, một cơ sở quân sự cũ của Mỹ gần Vịnh Thái Lan. Cuộc tập trận, bắt đầu vào ngày 19 tháng 8, sẽ chứng kiến ​​hai lực lượng không quân tham gia các cuộc tập trận mô phỏng “hỗ trợ xuyên biên giới, triển khai lực lượng, phòng thủ không quân chung, [và] tấn công chung.” Continue reading “Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc”

Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “Thailand’s era of economic stagnation,” Bangkok Post, 05/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau hai mươi năm bất ổn và hỗn loạn chính trị, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của suy sụp và tuyệt vọng. Suốt nhiều thập niên, nền kinh tế Thái Lan đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Nhưng biệt danh “Chảo chống dính Thái Lan” (“Teflon Thailand”, chỉ khả năng chống chịu trước các khó khăn của nền kinh tế Thái Lan – NBT) có lẽ đã trở thành dĩ vãng. Các tít báo đều nói rằng nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống nhanh chóng. Trừ phi có những cải cách chính trị cơ bản, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp với nguy cơ trì trệ trầm trọng. Continue reading “Học giả nổi tiếng lo kinh tế Thái Lan tụt hậu, bị Việt Nam vượt mặt”

Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore

Nguồn:Lawrence Wong in his own words,” The Economist, 08/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng tiếp theo của Singapore trả lời phỏng vấn của The Economist.

The Economist: Xin cảm ơn ông vì đã đồng ý tham gia buổi phỏng vấn này cùng với The Economist. Trong vài ngày nữa, ông sẽ trở thành Thủ tướng Singapore, đất nước đã thành công rực rỡ nhờ thái độ cởi mở và đã hưởng lợi từ toàn cầu hóa.

Lawrence Wong: Đúng vậy.

The Economist: Ông đã gọi đất nước mình là quốc gia không thể tin được và một phép lạ –

Lawrence Wong: Đến giờ điều đó vẫn đúng. Continue reading “Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore”

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á

Nguồn: “Chinese firms are expanding in South-East AsiaThe Economist, 25/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào năm 2021, những người sáng lập PalFish, một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên kết nối giáo viên và học sinh tiếng Anh, đã nhận ra rằng tương lai của công ty sẽ nằm ở nước ngoài. Khi ấy chính phủ Trung Quốc vừa phát động một cuộc trấn áp đối với hoạt động dạy thêm, sau khi chủ tịch Tập Cận Bình cáo buộc ngành này đang lợi dụng những lo lắng về giáo dục của các bậc phụ huynh Trung Quốc. Công ty đã cân nhắc việc mở rộng sang Mỹ Latin, Trung Đông, hoặc Nga, nhưng rồi quyết định đổ bộ vào Đông Nam Á. Chỉ ba năm sau, giờ đây có 10 triệu học sinh Đông Nam Á sử dụng PalFish. Continue reading “Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng xuống Đông Nam Á”

Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?

Nguồn: Trung Phi Đằng (钟飞腾), “如此重要的东南亚,我们为何突然陌生?”, Guancha, 20/04/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Nhắc đến Đông Nam Á, có lẽ đây là nơi mà người Trung Quốc quen thuộc nhất ngoài Đông Á (thường là Đông Bắc Á theo nghĩa hẹp). Bên cạnh việc giao thương rất phát triển với xứ Nam Dương từ thời cổ đại, người Trung Quốc cũng di cư đến Nam Dương với quy mô lớn trong thời cận đại và hình thành nên xã hội người Hoa ở Đông Nam Á, mối liên kết văn hóa tự nhiên này khiến Trung Quốc luôn cảm thấy Đông Nam Á không hề khó hiểu. Trong những năm gần đây, một lượng lớn các doanh nghiệp Trung Quốc đổ ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý gần gũi, đương nhiên trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu. Continue reading “Đông Nam Á đang dần trở nên xa lạ với Trung Quốc?”

Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Richard Ghiasy, Julie Yu-Wen Chen và Jagannath P. Panda, “Convergence in Vietnam, EU Interests a Harbinger of Indo-Pacific Order?”, ISDP, 24/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, các chuyến thăm gần như liên tiếp của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tới Mỹ và Trung Quốc cho thấy chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (ÂĐD – TBD) và những tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Một phần lớn của (tình trạng được cho là) rối ren ở ÂĐD – TBD bắt nguồn từ Biển Đông, và một trong những thách thức chính của Việt Nam là thiết lập trật tự trên các vùng biển biên giới. Continue reading “Lợi ích chung Việt Nam-EU và trật tự mới tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo

Nguồn: Niem Chheng, “Hun Sen declares ‘no backdown, negotiations’ on canal project”, Phnom Penh Post, 27/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan Techo dài 180 km.

Ông nhấn mạnh Hiệp định Mekong năm 1995 không yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban sông Mê Công (MRC) phải làm như vậy.

“Tôi sẽ không nhượng bộ về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần thiết phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, ông nói khi phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Oknha Campuchia tổ chức vào tối 26/4. Continue reading “Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo”

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ

Nguồn: Tsubasa Suruga, “Majority of ASEAN people favor China over U.S., survey finds,” Nikkei Asia, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần đầu tiên, Bắc Kinh trở thành lựa chọn ưa thích của Đông Nam Á so với Washington.

Hôm thứ Ba, một cuộc khảo sát khu vực của một viện chính sách có trụ sở tại Singapore tiết lộ: hơn một nửa dân số Đông Nam Á hiện muốn liên kết với Trung Quốc hơn là với Mỹ nếu ASEAN buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ, phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Continue reading “Đa số người dân ASEAN ủng hộ Trung Quốc hơn là Mỹ”

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?

Nguồn: Rahman Yaacob & Jack Sato, “Southeast Asia’s preferred military exercise partner”, The Interpreter, 29/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đâu là lý do Mỹ đứng đầu danh sách về cả số lượng lẫn chất lượng các cuộc tập trận quân sự.

Hiện tại, Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu của Đông Nam Á trong việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Continue reading “Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?”

Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc

Nguồn:, “Singapore cracks down on Chinese influence.” The Economist, 08/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Cơn sốt lễ hội” là cách Trung tâm Văn hóa Trung Quốc Singapore mô tả tâm trạng cả nước trước Tết Nguyên đán vào ngày 10 tháng 2. Nhưng giữa những ngày Tết lại có một cơn sốt khác của chính phủ Singapore: làm thế nào để đối phó với các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Trong tháng 2, một đạo luật mới chống can thiệp từ bên ngoài đã lần đầu tiên được áp dụng với một người Singapore gốc Hồng Kông, Philip Chan. Continue reading “Singapore ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc”

Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu

Nguồn: Kentaro Takeda, “Aging Southeast Asia grapples with weak social safety nets,” Nikkei Asia, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở một số quốc gia trong khu vực, hệ thống lương hưu nhà nước chỉ hỗ trợ chưa đến 30% dân số trong độ tuổi lao động.

Đông Nam Á đang già hóa nhanh chóng, và tỷ lệ cá nhân trong độ tuổi lao động trên tổng dân số được cho là sẽ bắt đầu giảm trong năm nay.

Tình trạng dân số thuận lợi đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực, nhưng hệ thống an sinh xã hội ở nhiều quốc gia vẫn còn thiếu sót. Dù có độ tuổi nghỉ hưu sớm, nhưng chỉ một phần tư tổng dân số trong độ tuổi lao động – những người từ 15 đến 64 tuổi – được hưởng lương hưu nhà nước. Khi các ưu thế nhân khẩu học cạn kiệt dần, nhiều quốc gia đang chịu áp lực phải củng cố hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo đời sống cho người cao tuổi. Continue reading “Thách thức kép của Đông Nam Á: Dân số già hóa và an sinh xã hội yếu”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”