Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình

Nguồn:Xi Jinping’s misguided plan to escape economic stagnationThe Economist, 04/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những tháng vừa qua là giai đoạn kinh tế khó khăn nghiêm trọng nhất của Trung Quốc kể từ khi cuộc cải cách sâu rộng của Đặng Tiểu Bình bắt đầu vào những năm 1990. Năm ngoái nước này ghi nhận mức tăng trưởng 5%, nhưng những trụ cột của phép màu kinh tế mấy thập niên nay đang lung lay. Lực lượng lao động nổi tiếng cần cù của nước này đang bị thu hẹp, cuộc bùng nổ bất động sản điên cuồng nhất trong lịch sử đã đi sang sườn bên kia, và hệ thống thương mại tự do toàn cầu mà Trung Quốc từng dựa vào để làm giàu đang tan rã. Như chúng tôi từng đưa tin, phản ứng của chủ tịch Tập Cận Bình là đẩy mạnh một kế hoạch táo bạo nhằm tái thiết nền kinh tế Trung Quốc. Pha trộn giữa chủ nghĩa công nghệ-không tưởng, kế hoạch hóa tập trung, và nỗi ám ảnh về an ninh, chương trình của ông Tập đặt ra tham vọng Trung Quốc thống trị các ngành công nghiệp tương lai. Nhưng những mâu thuẫn nội tại của gói chính sách sẽ chỉ làm cho người dân Trung Quốc thất vọng và chọc tức phần còn lại của thế giới. Continue reading “Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình”

Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy

Nguồn: Nicholas R. Lardy, “China Is Still Rising,” Foreign Affairs, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đừng đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong hơn hai thập niên, thành tích kinh tế phi thường của Trung Quốc đã gây ấn tượng và cũng gây lo ngại cho phần lớn thế giới, bao gồm cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Nhưng kể từ năm 2019, tốc độ tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng nước này đã đạt đến đỉnh cao của một cường quốc kinh tế. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Joe Biden khẳng định trong Thông điệp Liên bang: “Suốt nhiều năm, tôi đã nghe nhiều người bạn từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nói rằng Trung Quốc đang trên đà phát triển và Mỹ đang tụt lại phía sau. Họ đã nói ngược rồi.”

Những người nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy thường viện dẫn mức chi tiêu hộ gia đình kém, đầu tư tư nhân giảm, và tình trạng giảm phát cố hữu. Họ lập luận rằng, trước khi vượt qua Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài, thậm chí có thể là một thập kỷ mất mát. Continue reading “Trung Quốc vẫn đang trỗi dậy”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn

Nguồn: “How Trump and Biden have failed to cut ties with China”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump và Joe Biden bất đồng trên rất nhiều điểm, nhưng họ có cùng quan điểm về quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Cả hai người đều cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đơn giản là quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai. Do đó, các quan chức Mỹ đi khắp thế giới ca ngợi lợi ích của “friendshoring” – tức dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và đưa đến các thị trường ít rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những tiếng nói ủng hộ, và nhìn chung thực sự lo lắng trước tình hình kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, cũng như tình hình chính trị khó đoán định của nước này. Số lượng đề cập đến “chuyển sản xuất về nước” (reshoring) trong các buổi họp online công bố thu nhập quý đã bùng nổ. Continue reading “Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn”

Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Nguồn: Marina Yue Zhang, “The Tale of 2 Economies: Navigating the Growth Paradox in China,” The Diplomat, 17/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chỉ số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn.

Trung Quốc là một minh chứng điển hình cho nghịch lý tăng trưởng, nơi các chỉ số kinh tế ấn tượng đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn. Một so sánh giữa các con số kinh tế ấn tượng của Trung Quốc và thực tế đời sống của doanh nghiệp và người dân nước này sẽ giải thích cách những mâu thuẫn này cùng tồn tại. Hiểu được những khác biệt này và tìm kiếm giải pháp để thu hẹp chúng sẽ mang lại tác động đáng kể đến quỹ đạo kinh tế và vị thế toàn cầu của Trung Quốc. Continue reading “Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?

Nguồn:, “Could AMD break Nvidia’s chokehold on chips?The Economist, 31/01/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Đây là công cụ tăng tốc AI (AI accelerator) tiên tiến nhất trong ngành,” Lisa Su, CEO của Advanced Micro Devices (AMD), tuyên bố tại buổi ra mắt chip MI300 mới của công ty vào tháng 12. Bà Su trình bày một loạt thông số kỹ thuật: 153 tỷ bóng bán dẫn, 192 gigabyte bộ nhớ, và băng thông bộ nhớ 5,3 terabyte mỗi giây. Tức là lần lượt gấp khoảng 2, 2,4 và 1,6 lần so với H100, chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Nvidia. Trong năm qua, sức mạnh của Nvidia trong vai trò công ty hàng đầu cung cấp phần cứng cho cuộc đua AI đã đưa họ trở thành công ty có giá trị thứ năm nước Mỹ, với vốn hóa thị trường lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng cả những con số lẫn bà Su đều không hề nói dối: MI300 thực sự vượt trội hơn H100. Các nhà đầu tư cũng thích nó – thể hiện qua việc giá cổ phiếu AMD tăng 10% trong ngày hôm sau. Continue reading “Liệu AMD có thể đuổi kịp Nvidia trong cuộc đua chip AI?”

Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới

Nguồn: Parag Khanna, “The Red Sea Crisis Proves China Was Ahead of the Curve,” Foreign Policy, 20/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến Vành đai và Con đường không phải là một âm mưu nham hiểm, mà là bản kế hoạch chi tiết về những gì mọi quốc gia cần trong thời đại của bất ổn và gián đoạn.

Suốt hai tháng qua, sự gia tăng đột ngột các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Eo biển Bab el-Mandeb, vị trí chiến lược nối Biển Đỏ với Biển Ả Rập, đã khiến các hãng vận tải biển lớn nhất thế giới phải tạm dừng quá cảnh qua Kênh đào Suez trong vài tuần – và thậm chí còn phải điều chỉnh lịch trình nhiều hơn sau khi Mỹ và Anh tiến hành các đợt tấn công vào Yemen, khiến căng thẳng leo thang. Continue reading “Khủng hoảng Biển Đỏ chứng minh Trung Quốc đã đi trước thế giới”

Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?

Nguồn: How viable is Arctic shipping?”, The Economist, 18/01/2024

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Bảy trong số mười công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đình chỉ các hải trình qua Biển Đỏ, nơi Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đang tấn công các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu hơn sử dụng Kênh đào Suez, lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Khối lượng thương mại đi qua Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11, sau khi hạn hán nghiêm trọng tấn công các hồ chứa, khiến mực nước hạ thấp. Theo số liệu từ Freightos, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa trực tuyến, mức phí giao ngay cho việc gửi một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã tăng 283% kể từ đầu tháng 12. Continue reading “Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?”

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s spy agency now watches for doomsayers,” Nikkei Asia, 21/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với quyền kiểm soát ‘an ninh kinh tế’ ngày càng tăng, Bộ An ninh Quốc gia đang tỏ ý sẽ mạnh tay đàn áp các ý kiến tiêu cực.

Hồi đầu tháng này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thường niên để đề ra các chính sách kinh tế cho năm tới, nhưng cơ quan tình báo của đất nước lại là cơ quan đầu tiên báo cáo chi tiết về những gì đã được quyết định trong cuộc họp.

Điều kỳ lạ thứ hai là một câu trong tuyên bố được Bộ An ninh Quốc gia đăng trên mạng xã hội WeChat. Nó ám chỉ một cuộc trấn áp những ý kiến tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế”

Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?

Nguồn: C. Raja Mohan, “Is There Such Thing as a Global South?,” Foreign Policy, 09/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách phân loại này khơi gợi nhiều cảm xúc, nhưng về cơ bản, nó là một cách phân loại sai.

Chúng ta cần nói về “Phương Nam toàn cầu” (global south). Nhưng không phải về hơn 120 quốc gia thường được xếp vào danh sách này, mà về chính ý tưởng phương Nam toàn cầu – và cách mà nó đã thống trị diễn ngôn quốc tế trong những năm gần đây. Trước tiên, cần đặt một câu hỏi cơ bản: Có tồn tại cái gọi là phương Nam toàn cầu hay không? Continue reading “Có thực sự tồn tại cái gọi là ‘Phương Nam toàn cầu’?”

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “America should aim for competitive coexistence with China,” Financial Times, 16/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ giữa hai siêu cường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có thể quản lý được nếu Mỹ đi đúng nước cờ.

Bất chấp cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình ở California tuần này, nơi hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại đối thoại quân sự, quan hệ Mỹ – Trung vẫn còn nhiều khó khăn. Một số người Mỹ từng gợi ý về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng Trung Quốc khác với Liên Xô. Bởi vì Mỹ không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Liên Xô, nhưng lại có trao đổi thương mại trị giá 500 tỷ đô la với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc”

Liệu các công ty pin Trung Quốc có trở thành Huawei tiếp theo?

Nguồn: Craig Singleton, “Are Chinese Battery Companies the Next Huawei?,” Foreign Policy, 30/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xe điện, mạng sạc và pin sản xuất tại Trung Quốc tiềm ẩn những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.

Chính quyền Biden mong muốn một nửa số xe hơi mới bán ở Mỹ sẽ chạy bằng điện vào năm 2030. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã thực hiện những bước đi táo bạo hơn, yêu cầu tất cả xe hơi và xe tải mới bán sau năm 2035 đều không phát ra khí thải. Nhìn chung, đó là tin tốt cho Trung Quốc. Continue reading “Liệu các công ty pin Trung Quốc có trở thành Huawei tiếp theo?”

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Continue reading “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”