Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh

Nguồn: Laurence Blair, “Gabriel Boric’s triumph puts wind in the sails of Latin America’s resurgent left”, The Guardian, 20/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chiến thắng mang tính quyết định này của Gabriel Boric là sự phản kháng của người Chile đối với một hệ thống phúc lợi nghèo nàn và một xã hội thiên vị một cách có hệ thống cho người giàu.

Ở tuổi 14, Gabriel Boric – chắt của một người nhập cư gốc Croatia và là một người hâm mộ các trước tác của Marx và Hegel – đã thành lập một liên đoàn học sinh toàn thành phố ở Punta Arenas.

Ở tuổi 21, khi đang là một sinh viên luật, Boric đã lãnh đạo một buổi tọa kháng trong khuôn viên trường ở thủ đô Santiago kéo dài 44 ngày để loại bỏ một giáo sư cao cấp với các cáo buộc về đạo văn và tham nhũng. Hai năm sau, vào năm 2011, Boric được bầu làm thủ lĩnh biểu tượng cho cuộc nổi dậy quy mô lớn của sinh viên nhằm chống lại các trường đại học tư có mục tiêu trục lợi, và trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực quê nhà xa xôi vào năm 2013. Đọc tiếp “Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Đọc tiếp “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?

Nguồn: Who will run Cuba after the Castros?”, The Economist, 16/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Theo hiến pháp Cuba, Đảng Cộng sản là “lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội và nhà nước.” Điều này có nghĩa là Đảng có thể thiết lập các chính sách quốc gia. Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba – vị trí do hai anh em nhà Castro (Fidel, sau đó là Raúl) liên tiếp nắm giữ trong sáu thập niên qua – chính thức là vị trí chính trị quyền lực lớn nhất tại đảo quốc này. Tại Đại hội lần thứ tám của Đảng, khai mạc ngày 16 tháng 4, Miguel Díaz-Canel, hiện là chủ tịch nước và nguyên thủ quốc gia của Cuba, có thể sẽ thay thế Raúl Castro làm bí thư thứ nhất và lãnh đạo đảng. Đó có phải là sự kết thúc của một kỷ nguyên? Đọc tiếp “Ai sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Cuba thời hậu Castro?”

Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam

Tác giả: Trần Ngọc Bích

Tin Chủ tịch Raúl Castro từ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng Sản Cuba, lần đầu tiên sau gần 60 năm đất nước được lãnh đạo bởi người không thuộc gia đình Castro được nhiều người chú ý.

Câu hỏi là liệu việc này có làm le lói một số tia hy vọng cho đảo quốc xinh đẹp ở Tây Bán Cầu?

Tôi nhớ tới chuyến du lịch tới Cuba cách đây hai năm và xin kể ra đây để chia sẻ một số cảm xúc, suy nghĩ về quốc gia ‘vừa lạ vừa quen’ này.

Chuyến bay từ thành phố Ft Lauderdale, Florida đến Havana mất một giờ hai lăm phút với chỉ khoảng mười phần trăm là khách du lịch, còn lại là người Cuba sống ở Mỹ mà tôi vẫn gọi vui là dân Cu Kiều.

Đọc tiếp “Cuba hiện nay là quá khứ của Việt Nam”

‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh

Tác giả: Akito Arima | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tương lai không xa, các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc, sẽ xuất hiện nhiều nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật tài giỏi, hơn nữa, nhất định sẽ giành được nhiều giải Nobel – một thời đại như thế đang tiến nhanh tới chúng ta.

Trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc” của Needham, tác giả có đưa ra “Câu hỏi Needham” nổi tiếng: Vì sao từ thời cổ cho tới thế kỷ 15, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đi trước Tây Âu, nhưng vào khoảng trước sau thế kỷ 16, khoa học kỹ thuật cận đại lại không phát sinh ở nước này ? Nói cách khác, vì sao Galileo Galilei lại không xuất hiện tại Trung Quốc? Đọc tiếp “‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh”

Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á

Nguồn: Lee Jong-Wha, “East Asia’s Political Vulnerability”, Project Syndicate, 27/11/2019.

Biên dịch: Tăng Gia Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất mãn trong quần chúng đang tiếp sức thêm cho các cuộc biểu tình và tình trạng tê liệt khắp Mỹ Latinh. Nếu Đông Á không cẩn thận, nó sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo.

