Tiểu thuyết mới về những cô gái mà Mao Trạch Đông từng quan hệ

Nguồn: Jonathan Chatwin, “Novel gives voice to the girls Mao Zedong had sex with, in the powerful form of a confessional,” South China Morning Post, 22/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là bài bình luận về cuốn sách sắp xuất bản Forbidden City (Tử Cấm Thành) của Vanessa Hua, Ballantine Books.

“Giống như hộp đựng trong hộp, và câu đố trong câu đố” – đây là cách nữ nhà văn người Mỹ gốc Hoa mô tả bản đồ Bắc Kinh cũ. Nằm ở trung tâm của các ô vuông đan xen vào nhau là Tử Cấm Thành, nơi hoàng đế cai trị và sinh sống, các sảnh hành lễ được xây dọc theo “long mạch” chạy từ bắc xuống nam, đi xuyên qua trung tâm thành phố.

Nằm về phía tây của cung điện, nhưng vẫn là một phần của “Hoàng thành,” là các hồ nước và vườn cây của Trung Nam Hải – “biển miền trung và miền nam” – nơi hoàng đế và các thành viên hoàng gia có thể thoát khỏi sự ngột ngạt của những cung điện có tường vây kín của Tử Cấm Thành, hoặc đơn giản là có thể tránh được cái nóng mùa hè bên dưới bóng râm của một cây liễu. Continue reading “Tiểu thuyết mới về những cô gái mà Mao Trạch Đông từng quan hệ”

Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Đầu thế kỷ 20, nhà địa lý học Halford Mackinder đã nhìn thấy tầm quan trọng của vùng đất trải dài từ sông Volga đến sông Dương Tử, ông bảo rằng đó là khu vực xoay trục của chính trị thế giới. Trong cuốn sách The future is Asian (Tương lai thuộc về châu Á), tiến sĩ Parag Khanna cũng cho rằng tương lai Trung Quốc sẽ ăn sâu vào châu Á như quá khứ. Parag Khanna đưa ra một viễn tượng lạc quan về châu Á hóa thế giới thế kỷ 21, như thế kỷ 19 của châu Âu hay thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.

Sau sự tan rã của Liên Xô đầu thập niên 1990 và những biến động khác của lịch sử thế giới, nhiều quốc gia mới ở Trung Á được thành lập. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia từ Vịnh Ba Tư đã dẫn đến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và của cải nông nghiệp tăng theo. Trong cuốn sách Con đường tơ lụa mới,[1] giáo sư Peter Frankopan mở rộng đề tài đã bàn năm 2015,[2] ông luận bàn tiếp câu chuyện về sự gắn kết, xây dựng liên minh, đồng thuận, giảm nhiệt căng thẳng, hợp tác dài hạn bao trùm phần lớn khu vực giữa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Continue reading “Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng”

Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay. Cuốn sách “The invention of the passport: surveillance, citizenship and the state” (Sự phát minh ra hộ chiếu: Giám sát, địa vị công dân và nhà nước) của giáo sư John C. Torpey cho chúng ta biết quá trình phát triển và ứng dụng của hộ chiếu hiện đại diễn ra như thế nào, và những nỗ lực mang tính kiểm soát của các nhà nước đằng sau những tấm hộ chiếu. Continue reading “Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?”

Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào cuối tháng 7, hai nước đã ký một bản ghi nhớ, theo đó Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và quy tập hài cốt các liệt sĩ. Động thái này cho thấy, 46 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Washington vẫn đang nỗ lực cùng Hà Nội thúc đẩy hòa giải giữa hai cựu thù. Những nỗ lực không ngừng như vậy là một phần cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Hành trình dài hướng tới hòa giải này được kể lại một cách sinh động trong cuốn “Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam” (Nothing Is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), một cuốn sách mới của Ted Osius, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017. Lấy cảm hứng từ tuyên bố của Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ, rằng “không có gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam,” cuốn sách cung cấp một phân tích chi tiết và sâu sắc nhất cho đến nay về những diễn tiến trong quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam kể từ khi bình thường hóa, cũng như nhiều thách thức mà hai nước đã vượt qua trong quá trình đó. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất”

Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Southeast Asia in the Age of Great-Power Rivalry”, Foreign Affairs, 03-04/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Khi tôi còn là một nhà ngoại giao của Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp tới ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam,” ông ấy trả lời, “phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu ông ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc thì ông ta không xứng đáng là lãnh đạo”.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, đội ngũ của ông ấy cũng nên chú ý đến điều đó. Đông Nam Á là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở những mức độ khác nhau và theo những cách riêng của mình, mỗi quốc gia trong khu vực đã áp dụng cách tiếp cận đó đối với Trung Quốc – và cả với Hoa Kỳ. Continue reading “Đấu trường: Đông Nam Á trong thời đại của cạnh tranh nước lớn”

Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuốn sách Mao: The Unknown Story (Chuyện chưa biết về Mao) của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) — Jon Halliday sau khi xuất bản đã gây xôn xao dư luận phương Tây. Riêng tại Anh, sau 6 tháng đầu tiên, sách này đã bán được 60 nghìn bản, đứng đầu bảng xếp hạng của mạng Amazon. Trên toàn cầu, trong một thời gian ngắn sách bán được 12 triệu bản. Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc Rolling Stones, đi đâu cũng quảng cáo cho sách này. Ngôi sao bóng đá Davis Beckham, cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nói họ từng đọc Mao: The Unknown Story. Tổng thống G. Bush giới thiệu nó với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà tới thăm Mỹ, ông nói cuốn sách cho thấy Mao là một bạo chúa tàn ác hơn những gì người ta tưởng tượng… Continue reading “Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi. Continue reading “Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc”

Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?

Tác giả: Thư Hương

Biến động: Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào? là cuốn sách đượcviết theo lối so sánh, đối tượng là bảy mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, bảy quốc gia mà Jared Diamond sống và làm việc trong hơn bảy mươi năm qua. Bảy nước này có thể nói là quen thuộc với cá nhân tác giả, thông thạo ngôn ngữ 6/7 nước, tới lui nhiều lần và quan tâm nghiêm túc đến các biến cố mà các quốc gia này gặp phải. Từ kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân và của bạn bè, ông tập trung khảo về các biến cố của hai nước châu Âu (Đức và Phần Lan), hai nước châu Á (Nhật Bản và Indonesia), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), Nam Mỹ (Chile) và nước Úc, không có nước nào ở châu Phi.

Ở chương đầu, tác giả viết về những biến cố cá nhân và hệ quả của nó, có người sẽ vượt qua biến cố và trỗi dậy mạnh mẽ, có người thất bại và thậm chí là tự sát. Jared Diamond bàn đến 12 nhân tố, con số theo ông là vừa đủ, tác động đến việc xử lý thành công biến cố cá nhân, từ đó tìm ra những nhân tố tương đương tác động đến các hệ quả của biến cố quốc gia. Continue reading “Các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào?”

Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chuyện Mao Trạch Đông cũng là chuyện thời nay của đất nước chiếm 1/4 số dân loài người, cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu. Sau khi Mao qua đời, người ta dần dà phát hiện và công bố không ít điều tiếng kinh khủng của nhân vật được dân Trung Quốc tôn thờ như một vị thánh này. Hai cuốn Hồi ký bác sĩ riêng của Mao, rồi Mao Trạch Đông ngàn năm công tội đã gây sốc dư luận thế giới. Nhưng Mao: The Unknown story (Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông) mới thực sự là một công trình nghiên cứu công phu về Mao và chính trường Trung Quốc thời Mao. Sau khi được Nhà xuất bản Jonathan Cape in lần đầu tại Anh tháng 6/2005, cuốn sách đã gây chấn động dư luận. Continue reading “Những chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Maoism: A Global History. Tác giả: Julia Lovell. Bodley Head; 624 trang; £30. Sẽ được xuất bản ở Hoa Kỳ bởi Knof vào tháng Chín; $37.50.

