Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?

Nguồn:Why a new UN treaty to safeguard the “high seas” matters”, The Economist, 08/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Các vùng biển quốc tế bị lãng quên từ lâu cuối cùng sẽ nhận được nhiều sự bảo vệ hơn

Biển cả, thứ bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, có vai trò duy trì và điều hòa sự sống trên hành tinh. Mỗi năm, nó hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon dioxide do nhân loại thải ra. Ngoài ra nó cũng có giá trị kinh tế. Thực phẩm, vận tải biển, du lịch và các hoạt động khác trên đại dương có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la hàng năm. Nhưng gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km vuông đại dương, được gọi là “biển cả”, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading “Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?”

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”

Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

Ngày 24/02/2022, trong bài phát biểu tuyên bố bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ chống lại Ukraine, ông Putin đã nêu những lý do cho cuộc chiến, trong đó có lý do ‘tự vệ’. Luận điệu này sau đó được ông Vasily Nebenzya – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – nhắc lại trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ông Vasily Nebenzya thậm chí còn trích dẫn điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ cho quan điểm ‘tự vệ’ của Nga. Bài viết này phân tích làm rõ những khía cạnh liên quan đến quyền tự vệ của các quốc gia theo Luật pháp quốc tế. Continue reading “Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế”

Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

1. GIỚI THIỆU

Trước khi phát động các hoạt động quân sự chống lại Ukraine, chính phủ của ông Putin đã ra quyết định công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ và cũng là hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk vốn thuộc Ukraine. Từ đó, trong phát biểu khởi đầu cuộc chiến, ông Putin đã nêu một số lý do, trong đó có vấn đề ‘gìn giữ hòa bình và an ninh’, ý là đối với hai vùng lãnh thổ này, trước các hoạt động quân sự của chính phủ Ukraine. Các động thái này tương tự như năm 2008 khi Nga tấn công Georgia (Gruzia), cũng được bắt đầu với việc công nhận độc lập đối với hai vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Georgia. Vậy, hành vi công nhận các vùng lãnh thổ ly khai thuộc quốc gia khác có hợp pháp không theo luật pháp quốc tế, và vấn đề đó tạo nên những hệ quả pháp lý gì? Vấn đề giải quyết các vùng lãnh thổ ly khai thuộc thẩm quyền của quốc gia hay cộng đồng quốc tế? Vai trò của các thể chế quốc tế như thế nào trong vấn đề này? Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan để trả lời các câu hỏi này, trên cơ sở nguyên tắc ‘độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của các quốc gia và dựa vào thực tiễn quốc tế. Continue reading “Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Hoạch định và thực thi chính sách biển quốc gia

Ngày 16.11.1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế v.v… Continue reading “Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay”

Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore

Nguồn: Aristyo Darmawan, “Resolving Indonesia and Singapore’s UNCLOS dispute”, East Asia Forum, 07/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong mấy năm qua, Indonesia và Singapore đã có tranh chấp về cách diễn giải Điều 51 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) – cụ thể là việc Singapore có hay không quyền truyền thống để tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong vùng nước quần đảo của Indonesia.

Điều 51 quy định rằng “Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được  ký kết với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và các hoạt động chính đáng của các quốc gia kế cận trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo”. Singapore lập luận rằng quyền tập trận quân sự truyền thống được bao hàm trong thuật ngữ “những hoạt động chính đáng” và Indonesia có nghĩa vụ cho Singapore quyền được tiến hành các hoạt động này. Continue reading “Tranh chấp về cách diễn giải điều 51 UNLCOS giữa Indonesia và Singapore”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009. Continue reading “Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?”