Tại Ecuador, các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng, bao gồm việc giảm trợ cấp nhiên liệu, đã khiến tổng thống Lenín Moreno phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại Chile, việc tăng nhẹ phí tàu điện đã kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn, sau đó sớm chuyển mục tiêu sang tình trạng bất bình đẳng cùng hệ thống giáo dục và lương hưu yếu kém. Đọc tiếp “Bất ổn chính trị ở Nam Mỹ và bài học cho Đông Á”

Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông

Tác giả: Eva Pejsova | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

EU luôn có lý do để quan tâm đến các diễn biến ở Biển Đông. Khối thương mại lớn nhất thế giới này có lợi ích kinh tế sống còn trong việc bảo vệ các hành lang vận chuyển bằng tàu tự do, an toàn và ổn định, đặc biệt là các hành lang nối khu vực này với các “nhà máy điện” kinh tế ở Đông Á. Các nước Đông Bắc Á tạo nên thị trường xuất khẩu và là nguồn FDI quan trọng nhất của EU, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của khối, và chỉ riêng thương mại với Nhật Bản chiếm 25% GDP toàn cầu. EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU. Đọc tiếp “Vai trò ngày càng tăng của EU ở Biển Đông”

Phân tích tình hình đảo chính Venezuela

Nguồn: Juan Guaidó makes another dramatic attempt to oust Venezuela’s regime”, The Economist, 30/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Juan Guaidó, người được hầu hết các nền dân chủ phương Tây và Mỹ Latinh công nhận là tổng thống lâm thời Venezuela, dường như đã quyết định giành quyền lực thực sự, bây giờ hoặc không bao giờ. Vào sáng sớm ngày 30/04/2019, ông đứng bên ngoài căn cứ không quân La Carlota ở thủ đô Caracas, tuyên bố rằng Operación Libertad, hay Chiến dịch Tự do, cuộc nổi dậy cuối cùng để giải thoát Venezuela khỏi chế độ độc tài của Nicolás Maduro, đã bắt đầu.

Một vài dấu hiệu cho thấy ông Guaidó, người nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người Venezuela đang chịu đói khát và nhiều khó khăn khác do chế độ hiện tại gây nên, có thể có được sự hậu thuẫn cần thiết để loại bỏ nó. Một video cho thấy ông được bao quanh bởi một nhóm nhỏ những người lính đeo băng tay màu xanh, báo hiệu sự ủng hộ dành cho phong trào của ông. Một số xe bọc thép đang đậu phía sau họ. Đọc tiếp “Phân tích tình hình đảo chính Venezuela”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Đọc tiếp “Học thuyết Monroe là gì?”

Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Đọc tiếp “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Khi báo chí chính thống của Việt Nam hầu như án binh bất động vì nhà nước chưa thể hiện quan điểm về vấn đề Venezuela, việc đưa tin hầu như chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nước lên tiếng ủng hộ chính phủ Maduro hay ủng hộ tân tổng thống tự phong Juan Guaidó. Quan sát một số bình luận trên mạng xã hội có thể nhận thấy ba dòng quan điểm khác biệt nhau, khá sinh động. Các dòng quan điểm này chủ yếu bao gồm: Đọc tiếp “Bài học từ Venezuela cho các chế độ độc tài”

Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba

Nguồn: Richard E Feinberg & Ted Piccone, “Cuba’s Stalled Revolution”, Foreign Affairs, 20/09/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ban lãnh đạo mới có thể làm tan băng chính trị Cuba sau thời Castro?

Với Cuba, năm 2018 đánh dấu điểm kết thúc một thời đại. Lần đầu tiên trong gần sáu thập niên, chủ tịch nước không còn là một người mang họ Castro – không phải là Fidel, cựu chiến sĩ du kích, nhà độc tài cách mạng hoặc biểu tượng quốc tế, mà cũng không phải người em Raul, ít tiếng tăm hơn, người kế tục Fidel làm chủ tịch năm 2008.  Tháng Tư vừa rồi, quyền cai trị được giao cho cựu phó chủ tịch Miguel Diaz-Canel, một chính trị gia thời hậu cách mạng, trẻ trung hơn, người làm nổi lên những niềm hy vọng trái ngược nhau về sự tiếp nối lẫn sự thay đổi. Đọc tiếp “Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba”

Tại sao chủ nghĩa cộng sản ít ảnh hưởng ở Mexico?

Nguồn: Enrique Krauze, “A Tale of Two Revolutions”, New York Times, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách mạng Nga năm 1917, và chế độ đã cầm quyền sau đó trong hầu hết thế kỷ 20 nhân danh nó, đã có ảnh hưởng chính trị và tư tưởng mạnh mẽ đối với khu vực Mỹ Latinh. Cách mạng đã để lại dấu ấn trong các đảng phái chính trị, các liên đoàn lao động, nghệ sĩ, trí thức và sinh viên, những người coi Liên Xô như một sự thay thế cho chủ nghĩa tư bản, một bức tường ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc Mỹ và một ví dụ để noi theo. Dù những tiết lộ về tội ác của chủ nghĩa toàn trị Stalin đã làm giảm bớt cảm tình đối với Cách mạng Nga trong thập niên 1950, chiến thắng đáng kinh ngạc của những người cộng sản ở Cuba vẫn làm sống dậy tinh thần cách mạng ở Mỹ Latinh, tạo cảm hứng cho các phong trào du kích, đe dọa đến các chế độ quân sự liên minh với Mỹ. Đọc tiếp “Tại sao chủ nghĩa cộng sản ít ảnh hưởng ở Mexico?”

Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “D-Day Venezuela”, Project Syndicate, 02/01/2018.

Biên dịch: Trịnh Việt Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Venezuela đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Hình ảnh người dân Venezuela sống trong nghèo khổ, chịu đựng và sự tàn phá khốc liệt đã chạm đến ngưỡng mà cộng đồng quốc tế cần ngẫm lại xem có thể trợ giúp quốc gia này như thế nào.

Hai năm trước, tôi đã cảnh báo về một nạn đói sắp xảy ra ở Venezuela giống như những gì xảy ra ở Ucraina trong giai đoạn 1932-1933 tại Holomador. Vào ngày 17/12/2017, tờ The New York Times đã đăng lên trang bìa hình ảnh về thảm họa nhân tạo này. Đọc tiếp “Tại sao cần giải phóng Venezuela bằng vũ lực?”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Đọc tiếp “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Venezuela: Dân chủ hay là chết

Nguồn: Enrique ter Horst, “Death or Democracy in Venezuela,” Project Syndicate,           05/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các thiết chế dân chủ của Venezuela đang bị hủy hoại nghiêm trọng, kho bạc trống rỗng, người dân tìm thức ăn trong bãi rác. Người dân đất nước này đang chết vì đói, vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị (với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Mỹ Latinh), và vì bạo lực – trong đó có một số trường hợp bị thương do súng đạn từ chính chính phủ của họ.

Hơn ba phần tư trong số 31 triệu người Venezuela muốn giải phóng mình khỏi vòng kìm kẹp của những người cầm quyền, một nhóm nhỏ chỉ gồm 150 nhân vật không khác gì mafia (phần lớn là quân đội), những người đã cưỡng đoạt nền dân chủ của đất nước, cướp bóc người dân, và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo kinh hoàng. Chế độ 18 tuổi đời này – do Hugo Chávez thành lập và giờ được điều hành bởi Tổng thống Nicolás Maduro – thà bắt toàn bộ đất nước làm con tin hơn là từ bỏ quyền lực và có khả năng phải trả lời những câu hỏi về tội ác chống nhân loại trước Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng tình trạng này còn tiếp diễn được bao lâu? Đọc tiếp “Venezuela: Dân chủ hay là chết”

Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?

Nguồn:Why is Venezuela’s Nicolás Maduro still in power”, The Economist, 11/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, một nền kinh tế hỗn loạn và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cũng không thể lay chuyển quyền lực của vị tổng thống.

Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela, không được nhiều người ủng hộ. Bốn trong số năm người Venezuela nghĩ rằng chính phủ của ông làm việc không hiệu quả. Họ nói đúng. Đất nước của họ, có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh là nhiều hơn Ả Rập Saudi, dân số chỉ 31 triệu người, và một vị trí địa lý đáng ghen tị, lại đang ở giữa cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất thế giới, với những hàng người xếp hàng mua bánh mỳ theo phong cách Liên Xô, sự thiếu hụt các loại thuốc cơ bản và sự gia tăng đáng chú ý các chỉ số tiêu cực như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sốt rét. Lạm phát đang hướng đến mức 2.000% vào năm tới. Đồng nội tệ bolívar chỉ còn 0,8% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua. Các chính phủ đang công khai mô tả rằng những động thái gần đây của Tổng thống Venezuela nhằm tiếm quyền của quốc hội dân cử là một mối đe dọa đối với dân chủ và khu vực. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng đang vất vả để có thể mô tả về Maduro như là một người có chút sức hấp dẫn. Vậy tại sao ông ta vẫn đang nắm quyền? Đọc tiếp “Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?”

13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ

Nguồn: Kennedy proposes Alliance for Progress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đề xuất một chương trình viện trợ hàng tỉ USD trong vòng 10 năm cho khu vực Mỹ Latinh. Chương trình này được biết đến với tên gọi Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress), được thiết kế để cải thiện quan hệ với Mỹ Latinh, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng trong những năm trước đó.

Khi Kennedy trở thành Tổng thống vào năm 1961, quan hệ với Mỹ Latinh đang ở mức thấp. Các nước cộng hòa Mỹ Latinh đã thất vọng với viện trợ kinh tế của Mỹ sau Thế chiến II. Họ lập luận rằng mình đã ủng hộ Mỹ trong chiến tranh bằng cách gia tăng sản xuất các nguyên liệu quan trọng và giữ giá thấp – nên khi Mỹ bắt đầu các chương trình viện trợ lớn sang châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh, các nước Mỹ Latinh phản đối và cho rằng họ cũng xứng đáng được hỗ trợ kinh tế. Sự tức giận của họ được thể hiện rõ ràng trong chuyến đi của Phó Tổng thống Richard Nixon đến khu vực này vào năm 1958, khi một đám đông tấn công xe của ông khi ông đang thăm Caracas (Venezuela). Đọc tiếp “13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ”

Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?

Nguồn:Why populism is in retreat across Latin America“, The Economist, 20/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy? Đọc tiếp “Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Đọc tiếp “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”