Tên của các nhà độc tài khát máu nhất thế kỉ 20 đồng nghĩa với cái ác. Hitler, Pol Pot, Stalin: nói đùa về họ thường cũng chẳng hay ho chút nào. Nhưng một bạo chúa khác có ảnh hưởng ôn hòa hơn. Thật vậy, nhiều người vẫn tôn trọng ông. Khuôn mặt của ông xuất hiện trên gần như mọi đồng tiền của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày để được nhìn thi hài của ông trong buồng kính. Khi Barack Obama còn là Tổng thống, một nhà thiết kế Trung Quốc chèn bộ quần áo của Mao với khuôn mặt của Obama và in lên áo phông. Nhiều người—bao gồm các du khách phương Tây—mua chúng vì tò mò. Họ có lẽ không hiểu rằng những chiếc áo này đang so sánh vị lãnh đạo người Mỹ với một người đã khiến hàng chục triệu người phải chết. Continue reading “Lịch sử ảnh hưởng toàn cầu của Chủ nghĩa Mao”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc

Tác giả: Mustafa Izzudin | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China–Malaysia Relations and Foreign Policy. Tác giả: Abdul Razak Baginda. Abingdon, Oxon. Nhà xuất bản: Routledge, 2016. Bìa cứng: 255 trang.

Cuốn Quan hệ Trung-Mã và Chính sách Đối ngoại kết hợp lý thuyết với lịch sử để phân tích quá trình hoạch định chính sách dẫn đến bình thường hóa quan hệ Trung-Mã ngày 31 tháng 5 năm 1974, cũng như ảnh hưởng của đột phá này đến quan hệ song phương về sau. Là một nghiên cứu về chính sách đối ngoại của các nước đang phát triển, cuốn sách được phát triển từ luận án tiến sĩ của Baginda sử dụng phân tích nhiều tầng biến số – cấp độ cá nhân, quốc gia và hệ thống quốc tế – và kết hợp với khái niệm chính trị tương quan (linkage po litics) – các biến quốc tế ảnh hưởng đến chính trị trong nước và biến trong nước ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại như thế nào – để hiểu rõ hơn quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Malaysia. Continue reading “Quá trình bình thường hóa quan hệ Malaysia – Trung Quốc”

Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Great Leveller: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century. Tác giả: Walter Scheidel. Princeton University Press, 2017. 504 trang.

Thoạt đầu, sẽ không ai nghĩ cuộc Đại Khủng hoảng là một điều tốt. Nhưng khi giở đến trang 363 cuốn “Sự kiện Cào bằng” của Walter Scheidel, bạn sẽ thấy cuộc Đại Khủng hoảng là có lợi. Đó là lần duy nhất trong lịch sử, không một cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác ở Hoa Kỳ đạt được kết quả tương tự – khi lương thực tế (của người lao động) tăng và thu nhập của người giàu giảm đến mức “có ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng kinh tế”. Đúng vậy, Đại Khủng hoảng tạo ra nhiều khổ đau, nhưng nó nổi bật ở chỗ không khiến hàng triệu người bị chết, và về khía cạnh này cuộc khủng hoảng có tác động nổi bật. Continue reading “Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21”

Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông

Tác giả: Lowell Baustita | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Bridging Troubled Waters: China, Japan, and Maritime Order in the East China Sea. Tác giả: James Manicom. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2014. Bìa mềm: 266pp.

Trong cuốn sách Hợp tác nơi Biển Dữ: Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông, James Manicom phản bác quan điểm truyền thống là cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ leo thang lên chiến tranh tổng lực. Cuốn sách đồng ý rằng Biển Hoa Đông sẽ là chiến trường cho đối đầu quân sự Trung-Nhật và vòng xoáy căng thẳng sẽ tiếp diễn; tuy nhiên, cuốn sách cũng lập luận thuyết phục rằng hợp tác sẽ tiếp tục. Continue reading “Trung Quốc, Nhật Bản, và Trật tự Hàng hải ở Biển Hoa Đông”

Lục địa không nghỉ: Thịnh vượng, đối đầu, và địa chính trị mới của Châu Á

Tác giả: Malcolm Cook | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Restless Continent: Wealth, Rivalry and Asia’s New Geopolitics. Tác giả: Michael Wesley. Collingwood, Victoria: Black Inc., 2015. Bìa mềm: 210 trang.

