Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại một hội nghị vào tháng trước về Quy hoạch Điện VIII ( 2021-2030) do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia Viện Năng lượng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển năng lượng ở Việt Nam, đã đề xuất đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam sau năm 2040. Cụ thể, Viện dự kiến ​​năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp 1 gigawatt (GW) điện cho Việt Nam vào năm 2040 và 5 GW vào năm 2045.

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thểđạt mức 268 GW vào năm 2045. Continue reading “Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?”

VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam gần đây đã hủy một số thỏa thuận với các đối tác nước ngoài về các hoạt động thăm dò dầu khí trên thềm lục địa gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Động thái này đã gây nên quan ngại rằng sự khả tín của Việt Nam trong việc bảo vệ các lợi ích biển của mình ở Biển Đông sẽ bị suy yếu, khiến Việt Nam khó thu hút được các nhà đầu tư mới cho các dự án dầu khí trong tương lai.

Tháng trước, Việt Nam đã hủy các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) dầu khí với Repsol, một công ty năng lượng quốc tế có trụ sở tại Tây Ban Nha, đối với các lô 135-136/03 và 07/03. Theo dàn xếp mới, Repsol sẽ chuyển giao lại toàn bộ lợi ích của mình trong các lô này cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đối tác địa phương của Repsol trong các PSC này. Đầu tháng này, PVN cũng đã hủy một hợp đồng khoan với Tập đoàn Noble, một nhà thầu khoan ngoài khơi có trụ sở tại London. Theo đó, giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã không được triển khai tại lô 06-01 gần đó để tiến hành một hoạt động khoan thăm như dự kiến ​​ban đầu. Trong cả hai trường hợp, PVN đều phải chịu tổn thất tài chính đáng kể vì phải bồi thường cho Repsol và Noble. Continue reading “VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính”

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

Nguồn: Watch Out in the South China Sea”, Wall Street Journal, 23/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Lặng lẽ không cần phô trương, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc lớp Nimitz đã trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020. Khi tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018, đó là một sự kiện nổi bật, với việc hai bên thảo luận công khai về sự kiện này trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Lần này, chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt hầu như không được quảng bá. Trên thực tế, tin tức chính thức về chuyến thăm chỉ được công bố vài ngày trước khi con tàu đến Đà Nẵng.

Không khó để đoán được lý do tại sao chuyến thăm không được quảng bá nhiều. Việt Nam lo ngại rằng việc quảng bá sự kiện này sẽ kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Cho tới cuối tháng 2 khi chuyến thăm đã cận kề, một số quan chức Việt Nam vẫn lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm đã được tiến hành theo kế hoạch, mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho những người ủng hộ quan hệ Mỹ-Việt bởi việc hủy bỏ chuyến thăm sẽ hãm đà quan hệ song phương và ảnh hưởng đến tư thế chiến lược của cả hai quốc gia trong khu vực. Continue reading “Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?”

Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đối phó như thế nào với Covid-19 cơ bản là một câu hỏi về quản lý rủi ro. Để đưa ra được phản ứng phù hợp, không quá mạnh tay tới mức không cần thiết cũng không quá chủ quan, người ta cần đánh giá được mức độ rủi ro. Rủi ro thường được tính dựa trên công thức: Rủi ro = Hậu quả x Xác suất xảy ra.

Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện nay đang ở mức rất thấp. Thứ nhất, về hậu quả, mặc dù Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nhưng đó là vì Hồ Bắc đã chủ quan trong giai đoạn đầu, để dịch vượt quá tầm kiểm soát. Còn ở các nước ngoài Trung Quốc, nhìn chung hậu quả ở mức thấp. Cụ thể, tỉ lệ tử vong không cao hơn các bệnh truyền nhiễm thông thường là bao, và đặc biệt các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ trẻ em, học sinh nhiễm bệnh rất ít, cho đến nay trên toàn thế giới chưa có trẻ em nào trong độ tuổi 0-9 tử vong vì Covid-19. Continue reading “Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro”

Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam công bố phiên bản thứ tư của Sách trắng Quốc phòng vào ngày 25 tháng 11 năm 2019. So với phiên bản thứ ba công bố năm 2009, sách trắng “Quốc phòng Việt Nam 2019” cung cấp các thông tin chi tiết và cập nhật hơn về nhận thức của Việt Nam về môi trường an ninh toàn cầu và khu vực, chính sách quốc phòng, và các lực lượng quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, về chính sách quốc phòng, sách trắng không tiết lộ bất kỳ thay đổi đáng kể nào, ngoại trừ một điều chỉnh nhỏ đối với chính sách “ba không” nổi tiếng lâu nay, đó là không tham gia liên minh quân sự, không cho phép thiết lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không đi với nước này chống nước kia.

Cụ thể, sách trắng viết rằng “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Continue reading “Chính sách quốc phòng Việt Nam: Nên ‘ba không’ hay ‘bốn không’?”

Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam và Campuchia dậy sóng về hai phát biểu liên tiếp nhau của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam “xâm lược” (invade/invasion) Campuchia năm 1978/79. Xung quanh vấn đề này, chúng ta cần có một cách nhìn tỉnh táo, khách quan để hiểu được bản chất sự kiện, không nên để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn tới các suy nghĩ, hành động dù có hảo ý nhưng lại phản tác dụng, gây phương hại cho quan hệ Việt Nam – Singapore cũng như lợi ích quốc gia của bản thân Việt Nam. Continue reading “Cần tỉnh táo khi nhận định về các phát biểu của ông Lý Hiển Long”

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự. Continue reading “Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!

Tác giả: Hồ Anh Hải

Bài viết “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế” của một nhà báo Trung Quốc đi thăm Việt Nam về đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/11/2017 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nước này.

Ở cuối bài báo trên, Thời báo Hoàn Cầu đã cho hiển thị hơn hai chục trong số hơn 2000 bình luận của bạn đọc Trung Quốc nói về bài báo đó. Hầu như toàn bộ các bình luận đều nói xấu, đả kích Việt Nam. Đọc những bình luận ấy, người ta thật khó tin rằng các công dân của một đất nước văn hiến 5.000 năm lại có thể trắng trợn chửi bới Việt Nam bằng những lời lẽ vô văn hóa với tâm địa độc ác khủng khiếp như vậy, chỉ hai tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nói những lời tốt đẹp về tình hữu nghị Trung-Việt trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng. Continue reading “Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!”

Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong) đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến này 19 tháng 6 năm 2017. Ông cũng có kế hoạch cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì các hoạt động giao lưu biên giới giữa quân đội hai nước được tổ chức ở hai tỉnh Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, Tướng Phạm đã cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Quyết định bất ngờ của ông có thể là chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?”

Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc bầu cử cấp xã tại Campuchia ngày 04/06/2017 vừa qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã lần đầu tiên chịu một tổn thất lớn trước Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập. Cụ thể, nếu như trong ba kỳ bầu cử trước (2002, 2007, 2012), đảng CPP lần lượt giành được 1.598, 1.591 và 1.591 vị trí chủ tịch xã, thì trong cuộc bầu cử vừa qua, họ chỉ còn giành được quyền kiểm soát 1.163 xã. Trong khi đó, phe đối lập với đại diện chủ chốt là đảng CNRP đã giành được 482 vị trí chủ tịch xã so với con số 40 trong cuộc bầu cử 5 năm trước. Kết quả này phản ánh xu thế đi xuống của CPP, vốn đã thể hiện rõ nét trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, đồng thời cho thấy khả năng phe đối lập, cụ thể là CNRP, hoàn toàn có thể vươn lên nắm quyền trong tương lai. Trong bối cảnh đó,  một câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần ứng xử như thế nào với CNRP? Continue reading “Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?”

Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5 năm 2017. Chuyến thăm là cơ hội quan trọng để Việt Nam tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hoa Kỳ và cho thấy Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giữ cân bằng quan hệ giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc.

Quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển nở rộ trong thập niên qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc Hoa Kỳ hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tám. Quan hệ an ninh và quốc phòng cũng đã chứng kiến ​​một số tiến triển quan trọng trong những năm gần đây. Chẳng hạn, chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Phúc, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark và một tàu tuần tra từ lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển. Continue reading “Việt Nam tiếp tục chính sách cân bằng nước lớn”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Ngô Di Lân

Từ 29 đến 31/05/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald J. Trump. Cần nhấn mạnh rằng đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh Việt – Mỹ đầu tiên và cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia một nước ASEAN kể từ khi Nhà Trắng có chủ nhân mới. Do đó, chuyến thăm này sẽ có ý nghĩa bản lề hết sức quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt – Mỹ trong 4 năm sắp tới và giai đoạn tiếp theo.

Tuy Bộ Ngoại giao Mỹ cách đây không lâu đã tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục về Châu Á” được khởi xướng bởi chính quyền Obama nhưng cho đến nay, chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra sự lựa chọn thay thế nào. Thay vì cho rằng tuyên bố này đồng nghĩa với việc Mỹ dưới thời Trump sẽ thi hành một chính sách ngoại giao biệt lập ở Châu Á thì nên nhìn nhận rằng đây chỉ là một “chiêu PR” mà những tổng thống Mỹ mới lên nắm quyền thường dùng để thể hiện sự khác biệt so với người tiền nhiệm của mình. Continue reading “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ: Cơ hội và thách thức”

ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 tại Philippines cuối tháng 4 vừa qua, tuyên bố chung của tổ chức này đã không đề cập đến“các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa”, vốn là những từ ngữ đã được sử dụng trong một vài tuyên bố chung gần đây của khối nhằm thể hiện sự quan ngại của các nước thành viên về các hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các chỉ trích nhanh chóng tập trung chủ yếu vào Philippines và Tổng thống Rodrigo Duterte, cho rằng Philippines đang cố tình giảm nhẹ vấn đề Biển Đông để lấy lòng Trung Quốc. Continue reading “ASEAN dịu giọng về Biển Đông và trách nhiệm của Việt Nam”