Lục địa Không nghỉ của Michael Wesley là một cuốn sách rất hay. Nó rất tham vọng trong việc phân tích tương lai quan hệ quốc tế Châu Á và vị trí trung tâm của khu vực này trong hòa bình và an ninh quốc tế. Đề tài của cuốn sách rất rộng, từ huyền thoại về Melaka cho đến đụng độ hải quân gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản, từ địa điểm của một thị trấn biên giới nhỏ ở Ấn Độ cho đến tác động xã hội học từ tuyên bố của thực dân Châu Âu về sự văn minh ưu việt của họ lên căng thẳng giữa các láng giềng Châu Á hiện giờ. Cuốn sách trả lời các câu hỏi rất lớn và cấp bách từ ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ không còn thống trị về mặt chiến lược ở Châu Á cho đến quan hệ không rõ ràng giữa sự hội nhập kinh tế và gia tăng phụ thuộc lẫn nhau ở Châu Á xoay quanh Trung Quốc và sự nghi kỵ ngày càng gia tăng giữa các cường quốc Châu Á với nhau cũng như giữa các nước nhỏ với các cường quốc này. Nó rất tinh tế và sâu sắc trong ngôn ngữ, cũng như dễ đọc và súc tích. Tất cả đều được gói gọn trong chưa tới 180 trang và phù hợp để đọc trong kì nghỉ trên bãi biển cũng như làm sách tham khảo trong thư viện. Cuốn sách để lại cho độc giả nhiều quan sát, câu hỏi mới, và tranh cãi với tác giả. Continue reading “Lục địa không nghỉ: Thịnh vượng, đối đầu, và địa chính trị mới của Châu Á”

Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry. Tác giả: Lyle J. Goldstein. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2015. Bìa cứng: 389 trang.

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry (Thỏa hiệp với Trung Quốc – Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ) là một cuốn sách phải đọc đối với bất cứ ai quan tâm đến quỹ đạo hiện giờ của quan hệ Mỹ-Trung. Cuốn sách nói nhiều về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải xây dựng lòng tin chiến lược và tránh “bẫy Thucydides”. Cuốn sách đề xuất một số chính sách mang tính xây dựng giúp hai cường quốc này chuyển từ “vòng xoáy leo thang” sang “vòng xoáy hợp tác”. Continue reading “Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ”

CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?

Tác giả: Kenton Clymer | Biên dịch: Đinh Nho Minh

A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of the Military CIA. Tác giả: Joshua Kurlantzick. New York: Simon and Schuster, 2017. Bìa cứng: 323 trang.

Cuốn Một nơi tuyệt vời để tiến hành chiến tranh: Người Mỹ ở Lào và sự khai sinh quân đội CIA có tiêu đề hợp lý nhưng châm biếm này kể lại sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Lào từ đầu những năm 1950 cho đến cuộc chiến bí mật những năm 1960 và sau đó. Giống như nhiều tác phẩm mang tính báo chí, cuốn sách dựa chủ yếu vào phỏng vấn với những người Mỹ có liên quan và lãnh đạo quân đội Hmong Vang Pao. Nhưng ngoài ra, cuốn sách cũng trích từ các nghiên cứu gần đây và các nguồn tài liệu khác nhau. Cuốn sách tập trung vào các sự kiện ở Lào, nhưng cũng không bỏ qua chính sách từ Washington. Joshua Kurlantzick lập luận rằng, mặc dù có nhiều tổn thất và thương vong nặng nề ở Lào và bên cộng sản chiến thắng, nhưng Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) coi Lào, cuộc chiến đầu tiên mà CIA điều khiển, là một chiến thắng lớn. Lào là một hình  mẫu cho việc quân sự hóa CIA và các cuộc chiến tương lai của Cục. Tuy nhiên, bản thân tác giả không cho rằng cuộc chiến có kết cục tốt cho Lào, CIA, hoặc Hoa Kỳ. Continue reading “CIA đã can thiệp vào Lào như thế nào?”